KẾT LUẬN
Vân Đồn là huyện có nhiều lợi thế về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch: nằm trong vịnh Bái Tử Long với nhiều kỳ quan thiên nhiên, đảo đá hang động, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, lại nằm gần trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, nghỉ dưỡng…thu hút khách trong và ngoài nước, tạo ra vành đai môi trường du lịch xanh.
Những lợi thế về tài nguyên phát triển du lịch của huyện là rất lớn tuy nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả; du lịch phát triển ở dạng manh mún, tự phát, cơ sở dịch vụ chưa phát triển mạnh, tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng cách để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn; kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn…
Vì vậy, để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, biến Vân Đồn trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, đưa ngành du lịch của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần nghiên cứu, đánh giá tổng thể tài nguyên trên địa bàn huyện, hiện trạng khai thác từ đó phục vụ cho việc huy hoạch phát triển du lịch một cách khoa học, hiệu quả, bền vững.
Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện rồi lấy đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị của bản thân trong việc nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn. Hơn nữa, những giải pháp và kiến nghị mà đề tài đưa ra được căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển du lịch cả nước và của tỉnh; Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 09/NQ – TW của Bộ Chính trị về chiến lược biển Việt Nam. Sự phát triển ngành du lịch huyện được đặt trong xu thế mở của và hội nhập toàn cầu, chịu ảnh hưởng và tác động chi phối của thị trường và bối cảnh thế giới…Hội nhập sẽ là động lực thúc đẩy cạnh tranh gay gắt gay gắt. Trong tương lai Vân Đồn cũng như Quảng Ninh tham gia “ hai hành lang và một vành đai kinh tế ” giữa Trung Quốc và Việt Nam là thời cơ lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội của huyện nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu do trình độ còn hạn chế, thời gian không dài đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong sẽ nhận được những đóng góp, chỉ bảo của độc giả quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đánh giá tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, UBND huyện Vân Đồn.
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh - 10
- Hoạt Động Kinh Doanh Phương Tiện Vận Chuyển Khách
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh - 12
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
2. Đại Nam Nhất Thống Chí, Nxb Thuận Hóa, Huế, H.1992.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tập 4, H.2004.
4. Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh: Non nước Hạ Long, H.2003.
5. Nhiều tác giả: Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc, H.1999.
6. Đỗ Văn Ninh: Huyện đảo Vân Đồn. Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, H.1997.
7. Đỗ Văn Ninh: Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử. Nxb Văn hóa thông tin, Quảng Ninh, H.1971.
8. Đỗ Văn Ninh: Thương cảng Vân Đồn. Nxb Thanh niên, H.2005.
9. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh – Ban quản lý di tích danh thắng: Lý lịch di tích đền và chùa Cái Bầu, H.2006.
10. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh – Ban quản lý di tích danh thắng: Lý lịch di tích đền thờ vua Lý Anh Tông, động Đông Trong và núi Rồng, H.2006.
11. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh – Ban quản lý di tích danh thắng: Lý lịch di tích Thương cảng Vân Đồn – Bến Cái Làng, H.2003.
12. Chu Quang Trứ: Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Nxb Mĩ thuật, H.2001.
13. PTS. Nguyễn Minh Tuệ ( chủ biên ): Địa lý du lịch. Nxb TP. Hồ Chí Minh, H.1999.
14. Lê Trung Vũ ( chủ biên ): Lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nxb KHXH, H.1992.
15. Bùi thị Hải Yến: Tuyến điểm du lịch Việt Nam. Nxb Giáo Dục, H.2006.
16. Bùi thị Hải Yến: Quy hoạch du lịch. Nxb Giáo Dục, H.2007.
17. Bùi thị Hải Yến (chủ biên ): Tài nguyên du lịch. Nxb Giáo Dục, H.2007.