TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TRÌ VIGLACERA
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÚ THỌ, NĂM 2014
A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera - 2
- Các Phương Pháp Kế Toán Chi Tiết Nguyên Vật Liệu
- Kế Toán Tổng Hợp Nguyên Vật Liệu Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng đều có 3 yếu tố chủ yếu sau: Lao động Đối tượng lao động Tư liệu lao động. Nguyên vật liệu là một loại của đối tượng lao động.Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu
là yếu tố
không thể
thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh.Chi phí
nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ
cấu giá thành sản
phẩm và trong bộ phận dự trữ chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần
thiết để
đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản
phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán nhất là kế toán nguyên vật liệu. Công tác kế toán nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp biết về tình hình sử dụng tài sản lưu động, đồng thời góp phần vào việc cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu, góp phần giảm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Như vậy, công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất gốm sứ và phụ
kiện vệ
sinh.Do đặc điểm sản xuất với số
lượng nguyên vật liệu lớn, công ty chưa có danh điểm cho từng nguyên vật liệu nên gây khó khăn cho việc hạch toán. Công tác kế toán nguyên vật liệu còn bộc lộ một số hạn chế, mất nhiều thời gian do đó việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu còn chưa đảm bảo cho quá trình sản xuất ra phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng cơ sở lí luận để phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera.Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại đơn vị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ
thống hóa cơ sở
lý luận về
kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất.
Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Kế toán nguyên vật liệu.
Về không gian: Công ty
cổ phần Việt Trì Viglacera. Địa chỉ: Phố
Hồng
Hà Phường Tiên Cát Thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ
Về thời gian: số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ năm 2011 –tháng 4/2014, tập trung vào tháng 2/2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực.Tất cả những lý luận
và nguyên lý có tác dụng hướng dẫn, gợi mở đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp thống kê kinh tế: Là hệ thống các phương pháp từ quan sát, thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá các thông tin.
Phương pháp kế toán: Là công cụ quan trọng của kế toán trong việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình kinh tế tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng.
+ Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng
để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế
phát sinh và thực sự
hoàn thành theo thời
gian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế công tác kế toán, công tác quản lý.
toán, phục vụ
cho
+ Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghi
chép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình
hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông
tin về
các hoạt động kinh tế
của đơn vị, phục vụ
cho lãnh đạo trong quản lý
kinh tế, tổ chức và lập báo cáo tài chính.
+ Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.
+ Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của
đối tượng nhằm cung cấp các chỉ
tiêu kinh tế
tài chính cho các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong và ngoài đơn vị.
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các thầy cô giáo để tìm được định hướng đúng đắn trong việc khái quát, đánh giá và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở chương:
đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 2
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế Việt Trì Viglacera
toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nguyên vật liệu và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu
1.1.1.1. Khái niệm.
Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất
kinh doanh,tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản
phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến
cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và được thể hiện
dưới dạng vật hóa .Bất kì nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động
nhưng
không phải bất kì đối tượng nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ những
trong
điều kiện nhất định, khi lao động của con người có thể tác động vào, biến đổi
chúng để
phục vụ
cho sản xuất hay tái sản xuất sản phẩm mới thì được gọi là
nguyên vật liệu.
Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tất cả các loại vật liệu
đều tạo thành đối tượng lao động. Trong nền kinh tế, vật liệu là tài sản lưu
động thuộc nhóm hàng tồn kho.
1.1.1.2. Đặc điểm.
+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu qủa tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà quản lý phải quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
1.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau..Vì vậy việc phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học là cơ sở quan trọng để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất.
Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh ,vật liệu được phân thành những loại sau:
Nguyên vật liệu chính: Là những đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm ( kể cả bán thành phẩm mua ngoài ) .
Vật liệu phụ: là những thứ chỉ có tác động phụ trong sản xuất và chế tạo sản phẩm nhằm làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.
Nhiên liệu: Là những thứ được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm cho những phương tiên vật chất, máy móc thiết bị trong qúa trình sản xuất kinh doanh.
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để thay thế sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị sử dụng cho việc xây dựng cơ bản.