Chỉ Thị Số 84/2008/ct-Bvhttdl Về Tăng Cường Công Tác Quản Lý, Chỉ Đạo Nhằm Thúc Đẩy Sự Ra Đời, Phát Triển Của Các Bảo Tàng Và Sưu Tập Tư Nhân


Điều 22. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: xây dựng danh mục các loại hình, tiêu chí về quy mô và tiêu chuẩn chất lượng của từng lĩnh vực trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn, quy trình tổ chức thực hiện và thành lập các cơ quan kiểm định chất lượng đối với các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Nghị định này phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức của từng lĩnh vực.

Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- BQL KKTCKQT Bờ Y;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)


Nguyễn Tấn Dũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 24


3.2. Chỉ thị số 84/2008/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân

(Nguồn: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ hethongvanban?class_id=1&_page=91&mode=detail&document_id=80477)



BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


Số: 84/2008/CT-BVHTTDL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2008


CHỈ THỊ

Về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân

Trong thời gian qua, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng, Nhà nước về hoạt động bảo tàng trên cả nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân và tuyên truyền, quảng bá những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân còn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng xã hội và chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa hoạt động bảo tàng. Nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương, các cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tiềm năng phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân đối với quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo tàng; việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sự ra đời và phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân còn thiếu đồng bộ, kém hiệu quả.

Để tiếp tục thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, triển khai có hiệu quả Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 6 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

I. Về nhận thức

Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quán triệt sâu sắc và đầy đủ mục tiêu, quan điểm về phát triển các bảo tàng và sưu tập tư nhân:

1. Về mục tiêu

a) Phát huy tiềm năng trí tuệ, tâm huyết, cơ sở vật chất của các tổ chức và cá nhân để cùng với Nhà nước đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xã hội hóa các hoạt động bảo tàng.

b) Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập và mở rộng hoạt động của bảo tàng và sưu tập tư nhân.

c) Tạo sự đa dạng của các sản phẩm văn hóa - du lịch, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch.

2. Về quan điểm

a) Đảm bảo quyền sở hữu của chủ sở hữu di sản văn hóa đi đôi với việc đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa; thực hiện chính sách công bằng xã hội về đóng góp, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.


b) Đề cao trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền các cấp đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân để phát triển hệ thống bảo tàng và sưu tập tư nhân.

c) Phát triển các bảo tàng và sưu tập tư nhân cần có bước đi thích hợp với từng địa phương; ưu tiên, khuyến khích phát triển các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở các đô thị, các trung tâm văn hóa - du lịch.

II. Những nhiệm vụ trọng tâm

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về phát triển mạng lưới bảo tàng và sưu tập tư nhân; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

2. Tập trung xây dựng để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

3. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa nhằm giúp các tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thành lập và tổ chức các hoạt động của bảo tàng và sưu tập tư nhân.

4. Điều tra, nghiên cứu tình hình thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân, được ban hành theo Quyết định số 09/2004/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 2 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (sau đây gọi tắt là Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân), đồng thời khảo sát, nghiên cứu một số mô hình bảo tàng tư nhân để xác định và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động của các bảo tàng và sưu tập tư nhân; tạo điều kiện để chủ sở hữu các bảo tàng và sưu tập tư nhân có thể khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa mà họ đang sở hữu.

III. Tổ chức thực hiện

1. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm

a) Tổ chức nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm xác lập cơ chế, chính sách phù hợp, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

b) Phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân ở các địa phương, đồng thời tiến hành nghiên cứu một số mô hình bảo tàng tư nhân để xác định và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động của các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị chức năng trực thuộc Sở đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai kế hoạch đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT, ngày 19 tháng 2 năm 2004, của Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phối hợp với Hội đồng giám định cổ vật của Bộ và Hội đồng khoa học của các bảo tàng quốc gia hướng dẫn và giúp đỡ các địa phương trong quá trình thẩm định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân.

d) Phối hợp với các cơ sở đào tạo có liên quan trực thuộc Bộ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Các bảo tàng trực thuộc Bộ có trách nhiệm

a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện thực tế của từng bảo tàng, tích cực phối hợp, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ để các bảo tàng và sưu tập tư nhân


có đối tượng, nội dung hoạt động phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng mình sớm được thành lập, hoạt động có hiệu quả.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với chủ sở hữu các bảo tàng và sưu tập tư nhân tổ chức trưng bày các sưu tập có nội dung phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng mình tại địa điểm thích hợp.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm

a) Chủ động tham mưu, đề xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban, ngành hữu quan của địa phương kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc (về đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện sản xuất, kinh doanh...), tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

b) Tổ chức xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện việc đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu các bảo tàng và sưu tập tư nhân; tập trung đầu tư kinh phí, cán bộ có đủ năng lực cho việc triển khai đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để giúp các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động của bảo tàng và sưu tập tư nhân theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo đơn vị chức năng trực thuộc Sở và các bảo tàng tăng cường công tác quản lý nhà nước, đồng thời chủ động, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các bảo tàng và sưu tập tư nhân thuộc địa bàn.

d) Chỉ đạo và tạo điều kiện cho bảo tàng trực thuộc Sở thường xuyên phối hợp tổ chức trưng bày tại bảo tàng các sưu tập của bảo tàng và sưu tập tư nhân. Trong trường hợp các bảo tàng trực thuộc Sở được đầu tư xây dựng mới hoặc chỉnh lý, nâng cấp nội dung trưng bày, cần chỉ đạo việc thiết kế để có một không gian hợp lý dành cho trưng bày chuyên đề ngắn hạn và triển lãm, đảm bảo cho bảo tàng có điều kiện sẵn sàng tiếp nhận, phối hợp tổ chức trưng bày sưu tập của các bảo tàng và sưu tập tư nhân trên địa bàn.

đ) Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch thuộc tỉnh, thành phố và tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch có hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố đưa các bảo tàng và sưu tập tư nhân trở thành những điểm thuộc các tuyến du lịch.

4. Các cơ quan báo chí của ngành có trách nhiệm

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, định hướng và quy hoạch của ngành về phát triển mạng lưới bảo tàng và sưu tập tư nhân; phát hiện, biểu dương kịp thời các bảo tàng và sưu tập tư nhân hoạt động có hiệu quả, có nhiều đóng góp cho ngành và xã hội.

IV. Hiệu lực thi hành

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

- Website Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp chỉ đạo);

- Lãnh đạo Bộ VHTTDL;

- Các Tổng cục, Cục, Vụ và các bảo tàng, báo, tạp chí trực thuộc Bộ;

- Các Sở VHTTDL;

- Lưu: VT(2), Cục DSVH (180)

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hoàng Tuấn Anh


3.3. Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng

(Nguồn: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ hethongvanban?class_id=1&_page=281&mode=detail&document_id=99211)


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH



Số: 18/2010/TT-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010


THÔNG TƯ

Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng



Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng như

sau:


Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài

công lập.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam tham gia việc thành lập, tổ chức và hoạt động bảo tàng tại Việt Nam.

Điều 2. Đặt tên bảo tàng

1. Đặt tên theo nội dung hoạt động hoặc sưu tập chính của bảo tàng;

2. Đặt tên theo tên danh nhân, theo tên địa phương nơi đặt trụ sở bảo tàng, theo tên đơn vị chủ quản hoặc theo tên chủ sở hữu bảo tàng;

3. Tên của bảo tàng không được trùng với tên bảo tàng đã được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động;

4. Tên của bảo tàng không được ghép với các cụm từ “Việt Nam”, “Quốc gia”, trừ những bảo tàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Điều 3. Tổ chức của bảo tàng

1. Tổ chức bộ máy của bảo tàng do người có thẩm quyền thành lập quyết định, phù hợp với quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của bảo tàng, gồm: Lãnh đạo bảo tàng, các phòng hoặc tổ chức năng, các đơn vị trực thuộc.

2. Giám đốc bảo tàng có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hoạt động bảo tàng.

3. Bảo tàng được tham gia là thành viên của tổ chức nghề nghiệp quốc tế có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hội đồng khoa học của bảo tàng

1. Hội đồng khoa học của bảo tàng do Giám đốc bảo tàng quyết định thành lập theo thẩm quyền, là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bảo tàng về phương hướng phát triển ngắn hạn, dài hạn và những vấn đề khoa học liên quan; thẩm định giá trị khoa học, giá trị kinh tế của tài liệu, hiện vật có liên quan đến hoạt động của bảo tàng.


2. Hội đồng khoa học của bảo tàng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là các nhà khoa học ở trong và ngoài nước có uy tín về các lĩnh vực khoa học, nghiệp vụ liên quan đến nội dung hoạt động của bảo tàng.

3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học của bảo tàng thuộc kinh phí hoạt động của bảo tàng.

Điều 5. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng được thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn kết và nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo tàng học.

2. Bảo tàng được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật

thể

1. Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở

trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.

2. Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:

a) Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;

b) Khai quật khảo cổ;

c) Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;

d) Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.

Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp

sau:


a) Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;

b) Bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;

c) Được xác định gây hại cho con người và môi trường;

d) Được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học; đ) Được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;

e) Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.

Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên

quan, Giám đốc bảo tàng ngoài công lập quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật; Giám đốc bảo tàng công lập đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.

Điều 7. Hoạt động kiểm kê

1. Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ- BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006.

2. Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin.

Điều 8. Hoạt động bảo quản

1. Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm:

a) Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;

b) Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;


c) Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.

2. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.

3. Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu, hiện vật.

Điều 9. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật

thể

1. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo

tàng bao gồm:

a) Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;

b) Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;

c) Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

2. Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng phải bảo đảm:

a) Phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng;

b) Chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc;

c) Việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung trưng bày của bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

d) Thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rò ràng, chính xác thông tin về tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan;

đ) Bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và được ghi chú rò ràng;

e) Thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh, an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan;

g) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Điều 10. Hoạt động giáo dục

1. Hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:

a) Hướng dẫn tham quan;

b) Tổ chức chương trình giáo dục;

c) Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;

d) Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.

2. Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.

3. Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Điều 11. Hoạt động truyền thông

1. Hoạt động truyền thông của bảo tàng bao gồm:

a) Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng;

b) Tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng;

c) Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng;

d) Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước.

2. Hoạt động truyền thông của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 12. Hoạt động dịch vụ

1. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng bao gồm:

a) Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ khác;


b) Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;

c) Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;

d) Cung cấp thông tin, tư liệu;

đ) Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;

e) Giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

g) Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật;

h) Hợp tác khai quật khảo cổ;

i) Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.

2. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.

2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:

a) Quyết định số 132/1998/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Bảo tàng;

b) Quyết định số 09/2004/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

3. Cục Di sản văn hóa chịu trách nhiệm theo dòi, giám sát và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa) để xem xét, bổ sung, sửa đổi./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;

- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;

- Hội đồng DSVHQG;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo Văn phòng CP, Website Chính phủ;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Các Tổng cục, VP, Thanh tra, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTTDL;

- Lưu: VT, DSVH(5), PC, NC.500.

BỘ TRƯỞNG


(Đã ký)


Hoàng Tuấn Anh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022