Phát Huy Tiềm Năng Cộng Đồng Người Việt Nam Ở Liên Bang Nga Trong Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Hai Nước

177


3.3.3.2. Phấn đấu giảm dần nhập siêu

Trong cơ cấu ngoại thương Việt Nam - Liên bang Nga, Việt Nam luôn là nước nhập siêu, phần lớn do cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước. Thời gian tới, Liên bang Nga vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hoá thiết yếu như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng cho Việt Nam, và là thị trường Việt Nam xuất khẩu các hàng hoá nhu yếu phẩm, nông phẩm, may mặc (chủ yếu là những hàng hoá đại diện cho nền kinh tế hậu nông nghiệp), nên dù Việt Nam có xuất khẩu một lượng lớn đi chăng nữa thì kim ngạch xuất khẩu về trị giá tuyệt đối cũng không tăng đột biến và vẫn tồn tại sự chênh lệch nhiều giữa trị giá hàng hoá xuất khẩu với trị giá hàng hoá nhập khẩu. Để giảm dần mức độ nhập siêu hàng hoá từ Liên bang Nga trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:

* Về nhập khẩu hàng hoá từ Liên bang Nga

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga, Việt Nam nên tiếp tục áp dụng hình thức nhập khẩu những hàng hoá cần thiết như dầu khí, năng lượng, quốc phòng... của Liên bang Nga và thực hiện thanh toán bằng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

* Trả nợ bằng hàng hoá xuất sang Liên bang Nga

Vừa qua, phía Liên bang Nga đ; giao cho Zarubeznheft được quyền ký và nhận nợ với các doanh nghiệp Việt Nam với tổng trị gía hàng hoá ở mức 120 triệu USD. Tuy nhiên hàng hoá của Việt Nam đ; không vào Liên bang Nga mà được Zarubeznheft tái xuất sang nước thứ ba. Vấn đề trả nợ bằng hàng hoá cho Liên bang Nga là một vấn đề lớn, mang tính dài hạn. Nhà nước Việt Nam cần tranh thủ và kiên quyết đàm phán để giao hàng trả nợ sang Liên bang Nga, có như vậy mới góp phần tăng kim ngạch hàng xuất khẩu vào Liên bang Nga cũng như góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại làm tăng kim ngạch xuất khẩu thông thường.

178


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tiến hành đàm phán và ký hiệp định để giao trả nợ bằng một số mặt hàng chính như cao su, gạo, chè, cà phê, giày dép, dệt may. Sau đó, thông qua đấu thầu nội bộ giữa các đơn vị trong nước để chọn đối tác giao hàng trả nợ bảo

đảm đúng chất lượng và thời hạn giao hàng.

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 23

* Về xuất khẩu hàng hoá

Ngoài việc tăng cường hợp tác sản xuất tại thị trường Liên bang Nga thông qua việc thành lập các nhà máy chế biến, công nghiệp nhẹ, trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và nắm bắt nhu cầu tại chỗ của họ để tăng cường xuất khẩu sang Liên bang Nga và quốc gia lân cận. Chúng ta phải chú trọng đến không chỉ xuất khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu bình dân, mà tiến tới đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và xuất khẩu các hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, để tăng kim ngạch xuất khẩu phải tính đến xuất khẩu những hàng hoá có giá trị cao, đó là những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao như phần mềm sang thị trường Liên bang Nga. Tuy nhiên, trên thị trường phần mềm ở Liên bang Nga hiện đang có sự cạnh tranh rất gay gắt, nên muốn xuất khẩu thành công sang thị trường này cần phải nghiên cứu thị trường để nắm được các nhu cầu cụ thể và khả năng

đáp ứng của các nhà sản xuất Việt Nam.

3.3.3.3. Phát huy tiềm năng cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga trong phát triển quan hệ thương mại hai nước

Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga tương đối đông đảo bao gồm người lao động, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, du học tự túc,

đi du lịch, thăm người thân rồi ở lại…Tất cả các đối tượng đó hoà nhập vào nhau hình thành nên cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga. Phần lớn trong số họ tham gia vào hoạt động thương mại, đa số mở cửa hàng, buôn bán nhỏ, và qua họ một mạng lưới kinh doanh hàng hoá của Việt Nam đ; được thành lập và phát triển trong một thời gian dài. Gần đây, đ; có trung tâm thương mại

179


hay khu buôn bán của người Việt được thành lập và hoạt động tại Liên bang Nga, với các kết cấu thương mại hiện đại kết hợp cả sản xuất, chế biến, siêu thị, khu vui chơi giải trí và xúc tiến thương mại.

Cộng động người Việt tại Liên bang Nga có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại hai nước như: có tiềm lực kinh tế, hiểu biết sâu sắc về thị trường và con người bản địa, có khả năng tìm kiếm và liên hệ với nhiều đối tác quốc tế…Trong lĩnh vực thương mại, cộng đồng người Việt đ; thiết lập được các mnối quan hệ buôn bán với nhiều bạn hàng tại Liên bang Nga, góp phần vào hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước. Họ còn là trung gian, cầu nối để thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa các công ty của hai nước. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt cũng có những vai trò nhất định trong quá trình đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Liên bang Nga, nhất là đầu tư vào các nhà máy chế biến hàng thực phẩm, nông sản và các trung tâm thương mại, đây là cơ sở cho phát triển quan mại thương mại giữa hai nước một cách bền vững. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách và biện pháp

để một mặt bảo vệ được quyền lợi và tạo điều kiện cho người Việt đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga, mặt khác, thu hút được sự đóng góp nhiều nhất của họ vào quá trình phát triển thương mại giữa hai nước.

Hiện nay, phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga và các nước SNG do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện ở cả hai

đầu (xuất khẩu từ Việt Nam và nhập khẩu, tiêu thụ ở thị trường Liên bang Nga và các nước SNG). Hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân này hầu hết mang tính tự phát, do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, cần phát triển các liên kết kinh tế theo hướng huy động lực lượng người Việt Nam, hình thành hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá Việt Nam tại đây. Bộ Thương mại cần phối hợp với Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo giữa đại diện các cơ quan có thẩm quyền trong nước (Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Hải quan)

180


với các doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và ở Liên bang Nga để trao đổi thông tin, ý kiến, tìm các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ và khuyến khích người Việt Nam hoạt động trên thị trường Liên bang Nga tăng cường kinh doanh hàng hoá của Việt Nam. Với một cơ chế thích hợp thông qua chính sách giá, thuế, tín dụng xuất khẩu, cước phí vận tải, cơ chế thanh toán, tư cách pháp lý cho lực lượng người Việt đang kinh doanh trên thị trường Liên bang Nga sẽ từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển việc tiêu thụ hàng Việt Nam trên thị trường này.

*

* *

Trước yêu cầu thực tiễn khôi phục và phát triển quan hệ thương mại với thị trường Liên bang Nga, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được phân tích và tổng kết ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 của luận án đ; đạt được những kết quả và có những đóng góp sau:

1/ Bối cảnh quốc tế mới, với những đặc trưng và xu thế cơ bản của nền kinh tế, chính trị toàn cầu và sự phát triển như vũ b;o của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại đ; tác động đến quá trình phát triển kinh tế từng khu vực, từng quốc gia và các mối quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế. Luận án đ; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga, bao gồm nhân tố thuận lợi, khó khăn trên bình diện chung và những nhân tố thuộc về từng quốc gia, khi cả hai nước đang tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu và rộng hơn vào kinh tế thế giới và

đặc biệt là khi cả hai trở thành thành viên chính thức của WTO.

2/ Năm quan điểm (theo nghiên cứu sinh) để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong điều kiện và hoàn cảnh mới đ; được trình bày trong luận án là: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ truyền thống giữa hai quốc gia; Thông qua quan hệ thương mại tranh thủ nhập khẩu các sản phẩm

181


hàng hóa của Liên bang Nga mang tính vượt trội về khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, quân sự, thủy điện, chế tạo cơ khí; Phát triển quan hệ thương mại bảo

đảm nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu về chủng loại và khối lượng hàng hóa của mỗi nước theo khả năng của mình; Phấn đấu cân bằng cán cân thương mại, khắc phục có hiệu quả tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong nhiều năm vừa qua; Khắc phục những khó khăn, trở ngại, nâng cao hiệu quả trao đổi ngoại thương của Việt Nam với Liên bang Nga.

3/ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của những chương trước, phần cuối của luận án đ; kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh và điều kiện mới, bao gồm:

Giải pháp vĩ mô (gồm 5 nhóm giải pháp), chủ yếu kiến nghị về tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cũng như hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước và hoàn thiện quản lý chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành hàng xuất khẩu; Đẩy mạnh hợp tác theo vùng l;nh thổ và địa phương để khai thác tiềm năng và thế mạnh của cả hai bên trong hợp tác sản xuất, đầu tư và trao đổi hàng hoá.

Giải pháp vi mô (gồm 3 nhóm giải pháp) tập trung vào kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, cũng như thực hiện đa dạng hoá các phương thức kinh doanh;

Nhóm giải pháp khác bao gồm: Nâng cao kỹ năng và văn hoá xuất khẩu, giảm dần nhập siêu và phát huy tiềm năng cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga trong phát triển quan hệ thương mại hai nước.

Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới ngày càng gần nhau hơn và cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, các giải pháp trên đây sẽ góp phần để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga cả về quy mô, số lượng và chất lượng.

182


kết luận


Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga được kế thừa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô suốt 36 năm, gắn liền với thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc của Việt Nam và thời kỳ phát triển kinh tế của các nước trong hệ thống x; hội chủ nghĩa trước đây. Ngày nay, mối quan hệ thương mại này đang phát triển trong điều kiện mỗi nước đều xây dựng nền kinh tế chuyển đổi theo kinh tế thị trường, tự do hoá kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga chủ yếu trong giai đoạn từ 1992 đến 2005, xác định quan điểm và phương hướng chiến lược để làm căn cứ đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hệ thương mại hai nước trong điều kiện mới, luận án này nghiên cứu về “Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đ; được hoàn thành với những kết quả và đóng góp sau:

1/ Khái quát hoá, phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận về thương mại quốc tế, đặc biệt tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của nó

đối với sự phát triển kinh tế - x; hội của đất nước.

Phân tích nội dung, hình thức cùng những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế cũng đ; được hệ thống hoá và phân tích trong luận án.

Luận án đ; dành sự nghiên cứu cần thiết về kinh nghiệm phát triển quan hệ thương mại giữa Liên bang Nga và Trung Quốc - quốc gia đứng đầu trong các nước đang phát triển và chỉ đứng sau Đức, Mỹ, Italia về kim ngạch xuất

183


nhập khẩu hàng hoá với Liên bang Nga và kinh nghiệm trong phát triển quan hệ thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên bang Nga (nước đang phát triển đứng thứ hai về kim ngạch ngoại thương với Liên bang Nga), qua đó rút ra những bài học thiết thực để Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng một cách phù hợp trong quan hệ thương mại quốc tế của mình. Những kinh nghiệm đó tựu trung ở chỗ: Nhà nước tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ về tài chính trong điều kiện có thể, xây dựng kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại, đặc biệt là ở thị trường ngoài nước; Doanh nghiệp phải hết sức chủ động tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu và phân công lao động quốc tế. Xúc tiến và mở rộng đầu tư tại Liên bang Nga để tăng cường quan hệ thương mại; Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất hàng hoá; Tăng cường sự phối hợp, liên kết trong mọi hoạt động ở thị trường ngoài nước của các thương nhân; Sự nhạy bén, linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, tránh sự lạc hậu và thua thiệt trong hoạt động kinh doanh.

2/ Đánh giá và phân tích vị trí, vai trò của thị trường Liên bang Nga trong hoạt động thương mại quốc tế, và trong quá trình phát triển kinh tế - x; hội của Việt Nam, từ đó có thể khẳng định rằng đối với Việt Nam, thị trường Liên bang Nga vẫn được coi là thị trường tiềm năng và là đối tác trong chiến lược

đa phương hoá và đa dạng hoá thị trường.

3/ Đặc điểm quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ) thời kỳ trước năm 1992 đ; được làm rõ thêm một bước. Trước năm 1992, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên Xô (cũ) chủ yếu được điều tiết bằng các Hiệp

định thương mại và Nghị định thư được ký kết hàng năm, kim ngạch ngoại thương có xu hướng tăng dần qua các năm, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - x; hội của đất nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt

184


Nam sang Liên Xô vẫn còn rất nhỏ bé so với kim ngạch nhập khẩu; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta vẫn là nông sản và hàng tiểu thủ công nghiệp mới qua sơ chế, kỹ thuật chế biến thủ công, hàm lượng công nghệ và chất xám thấp. Hoạt động xuất khẩu mang nặng tính chất manh mún và thụ động, còn

được hưởng nhiều ưu đ;i từ phía Liên Xô. Bên cạnh sự giúp đỡ to lớn và ưu đ;i của Liên Xô đối với Việt Nam thông qua hoạt động thương mại, chính đặc điểm và tính chất thương mại, trao đổi hàng hoá giữa hai bên trong thời kỳ này cũng gây nên những bất lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thời kỳ sau khi Liên Xô tan r; - khi sự ưu đ;i trong nhiều năm đ; không còn nữa.

4/ Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga thời kỳ 1992 đến 2005

được phân kỳ nghiên cứu qua hai giai đoạn, từ 1992 đến 1996 và 1997 đến 2005 trên cơ sở làm rõ những đặc điểm cơ bản của thị trường mỗi nước và những cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa hai nước.

- Thời kỳ từ năm 1992 đến năm 1996, quan hệ thương mại giữa hai nước bị thay đổi đột biến, lâm vào khủng hoảng suy thoái một vài năm (1990, 1991) sau đó từ năm 1992 đ; có dấu hiệu dần được phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần từ 1992 đến 1994 tuy nhiên sau thời gian đó lại giảm dần và tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1996. Khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước trong thời kỳ này giảm sút mạnh và thấp nhất kể từ khi hai nước có quan hệ thương mại với nhau đến nay, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp. Nguyên nhân chính là do thị trường Liên bang Nga rất không ổn định; kinh tế Việt Nam vẫn còn nghèo, chưa ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển, chính sách và cơ chế hoạt động ngoại thương ở mỗi nước cũng đ; hoàn toàn khác trước; ở Việt Nam các doanh nghiệp phải tự bươn chải vươn lên trên thương trường tìm kiếm đối tác và thị trường để kinh doanh và tồn tại.

- Thời kỳ từ năm 1997 đến 2005, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga có bước phát triển khả quan, kim ngạch và khối lượng hàng hoá trao

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí