Phụ lục 12: Báo cáo của Lầu Năm Góc về chương trình ấp chiến lược 1961 - 1963
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyễn Đắc Xuân (2009), “Quốc Sách Ấp Chiến Lược - Một Sản Phẩm Chính Trị Thâm Độc Của Ngô Đình Nhu Tan Theo Số Phận Gia Đình Họ Ngô”.
- Công Văn Số 7862-Bnv Cti8M Ngày 15 12 1961 Của Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng Hòa Về Việc D Ng Danh Từ Ấp Chiến Lược
- Tình Hình Công Tác Xây Dựng Acl Trong Thời Gian Từ Tháng 3-1962 Đến 7-3-1963
- Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 26
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Nguồn: Hồ sơ giải mật của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam, mục chương trình ấp chiến lược 1961 - 1963, bản lưu tại Đại học Kỹ thuật Texas, ký hiệu hồ sơ IV.B.2, https://www.vietnam.ttu.edu/
Bản dịch tiếng Việt (NCS dịch)
Chương trình ấp chiến lược 1961 - 1963 Sơ lược và diễn giải
Đây là một chiến lược cụ thể mà Mỹ và Chính phủ Việt Nam (VNCH) sẽ cố gắng để kết thúc cuộc nổi dậy ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã quyết định tăng hỗ trợ vật chất cho Chính phủ Việt Nam và mở rộng nỗ lực cố vấn của mình từ cuối năm 1961. Đến đầu năm 1962, đã có sự đồng thuận rõ ràng giữa hai chính phủ nhất là trong chương trình ấp chiến lược, nó là đại diện cho các khái niệm thống nhất cho một chiến lược cụ thể được thiết kế để làm yên lòng nông thôn Việt Nam (chiến trường chủ yếu được Việt Cộng chọn) và hỗ trợ những người nông dân phát triển dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung ương.
Chương trình ấp chiến lược là khái niệm rộng hơn nhiều so với việc xây dựng các ấp chiến lược đơn thuần. Nó là giai đoạn mà sẽ dọn sạch những phần tử nổi dậy từ một khu vực nông thôn và bảo vệ nông dân, chương trình đó tiến triển thông qua việc thành lập các cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mục tiêu chính của chương trình là chính trị dù các phương tiện để thực hiện nó là một hỗn hợp của quân đội và các biện pháp kinh tế, tâm lý chiến. Hiệu quả của việc bình định và việc thành lập các cơ quan chức năng của chính phủ là cần thiết có lợi thành công; Nó cũng có nghĩa rằng hoàn toàn có thể kết luận chương trình tiến triển tốt (hay xấu) đều do nỗ lực của các cơ quan chuyên trách, thắng lợi có thể đến trong một giai đoạn duy nhất hoặc một phần của một giai đoạn.
Một vấn đề liên quan phát sinh của chương trình này tại Mỹ là kinh nghiệm bình định. Các lý thuyết về các giai đoạn thiết lập có thể được hiểu nhiều cách khác nhau. Đây không phải là vấn đề của ba người đàn ông mù mô tả con voi; nó là vấn đề của những người đàn ông có quan điểm khác nhau theo quan niệm riêng của mình về một cơ thể thích hợp. Sản phẩm cuối cùng là phải có một sự gắn kết, đồng thuận và sự hài lòng. Các vấn đề với sự đồng thuận rõ ràng trong đó nổi lên vào đầu năm 1962 là những người tham gia chủ yếu đã xem nó với quan điểm và mong muốn khác nhau. Về phía Hoa Kỳ, cố vấn quân sự đã muốn làm cho QĐSG di động hơn, tích cực hơn, và có tổ chức tốt hơn để có các cuộc tấn công chống Việt Cộng.
Tổng thống Diệm - không ngạc nhiên - đã có một cái nhìn rất khác, để Hoa Kỳ
cam kết bảo vệ miền Nam Việt Nam (và chính quyền của ông) mà không từ bỏ sự độc lập của mình. Ông biết rằng đất nước của ông sẽ rơi vào tay cộng sản nều mà không có hỗ trợ của Hoa Kỳ; ông lo sợ rằng chính phủ của ông sẽ suy yếu nếu Hoa Kỳ ủng hộ các nhóm đối lập tiềm năng.
Chương trình ấp chiến lược là một bộ phận của một kế hoạch bình định đồng bằng, đã chính thức đề nghị với Diệm trong tháng 11 - 1961 bởi R. G. K. Thompson. Để tiến hành lập ấp, các cố vấn quân sự Hoa Kỳ ưa chuộng chiến thuật tấn công vào chiến khu D với lực lượng nhỏ trước khi bất kỳ hoạt động đặc biệt nhằm bình định nông thôn. Tháng 3 năm 1962, "Chiến dịch Mặt Trời Mọc," ở tỉnh Bình Dương phía bắc Sài Gòn do QĐSG tiến hành. Đây là một khu vực có ảnh hưởng rất lớn của Việt Cộng, đây là một chiến dịch lớn khác với một chiến thuật nhỏ như dự kiến của các cố vấn Hoa Kỳ. Kế hoạch ấp chiến lược được xây dựng khắp mùa xuân và đầu mùa hè, trong thời gian đó Mỹ đã có ít hoặc không có ảnh hưởng đối với các hoạt động này; động lực chính đã được trực tiếp lãnh đạo bởi ngài cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu.
Vào tháng Tám năm 1962, Chính phủ Việt Nam đề xuất kế hoạch bình định quốc gia mong đợi từ lâu của mình với bốn lĩnh vực ưu tiên và xác định các ưu tiên trong từng khu vực. Nó chỉ ra rằng hơn 2.500 ấp chiến lược đã được hoàn thành và công việc đã được tiến hành với hơn 2.500 ấp đang dần thực hiện. Tổng thống Diệm và em trai của mình đã quyết định để nhấn mạnh kiểm soát dân số nông thôn là điều kiện tiên quyết để chiến thắng. Những can thiệp của Hoa Kỳ là hạn chế và những đánh giá của Hoa Kỳ cũng đã thay đổi trong suốt thời gian của chương trình ấp chiến lược. Bởi vào năm 1963, chương trình Ấp Chiến Lược và "cuộc cách mạng nhân vị" đã trở nên ngày càng bi quan và thiếu hiệu quả. Bi quan đó ngày càng mở rộng ra các thành thị với cuộc đấu tranh của Phật Giáo, cuộc đấu tranh này đe dọa khả năng tồn tại của chế độ Diệm.
Tổng thống Diệm ngày càng trở nên không sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ đối với cải cách. Ông tin rằng làm như vậy sẽ gây ra tác động xấu đối với chính phủ của ông. Chương trình ấp chiến lược đã xác định chặt chẽ với các anh em nhà họ Ngô, nó đã gần như bị ràng buộc phải sống chung với vận mệnh của họ; Khi họ