Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 26

chết thì chương trình cũng chết. Chính phủ mới của các tướng lĩnh sau đó có lẽ nhận ra mức độ không hài lòng của nông dân với các biện pháp tái định cư và kiểm soát, họ đã cố gắng hành động để cứu vớt chương trình.

Một số lý do góp phần cho sự thất bại của chương trình Ấp Chiến Lược chính là việc mở rộng nhanh việc xây dựng và phòng thủ kém. Lý do này chỉ tập trung vào giai đoạn đầu của chương trình, tuy nhiên lý do tại sao toàn bộ chương trình sụp đổ chứ không phải là chỉ có một số nông thôn chính là do những khác biệt được kỳ vọng khác nhau, nó thiếu sự đồng thuận rõ ràng ngay từ đầu của chương trình: Diệm nhấn mạnh vào sự hỗ trợ vật chất và muốn độc lập, sẵn sàng để Mỹ cung cấp hỗ trợ và chỉ chú ý phần nào đến lời khuyên của Hoa Kỳ, điều đó đã gây nên những chia rẽ và gây bất lợi đối với chương trình.

Người ta đã nói, chương trình sẽ thành công ngay cả khi Diệm không đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ đối với sự thay đổi. Nguyên nhân của sự thất bại là do nó bị tiêu diệt ngay từ đầu vì sức đề kháng của nông dân, họ phản đối các biện pháp thay đổi mô hình của cuộc sống nông thôn - cho dù có mục đích an ninh, kiểm soát. Sự sụp đổ của ấp chiến lược là bằng chứng cho thấy rằng các chương trình ấp chiến lược đã đánh giá không đúng về lòng trung thành của những người nông dân đối với chương trình này.


Di tích chiến thắng đèo Nhông – Dương Liễu Bình Định Nguồn Tác giả chụp 26 1


Di tích chiến thắng đèo Nhông – Dương Liễu (Bình Định)

Nguồn: Tác giả chụp (26/6/2018)


Di tích chiến thắng Ba Gia Quảng Ngãi Nguồn Tác giả chụp 23 6 2018 DANH MỤC CÔNG 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.



Di tích chiến thắng Ba Gia Quảng Ngãi Nguồn Tác giả chụp 23 6 2018 DANH MỤC CÔNG 3


Di tích chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi)

Nguồn: Tác giả chụp (23/6/2018)

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Tiến Vinh (2016), Đấu tranh phá ấp chiến lược, bẻ gãy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Bình Định (1961 – 1965), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bình Định, số 4+5 – 2016.

2. Nguyễn Tiến Vinh (2018), Chương trình ấp chiến lược qua nhận định của nước ngoài, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Nxb Đại học Huế.

3. Nguyễn Tiến Vinh (2019), Sự triển khai “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 128, số 6C.

4. Nguyễn Tiến Vinh (2020), Phong trào đấu tranh chống dồn dân, lập “ấp chiến lược” ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965), Tạp chí Lịch sử quân sự số 342 (6-2020).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023