không được các bên nghiêm túc thực thi do giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành là không cao.
Phương thức Trọng tài và Tòa án không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết vụ việc lâu, lệ phí cao trong khi giá trị các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là thấp. Quy định về người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án đang bị chính các cơ quan Tư pháp hiểu sai lệch.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số người tiêu dùng đã khởi kiện hoặc đề nghị Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng thay mặt mình khởi kiện tại Tòa án cấp huyện/quận nhưng các cơ quan Tư pháp này từ chối quyền được miễn tạm ứng án phí khiến người tiêu dùng phải rút đơn, vụ án không được thụ lý.
Vì vậy, để quy định trên được thi hành và đạt hiệu quả trên thực tế cần thực hiện:
- Ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp – Bộ Công thương và Toà án nhân dân tối cao về trình tự, thủ tục cụ thể cho giải quyết đơn kiện của người tiêu dùng tại Tòa án theo thủ tục đơn giản.
- Xây dựng Nghị định quy định về giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng bằng phương thức hòa giải. Đưa vấn đề hòa giải và thủ tục Trọng tài vào hợp đồng, giao kết giữa người tiêu dùng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3.1.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế cho thấy chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan,
các vụ kiện, tranh chấp giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị vẫn chủ yếu do cá nhân người tiêu dùng chủ động thực hiện trên cơ sở tư vấn của luật sư, hội bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại kiện tụng nên có những vụ việc người tiêu dùng dù bị xâm phạm quyền lợi nhưng không khiếu nại, khởi kiện nhà kinh doanh siêu thị, trong những trường hợp này nếu có sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan thì quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được bảo đảm tốt hơn. Vì vậy cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế phối hợp đồng thời thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 7
- Quy Định Về Trách Nhiệm Của Nhà Kinh Doanh Siêu Thị Và Xử Lý Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Siêu Thị
- Sửa Đổi, Bổ Sung Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Siêu Thị
- Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
3.2.1. Tăng cường các biện pháp hậu kiểm và xử lý những vi phạm trong việc thực hiện điều kiện bán hàng của nhà kinh doanh siêu thị để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
Sau khi ban hành điều kiện bán hàng, không phải thương nhân nào cũng thực hiện đúng các điều khoản mà mình đã ban hành. Mặt khác, không phải người tiêu dùng nào cũng nắm bắt và hiểu rõ được các điều kiện bán hàng của phía siêu thị, dẫn tới việc có thể bị siêu thị vi phạm mà không biết. Vì vậy, công tác kiểm tra đối với các siêu thị sau khi ban hành điều kiện bán hàng là rất cần thiết, để đánh giá xem các nhà kinh doanh siêu thị có thực hiện đúng các điều khoản mà mình đặt ra hay không, nếu có vi phạm thì kịp thời xử lý để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của siêu thị.
3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng đạt hiệu quả cao là phải chú trọng bảo đảm năng lực, trình độ chuyên
môn của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để làm tốt điều này thì cần phải chú trọng xây dựng các chương trình và mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nói chung cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, các lớp bồi dưỡng chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mảng kinh doanh siêu thị, bên cạnh đó luôn phải quan tâm đến đạo đức, ứng xử trong quá trình thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ và đạo đức đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tình hình hiện nay về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng
Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là giúp người tiêu dùng hiểu và biết vận dụng linh hoạt quyền bảo lưu các điều khoản bất lợi khi gia nhập hợp đồng với nhà kinh doanh.
Đối với những nhà kinh doanh siêu thị, việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm mục đích giúp họ nắm bắt được những vấn đề về người tiêu dùng nói chung và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói riêng, bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cần phải chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương, vì đây là nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò quyết định tới sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương trong cả nước.
3.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới
Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nước ta thực hiện, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này trên thực tế còn khá hạn chế. Hiện nay, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nhiều quốc gia rất được chú trọng và có hiệu quả, thật sự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, có nhiều kinh nghiệm đáng để Việt Nam tham khảo. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế để vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta được đảm bảo tốt hơn.
3.2.5. Tăng cường hoạt động của các thiết chế xã hội
* Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hội bảo vệ người tiêu dùng cần phát huy vai trò đại diện người tiêu dùng, trung gian, hòa giải mâu thuẫn với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khi có yêu cầu của người tiêu dùng, hội cần chủ động liên hệ với doanh nghiệp vi phạm để giải quyết vụ việc, trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp để giúp họ giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. Một khi hội làm được điều này, quyền lợi người tiêu dùng sẽ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí, thời gian theo đuổi vụ việc.
Ngoài ra, để phát huy vai trò của các hội trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hơn nữa thì bên cạnh việc phát triển về số lượng, các
hội cần phải củng cố, nâng cao năng lực nhân sự và nguồn tài chính hoạt động. Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nên chủ động liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặc thù khác như Hội Luật gia, đoàn luật sư địa phương để có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giải quyết khiếu nại, tư vấn pháp luật cho người tiêu dùng, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
* Hiệp hội siêu thị
Các hiệp hội siêu thị cần chú trọng hơn tới việc tuyên truyền, vận động các nhà kinh doanh siêu thị thực hiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời có các hình thức để khuyến khích đối với các siêu thị bảo đảm tốt quyền lợi người tiêu dùng cũng như phối hợp tích cực với các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị…
3.2.6. Công khai, minh bạch các nội quy, điều kiện bán hàng của siêu thị
Theo quy định, các nội quy bán hàng của siêu thị phải được niêm yết công khai để người tiêu dùng có thể biết. Tuy nhiên, thực tế không phải nhà kinh doanh siêu thị nào cũng chấp hành đúng quy định này, có siêu thị không niêm yết, có siêu thị niêm yết nội quy nhưng ở vị trí không thuận tiện, không dễ trông thấy khiến cho người tiêu dùng không nắm bắt rõ được các điều kiện bán hàng của siêu thị. Vì vậy để đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng thì cần phải bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện bán hàng của siêu thị để người tiêu dùng có thể hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình khi mua hàng hóa, dịch vụ ở siêu thị cũng như để tránh xảy ra các tranh chấp do không nắm hoặc hiểu được các thông tin về điều kiện bán hàng của siêu thị.
KẾT LUẬN
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị là một bộ phận quan trọng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp là thương nhân kinh doanh siêu thị ngày càng phổ biến. Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là một bên yếu thế hơn trong quan hệ mua bán, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã có những quy định cơ bản về vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định hiện hành đó vẫn chưa đủ để đưa ra một cơ chế hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Chính vì vậy, nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị vẫn diễn ra và có chiều hướng gia tăng.
Do vậy, việc tăng cường hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị cũng như cơ chế thực thi pháp luật trong lĩnh vực này cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế thị trường là một yêu cầu tất yếu. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần xây dựng niềm tin nơi người tiêu dùng, bảo vệ động lực kinh tế quan trọng thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phát triển trên thị trường, đồng thời cũng là góp phần phát triển Nhà nước pháp quyền vì mục tiêu xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì con người và sự tiến bộ của con người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Thanh Bình (2012), Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Bộ Thương mại (2004), Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ thương mại về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, Hà Nội.
4. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định về Nhãn hàng hóa ngày 30 tháng 06 năm 2006, Hà Nội.
5. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Hà Nội.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Hà Nội.
8. Chính phủ (2013), Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
10. Lò Thùy Linh (2010), Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, Hà Nội.
12. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.
13. Quốc hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 07 năm 2007, Hà Nội.
14. Quốc hội (2009), Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999; sửa đổi, bổ sung 2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009, Hà Nội.
15. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 30 tháng 11 năm 2010, Hà Nội.
16. Quốc hội (2010), Luật Trong tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010, Hà Nội.
17. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011, Hà Nội.
18. Quốc hội (2012), Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.
19. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013, Hà Nội