3.2.2.3. Hệ gồm 4 chất HĐBM
- Hệ gồm FB : SLES : NPE : PFAC
Pha hỗn hợp FB; SLES; NPE và PFAC theo các tỉ lệ khác nhau, xác định pH và σ tại thời điểm ban đầu trước ủ nhiệt thu được kết quả trình bày tại bảng 3.32. Tiến hành khảo sát sự biến thiên pH và σ của hệ dung dịch theo thời gian ủ ở nhiệt độ 150°C trong 8h, kết quả được trình bày tại bảng 3.33.
Bảng 3.32: Biến thiên pH và σ của hệ FB : SLES : NPE : PFAC theo thời gian ủ nhiệt
Tỷ lệ FB : SLES : NPE : PFAC | ||||
1 : 2 : 1 : 0,5 | 1 : 2 : 1 : 1 | 1 : 2: 1 : 1,5 | 1 : 2 : 1 : 2 | |
pH | 7,24 | 7,33 | 7,41 | 7,38 |
σ (mN/m) | 18,13 | 17,66 | 17,47 | 17,74 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Thiên Ph Và Σ Của Hệ Dcf : Apg Theo Thời Gian Ủ Nhiệt
- Các Đường Đồng Mức Biểu Diễn Giá Trị Σ Theo Nồng Độ Các Chất Hđbm
- Ết Quả Khảo Sát Thời Gian Khuấy Và Tốc Độ Khuấy
- Giá Trị Ph Và Σ Của Các Mẫu Bọt Bền Rượu Tại Thời Điểm Ban Đầu
- Tương Tác Phân Tử Tại Mặt Phân Cách Không Khí/chất Lỏng [105]
- Nghiên cứu xây dựng hệ chất hoạt động bề mặt bền nhiệt ứng dụng trong công nghệ sản xuất chất tạo bọt chữa cháy - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Bảng 3.33: Biến thiên pH và σ của hệ FB : SLES : NPE : PFAC theo thời gian ủ nhiệt
Tỷ lệ FB : SLES : NPE : PFAC | ||||||||
1 : 2 : 1 : 0,5 | 1 : 2 : 1 : 1 | 1 : 2: 1 : 1,5 | 1 : 2 : 1 : 2 | |||||
ΔpH | Δσ (mN/m) | ΔpH | Δσ (mN/m) | ΔpH | Δσ (mN/m) | ΔpH | Δσ (mN/m) | |
1 | 0,43 | 0,66 | 0,39 | 0,37 | 0,41 | 0,39 | 0,43 | 0,69 |
2 | 0,49 | 0,73 | 0,43 | 0,41 | 0,46 | 0,32 | 0,46 | 0,72 |
3 | 0,52 | 0,70 | 0,48 | 0,44 | 0,54 | 0,39 | 0,49 | 0,69 |
4 | 0,68 | 0,75 | 0,53 | 0,42 | 0,53 | 0,34 | 0,55 | 0,74 |
6 | 0,82 | 0,81 | 0,67 | 0,51 | 0,78 | 0,34 | 0,73 | 0,74 |
8 | 0,99 | 0,94 | 0,74 | 0,67 | 0,71 | 0,73 | 0,87 | 0,77 |
ết quả cho thấy, khi có thêm chất trợ HĐBM fluor hóa thì SCBM của hệ giảm xuống giá trị thấp hơn. Sự biến thiên pH và SCBM dao động trong khoảng nhỏ hơn, chứng tỏ hệ chất HĐBM đã được bền hóa. Với tỷ lệ FB : SLES : NPE : PFAC = 1 : 2 : 1 : 1 thấy rằng sự biến thiên là nhỏ nhất so với các tỉ lệ còn lại và hệ tổ hợp thu được tương đối ổn định. Do vậy luận án chọn tỷ lệ này cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2.2.4. Khảo sát khả năng tạo bọt
Các chất HĐBM ngoài việc tương hợp tốt và bền nhiệt còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ nở và thời gian bán hủy. Do vậy, tiến hành khảo sát độ nở và thời gian bán hủy của hệ 2, 3 và 4 chất HĐBM nồng độ 1% với tỉ lệ đã nghiên cứu và lựa chọn trước đó. ết quả thu được trình bày tại bảng 3.34.
Bảng 3.34: hảo sát độ nở, thời gian bán hủy của hệ chất HĐBM
Hệ chất hoạt động bề mặt | Độ nở (lần) | Thời gian bán hủy (phút:giây) | |
1 | FB : SLES | 6,8 | 5:04 |
2 | FB : SLES : NPE | 5,5 | 5:46 |
3 | FB : SLES : NPE : PFAC | 5,9 | 5:58 |
Kết quả khảo sát độ nở và thời gian bán hủy của hệ các chất HĐBM nhận thấy hệ 4 chất HĐBM với tỷ lệ FB : SLES : NPE : PFAC = 1 : 2 : 1 : 1 có độ nở và thời gian bán hủy tốt nhất nên luận án lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2.3. Tối ưu hóa phối trộn các chất HĐBM
Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu này là SCBM của dung dịch chất HĐBM đạt giá trị nhỏ nhất.
3.2.3.1.Thí nghiệm theo quy hoạch ma trận yếu tố toàn phần
Kết quả khảo sát lựa chọn chất HĐBM với tỷ lệ là FB : SLES : NPE : PFAC
= 1 : 2 : 1 : 1 được sử dụng để tối ưu. Để đơn giản, SLES và NPE được gộp lại thành một nhóm theo tỉ lệ 2 : 1 (do SLES và NPE là chất HĐBM hydrocarbon tương hợp tốt với nhau và không làm thay đổi SCBM nhiều so với các chất khác) để tiến hành khảo sát bài toán tối ưu ba yếu tố theo hai mức.
hoảng biến thiên của các yếu tố khảo sát:
- Yếu tố 1 là nồng độ của FB = 50 ÷ 100 g/kg
- Yếu tố 2 là nồng độ của SLES: NPE = 2:1} = 100 ÷ 350 g/kg
- Yếu tố 3 là nồng độ của PFAC = 40 ÷ 100 g/kg
Để thực hiện quy hoạch cần ít nhất N = 23 = 8 thí nghiệm của kế hoạch bậc một hai mức tối ưu và 3 thí nghiệm tại tâm. Kết quả thực nghiệm theo ma trận yếu tố toàn phần và tính toán phương trình hồi quy, kiểm tra sự tương thích được trình bày trong bảng 3.35:
Bảng 3.35: ết quả tính toán σ của các thí nghiệm quy hoạch theo ma trận yếu tố toàn phần
Z1, g/kg | Z2, g/kg | Z3, g/kg | σ thực nghiệm (mN/m) | |
1 | 50 | 100 | 40 | 18,24 |
2 | 100 | 100 | 40 | 18,66 |
3 | 50 | 350 | 40 | 18,04 |
4 | 100 | 350 | 40 | 18,04 |
5 | 50 | 100 | 100 | 18,15 |
6 | 100 | 100 | 100 | 18,33 |
7 | 50 | 350 | 100 | 18,55 |
8 | 100 | 350 | 100 | 17,51 |
9 | 75 | 225 | 70 | 18,15 |
10 | 75 | 225 | 70 | 18,11 |
11 | 75 | 225 | 70 | 18,09 |
Mỗi yếu tố biến thiên theo hai mức, sau khi mã hóa biến thực nghiệm thành biến mã x thì mức trên là +1, mức dưới là -1. Tối ưu hóa hệ chất HĐBM bằng phần mềm thống kê Minitab 16. ết quả quy hoạch tuyến tính theo ma trận toàn phần 3 yếu tố 2 mức cho phương trình:
ŷ = 18,19 - 0,055x1 – 0,155x2 – 0,055x3 - 0,205x1x2 - 0,16x1x3 + 0,05x2x3 – 0,1x1x2x3
Phương trình này tương thích với thực nghiệm. Như vậy, với quy hoạch ma trận yếu tố toàn phần kiểm chứng kết quả thực nghiệm tương thích với phương trình lý thuyết trong vùng khảo sát. Từ đó, thu hẹp vùng khảo sát để thực hiện quy hoạch tối ưu hoá theo phương án quay bậc hai của Box – Hunter.
3.2.3.2. Thí nghiệm quy hoạch tối ưu hóa theo phương án quay bậc hai của Box- Hunter
Từ kết quả thu được ở bảng 3.35, chọn thí nghiệm số 8 với tỷ lệ phối trộn 1
: Z2 : Z3 = 100 : 350 : 100, lựa chọn cho tối ưu hóa theo phương án quay bậc hai của Box-Hunter. Tiến hành thực hiện 20 thí nghiệm khác nhau theo phương án quay để tìm điều kiện tối ưu cho hệ dung dịch chất HĐBM. Chọn các khoảng giá trị của biến thực nghiệm tại miền dừng như sau:
Z1: Nồng độ FB biến thiên từ 80÷120 g/kg;
Z2: Nồng độ {SLES: NPE = 2:1} biến thiên từ 320 ÷ 380 g/kg, Z3: Nồng độ PFAC biến thiên từ 80 ÷ 120 g/kg
Thực hiện ba dãy thí nghiệm:
- Dãy thí nghiệm ma trận yếu tố toàn phần gồm 8 thí nghiệm;
- Dãy thí nghiệm ma trận ở các tay đòn gồm 6 thí nghiệm
- Dãy thí nghiệm ma trận ở tâm phương án 6 thí nghiệm. Các kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.36: ết quả thí nghiệm theo Box – Hunter của hệ chất HĐBM dùng cho chế tạo AR-AFFF
Biến thực | Biến mã hóa | Hàm mục tiêu | |||||||||
Z1 | Z2 | Z3 | x0 | x1 | x2 | x3 | x 2 1 | x 2 2 | x 2 3 | ||
1 | 80 | 320 | 80 | + | - | - | - | + | + | + | 18,03 |
2 | 120 | 320 | 80 | + | + | - | - | + | + | + | 17,9 |
3 | 80 | 380 | 80 | + | - | + | - | + | + | + | 17,89 |
4 | 120 | 380 | 80 | + | + | + | - | + | + | + | 18,01 |
5 | 80 | 320 | 120 | + | - | - | + | + | + | + | 17,86 |
6 | 120 | 320 | 120 | + | + | - | + | + | + | + | 17,65 |
7 | 80 | 380 | 120 | + | - | + | + | + | + | + | 18,09 |
8 | 120 | 380 | 120 | + | + | + | + | + | + | + | 18,02 |
9 | 66,36 | 350 | 100 | + | -1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 0 | 0 | 17,85 |
10 | 133,64 | 350 | 100 | + | 1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 0 | 0 | 17,62 |
11 | 100 | 299,55 | 100 | + | 0 | -1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 0 | 17,94 |
12 | 100 | 400,45 | 100 | + | 0 | 1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 0 | 18,13 |
13 | 100 | 350 | 66,36 | + | 0 | 0 | -1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 17,93 |
14 | 100 | 350 | 133,64 | + | 0 | 0 | 1,682 | 0 | 0 | 2,828 | 17,85 |
15 | 100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,52 |
16 | 100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,58 |
17 | 100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,53 |
100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,59 | |
19 | 100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,53 |
20 | 100 | 350 | 100 | + | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 17,59 |
18
Tối ưu hóa hệ chất HĐBM trên phần mềm thống kê Minitab 16, kết quả thu được phương trình hồi quy tương thích với thực nghiệm như sau:
ŷ = 17,54 - 0,05x1 + 0,065x2 – 0,026x3 + 0,05x1x2 - 0,03x1x3 + 0,08x2x3 – 0,01x1x2x3
+ 0,05x12 + 0,16x22 + 0,11x32
Phương trình hồi quy trong tỷ lệ xích tự nhiên:
2 -4 2
Ŷ = 52,27 - 5,66*10-2Z1 - 0,1546Z2 - 0,1003Z3 +8,1*10-5 Z1Z2-8,44*10-5 Z1Z3+ 1,31*10-4 Z2Z3 + 1,706*10-4 Z12+1,94*10-4 Z2 +3,076*10 Z3
Sử dụng phần mềm MINITAB 16 vẽ mặt tối ưu:
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hàm mục tiêu σ theo nồng độ chất HĐBM
Hình 3.8: Các đường đồng mức biểu diễn giá trị σ theo nồng độ các chất HĐBM Sau khi vẽ được mặt tối ưu thấy hàm đạt giá trị nhỏ nhất tại cực trị riêng
phần của nó:
Z1 = 111,21 g/kg Z2 = 340,32 g/kg Z3 = 105,78 g/kg
Thay các giá trị vào phương trình thu được giá trị SCBM nhỏ nhất là = 17,56 mN/m.
hi đó nồng độ tối ưu các chất lần lượt là:
FB = 111,21 ≈ 111 g/kg
SLES = 226,8 ≈ 227 g/kg
NPE= 113,44 ≈ 113 g/kg
PFAC = 105,78 ≈ 106 g/kg
Sau khi tối ưu hóa được thành phần hàm lượng của các chất HĐBM riêng phần và tối ưu được quy trình chế tạo, hệ số lan truyền của các mẫu dung dịch bọt tạo màng nước bền rượu được xác định, kết quả được trình bày tại bảng 3.37:
Bảng 3.37. ết quả xác định hệ số lan truyền của hệ chất HĐBM bọt chữa cháy tạo màng nước bền rượu
SCBM F (mN/m) | SCBM A (mN/m) | SCBM I (mN/m) | Hệ số lan truyền S | |
1 | 24,31 | 17,58 | 3,32 | 3,41 |
2 | 24,23 | 17,56 | 3,34 | 3,33 |
3 | 24,18 | 17,58 | 3,31 | 3,29 |
Trung bình | 24,24 | 17,57 | 3,32 | 3,35 |
Kết quả cho thấy hệ chất HĐBM tối ưu có hệ số lan truyền dương 3,35 mN/m chứng tỏ hệ có khả năng nổi lên trên bề mặt nhiên liệu lỏng dễ cháy.
3.2.4. Nghiên cứu lựa chọn polyme tạo bền rượu và chất phụ gia
3.2.4.1. Nghiên cứu lựa chọn polyme tạo bền rượu
Trong thành phần chất tạo bọt tạo màng nước bền rượu, việc sử dụng kết hợp các chất HĐBM với polyme tan trong nước, không tan trong rượu và được fluor hóa là việc vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng xanthan gum ưu việt hơn so với diuti gum, guar gum... Do vậy, luận án lựa chọn xanthan gum với hàm lượng 2% (tức là 0,02% trong dung dịch bọt). ết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.38.
Bảng 3.38: Khảo sát thời gian bán hủy khi có mặt xanthan gum
A | B | C | D | E | F | G | |
Xanthan gum (0,02%) | Không | Không | Không | Có | Có | Có | Có |
Chất HĐBM fluor hóa | Không | Có | Không | Không | Có | Không | Có |
Chất trợ HĐBM fluor (chất ổn định bọt) | Không | Không | Có | Không | Không | Có | Có |
ết quả thời bán hủy 50% (phút:giây) | 2:34 | 3:11 | 3:35 | 3:30 | 4:03 | 4:12 | 4:26 |
ết quả cho thấy khi có mặt của xanthan gum thì thời gian bán hủy được cải thiện đáng kể. Để đánh giá khả năng bền nhiệt của sản phẩm cần tiến hành thử nghiệm dập cháy để khắng định. Khảo sát hàm lượng xanthan gum trong chất tạo bọt chữa cháy tạo màng nước bền rượu bằng cách sử dụng hệ chất HĐBM đã được tối ưu hóa (hệ AR1) sau đó thêm xanthan gum với hàm lượng thay đổi từ 0,8% đến 2,4% về khối lượng. Các mẫu bọt được đo độ nở và thời gian tiết nước, kết quả trình bày tại bảng 3.39.
Bảng 3.39: Khảo sát độ nở và thời gian tiết nước của hệ AR1 khi có mặt xanthan gum
Chất trợ HĐBM | Độ nở (lần) | Thời gian bán hủy (phút:giây) | |
1 | AR1 | 5,5 | 4:17 |
2 | AR1 + 0,8% xanthan gum | 5,6 | 4:21 |
3 | AR1 + 1,2% xanthan gum | 5,7 | 4:26 |
4 | AR1 + 1,6% xanthan gum | 5,8 | 4:46 |
5 | AR1 + 2,0% xanthan gum | 5,7 | 4:50 |
6 | AR1 + 2,4% xanthan gum | 5,8 | 4:54 |
ết quả cho thấy, khi dung dịch bọt chứa xanthan gum thì thời gian bán hủy được cải thiện đáng kể. Với hàm lượng 1,6% xanthan gum thì thời gian tiết nước của bọt có sự biến đổi lớn nhất nên luận án lựa chọn sử dụng hàm lượng này để chế tạo bọt chữa cháy tạo màng nước bền rượu.