Phân Bố Bệnh Nhân Theo Chỉ Số Khối Cơ Thể (Bmi)


Chụp CT Scan vùng chậu, sinh thiết tại vùng miệng nối và kết quả giải phẫu bệnh học sau phẫu thuật lại xác nhận có tế bào ung thư.

Phải xác định vị trí tái phát là thành trước, thành sau, thành bên hay tại vị trí miệng nối

+ Di căn xa: Gồm di căn đến các tạng ở xa như gan, phổi, não được chẩn đoán bằng lâm sàng siêu âm, chụp CT và X quang phổi.

- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với tái phát tại chỗ

- Thời gian tái phát tại chỗ và di căn xa (tháng).

Chia thành các giai đoạn dưới 6 tháng, 7-12 tháng, 13-24 tháng, 25-36

tháng, 37- 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng.

- Phương pháp phẫu thuật lại điều trị tái phát tại chỗ và di căn:

+ Cắt u tại chỗ.

+ Phẫu thuật cắt lại trực tràng và cơ thắt hậu môn qua đường bụng và tầng sinh môn (phẫu thuật Miles).

+ Phẫu thuật tạm thời: Làm hậu môn nhân tạo.

- Thời gian sống thêm sau phẫu thuật lại: Được tính bằng tháng.

- Tỷ lệ (%) sống thêm tại các thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm theo từng giai đoạn của Dukes và chung cho các giai đoạn.

- Phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm:

+ Giai đoạn bệnh theo TNM

+ Độ xâm lấn sâu của khối u.

+ Thời gian mắc bệnh.

+ Loại mô bệnh học của khối u.

+ Vị trí khối u.

+ Kích thước khối u.


Đánh giá kết quả chức năng:

Chức năng tự chủ hậu môn: áp dụng cho những bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn cơ thắt theo phương pháp Pull- through, đánh giá theo tiêu chuẩn của Kirwan [90], chia làm 5 độ:

+ Kiwan I (rất tốt): tự chủ hoàn toàn với cả phân đặc, lỏng và hơi.

+ Kiwan II (tốt): không tự chủ được hơi.

+ Kiwan III (khá): thỉnh thoảng són phân ít.

+ Kiwan IV (xấu): thường xuyên són nhiều nhưng không đòi hỏi làm hậu môn nhân tạo.

+ Kiwan V (rất xấu): són phân liên tục đòi hỏi phải làm hậu môn nhân tạo.

2.2.4. Điều trị sau mổ:

Sau phẫu thuật từ 3- 4 tuần, bệnh nhân được xạ trị vào khung chậu tổng liều 45 Gy; 1,8 Gy/ngày, 5 ngày/ tuần, bằng kỹ thuật 3 trường chiếu kết hợp với uống Capecitabine 645 mg/m2, 2 lần/ngày nhằm tăng tính nhạy xạ.

Sau liệu trình xạ- hóa đồng thời từ 2 - 3 tuần, những bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng bất lợi (khối u T 3-4, độ biệt hóa kém, di căn hạch chậu) tiếp tục được hóa trị bổ trợ với phác đồ FOLFOX 6: Oxaliplatin 85mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1; Calcifolinate 400mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1; 5FU 400 mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1 (truyền nhanh hoặc bolus); 5FU 2400 mg/m2 truyền tĩnh mạch liên tục 48 giờ. Hóa trị 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ lặp lại sau 2 tuần.

2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các chỉ tiêu nghiên cứu được ghi nhận trực tiếp qua khám, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. Dữ liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Các thông tin từ mẫu bệnh án được mã, làm sạch kiểm định bằng test thống kê; sử dụng phần mềm SPSS 19.0 (Statistical Package for Social Science), Excel-2000 để xử lý số liệu.

Ước lượng thời gian sống thêm toàn bộ, thời gian sống thêm không bệnh theo phương pháp Kaplan- Meier.


2.4. QUAN ĐIỂM VỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Tất cả bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu và không chịu bất kỳ một sự ép buộc nào, được giải thích rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm của phẫu thuật.

- Chỉ đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân theo đúng những tiêu chuẩn

đã được đặt ra.

- Thường xuyên rút kinh nghiệm, luôn cập nhật thông tin, cải tiến kỹ thuật nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Có trách nhiệm theo dõi, điều trị sau mổ, phát hiện và xử lý những tai biến, biến chứng. Tư vấn và điều trị khi có tái phát.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Qua nghiên cứu 146 bệnh nhân được điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2013, chúng tôi nghi nhận kết quả như sau:

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN

3.1.1. Tuổi bệnh nhân

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

≤ 20

3

2,1

21- 40

11

7,5

41 – 60

61

41,8

61 – 80

64

43,8

> 80

7

4,8

Tổng số

146

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng - 9

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59 tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 89 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi.

Tập trung cao ở lứa tuổi từ 41đến 80.

3.1.2. Giới

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới


Giới

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Nam

76

52,1

Nữ

70

47,9

Tổng số

146

100,0

Bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi là tương đương nhau giữa 2 giới.


3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể (BMI)

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể


Chỉ số khối cơ thể

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

<18,5 (thiếu cân)

39

26,7

18,5 – 24,9 (bình thường)

101

69,2

25 – 29,9 (thừa cân)

6

4,1

≥ 30 (béo phì)

0

0

Tổng số

146

100

Có 69,2% bệnh nhân có BMI trong giới hạn bình thường. Chỉ có 6 bệnh nhân (4,1%) là thừa cân. Không bệnh nhân nào béo phì.

3.1.4. Tình trạng toàn thân

Bảng 3.4. Triệu chứng toàn thân của bệnh nhân


Triệu chứng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Sụt cân

55

37,7

Thiếu máu

33

22,6

ASA

I

112

76,7

II

19

13,0

III

15

10,3

- Có 55 bệnh nhân ung thư trực tràng vào viện có biểu hiện sụt cân

- Có 33 bệnh nhân ung thư trực tràng vào viện có biểu hiện thiếu máu.

- Có 76,7% bệnh nhân vào viện được điều trị trong tình trạng sức khỏe toàn thân tốt (ASA1), 13,0% ở mức độ nhẹ (ASA2), chỉ có 10,3% ở mức độ nặng. Không có bệnh nhân trong tình trạng nặng, đe dọa đến tính mạng và đe dọa tử vong trong 24 giờ (ASA4, ASA5).


3.2. CHỈ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1.1. Thời gian từ khi bệnh nhân phát hiện có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện

Bảng 3.5. Thời gian có triệu chứng đến khi vào viện.


Thời gian mắc bệnh

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

0- ≤ 3 tháng

89

61,0

3 - 6 tháng

46

31,5

7 - 12 tháng

9

6,2

> 12 tháng

2

1,3

Tổng cộng

146

100

Thời gian từ khi bệnh nhân phát hiện có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện của bệnh nhân cao nhất ở thời điểm dưới 3 tháng, chiếm 61%.

3.2.1.2. Lý do bệnh nhân vào viện

Bảng 3.6. Lý do bệnh nhân vào viện


Lý do

Số bệnh

nhân

Tỷ lệ %

Đại tiện phân có máu

122

83,4

Đau bụng

8

5,5

Táo bón

8

5,5

Đau vùng hậu môn

3

2,1

Rối loạn đại tiện (phân lỏng xen kẽ táo bón)

2

1,4

Phát hiện tình cờ (soi đại tràng)

3

2,1

Đại tiên phân có máu là triệu chứng hay gặp nhất (83,4%)

Có 3 bệnh nhân (chiếm 2,1%) được phát hiện ung thư trực tràng tình cờ qua soi đại trực tràng.


3.2.1.3. Triệu chứng cơ năng

Bảng 3.7. Các triệu chứng khi vào viện


Triệu chứng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Đau bụng

92

63

Đau vùng hậu môn

51

34,9

Mót rặn

46

31,5

Ỉa máu tươi

116

79,5

Phân nhầy máu mũi

82

56,2

Phân lỏng

29

19,9

Táo bón

52

35,6

Phân dẹt

10

6,8

Phân lỏng xen kẽ táo bón

46

31,5

Ỉa máu tươi, đau bụng và đại tiện phân nhầy máu mũi là 3 triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của bệnh nhân ung thư trực tràng, với tỷ lệ theo thứ tự là 79,5%, 63% và 56,2%. Chỉ có 1/3 số bệnh nhân ung thư trực tràng vào viện có mót rặn hay đau vùng hậu môn.

3.2.1.4. Triệu chứng thực thể

Bảng 3.8. Kết quả thăm trực tràng lúc vào viện


Thăm trực tràng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Không sờ được u *

64

43,8


Sờ được u (n=82)

<1/4 chu vi

3

3,6

1/4 - <1/2 chu vi

43

52,5

1/2 - <3/4 chu vi

23

28

≥ 3/4 chu vi

13

15,9

Thăm trực tràng phát hiện được u trực tràng ở 56,2% bệnh nhân ung thư trực tràng, trong đó 54,1% có u chiếm trên 1/4 chu vi lòng trực tràng.

Có 15/64 bệnh nhân không được thăm trực tràng khi vào viện (vì đã có kết quả nội soi trước đó).


Bảng 3.9. Vị trí của khối u so với rìa hậu môn khi thăm trực tràng và kết quả nội soi (tại khoa điều trị)

Khoảng cách u so với rìa hậu môn

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

4- <5cm (cực thấp)

26

17,8

5 - <6 cm (thấp)

38

26,0

6-<10 cm (trung gian)

59

40,4

≥10 cm (cao)

23

15,8

Tổng cộng

146

100

Có 26 bệnh nhân (17,8%) có u nằm ở vị trí cực thấp (cách rìa hậu môn dưới 5 cm), 38 bệnh nhân (26%) ở vị trí thấp (5-<6cm). Nhóm bệnh nhân có u ở vị trí tấp và cực thấp (dưới 6 cm) là 64 (43,8%).

Nhóm bệnh nhân có u nằm ở vị trí trung gian (6-<10 cm) là 23 (15,8%).

Nhóm bệnh nhân có u nằm ở vị trí cao (trên 10 cm) là 23 trường hợp (15,8%) được chẩn đoán qua siêu âm.

3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng

3.2.2.1. Nhóm máu

Bảng 3.10. Nhóm máu


Nhóm máu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nhóm máu O

72

49,3

Nhóm máu A

37

25,3

Nhóm máu B

33

22,6

Nhóm máu AB

4

2,7

Tổng số

146

100

Bệnh nhân có nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao (49,3), nhóm máu A, B có tỷ lệ tương đương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022