Đánh Giá Mức Độ Biến Đổi Khí Hậu Ở Khu Vực Hà Nội Trong 60 Năm


Hình 3 14 Hồ Tây đoạn qua Yên Phụ ảnh chụp tháng 1 2021 Nâng cao giá trị giáo 1Hình 3 14 Hồ Tây đoạn qua Yên Phụ ảnh chụp tháng 1 2021 Nâng cao giá trị giáo 2

Hình 3.14: Hồ Tây đoạn qua Yên Phụ (ảnh chụp tháng 1/2021)

Nâng cao giá trị giáo dục: Hồ Tây cũng được sử dụng như một điểm nghiên cứu về các giá trị đa dạng sinh học, giá trị nguồn gen, về các loài động, thực vật tự nhiên và là nơi thực tập ngoài trời tốt cho sinh viên và học sinh một số trường đại học và phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Giá trị của Hồ Tây như là nơi nghiên cứu, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã được nghiên cứu nhưng chưa được tận dụng triệt để là nơi đào tạo. Cho đến nay rất ít các trường phổ thông chọn hệ thống sông hồ Hà Nội hoặc Hồ Tây để nghiên cứu học tập.

Dịch vụ hỗ trợ: Hỗ trợ đa dạng sinh học (môi trường sống của các loài); Hỗ trợ chu trình dinh dưỡng (lấy/ giữ và xử lý chất dinh dưỡng) là những chức năng quan trọng của dịch vụ hỗ trợ.

Hô ̃ trợ đa dạng sinh học: Đây là một chức năng đã bị suy giảm nhanh chóng về quy mô và chất lượng. Trước đây Hồ Tây hỗ trợ nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như chim Sâm cầm, sen Bách Diệp Hồ Tây. Hồ Tây được coi như một hình mẫu về quỹ gen của đồng bằng Bắc bộ bởi có tới 122 loài vi tảo, 38 loài động vật nổi và hàng chục loài cá, động vật đáy khác, đã được Thủ tướng phê duyệt thành khu vực bảo tồn vực nước nội địa cấp quốc gia [24].

Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế một cách nhanh chóng trong thời gian qua đã làm cho mức độ ô nhiễm hồ ngày càng gia tăng


do lượng nước thải đổ ra hồ ngày một nhiều, thành phần loài hệ sinh vật của Hồ Tây thay đổi. Quá trình kè bờ, tác động của con người làm biến đổi hai nhóm sinh vật quan trọng của hồ là thực vật thủy sinh và động vật đáy bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài đặc hữu của hồ đã bị mất đi, xuất hiện một số loài ngoại lai mới. Đa dạng sinh học ở Hồ Tây hiện nay được đánh giá là suy giảm. Hồ Tây hiện nay được đánh giá là kém đa dạng sinh học [23].

Hô ̃ trợ chu trình dinh dưỡng: Là nơi cung cấp dinh nguồn dinh dưỡng cho hệ sinh thái và hỗ trợ chu trình dinh dưỡng tự nhiên của hệ sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Kết quả trên cho thấy trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến việc tăng cường một hay nhiều dịch vụ hệ sinh thái này mà dẫn đến suy giảm dịch vụ hệ sinh thái khác. Nơi cư trú của nhiều loài sinh vật bị mất hoặc ảnh hưởng, giảm khả năng điều tiết, kiểm soát ô nhiễm, giảm khả năng cung cấp nước và các sản phẩm nông nghiệp là những chức năng chính đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó các dịch vụ tận dụng không gian quanh hồ lại đang được tận dụng tối đa gây ảnh hưởng đến môi trường hồ. Như vậy Hồ Tây với 4 dịch vụ hệ sinh thái và 12 chức năng chính được đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng đối với khu vực đô thị. Tuy nhiên các chức năng này chưa được sử dụng tối ưu hoặc đang bị suy thoái cho thấy sự phát triển kém bền vững của các dịch vụ hệ sinh thái này.

3.2 Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu ở khu vực Hà Nội trong 60 năm

3.2.1 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trong 60 năm

3.2.1.1 Nhiệt độ không khí trung bình

Số liệu trạm Láng (Hà Nội) cho thấy nhiệt độ không khí trung bình phân bố không đều trong năm, nhiệt độ cao nhất là vào các tháng mùa hè từ tháng 5-9 với mức nhiệt từ 27,5-29,5 oC, nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng mùa đông từ tháng 12-2 năm sau với mức nhiệt dao động từ 16,5-18,5 oC (hình


3.15). Nhiệt độ có xu hướng tăng dần qua các năm, thời kỳ từ 1960-2019 nhiệt độ tăng dần khoảng 1,69 oC (hình 3.16).

Hình 3 15 Nhiệt độ không khí trung bình tháng giai đoạn 1960 – 2019 Nguồn Tác 3

Hình 3.15: Nhiệt độ không khí trung bình tháng giai đoạn 1960 – 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]

Hình 3 16 Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình năm giai đoạn 1960 2019 Nguồn 4

Hình 3.16: Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình năm giai đoạn 1960-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


Hình 3 17 Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình mùa hè năm 1960 2019 Nguồn 5


Hình 3.17: Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình mùa hè năm 1960-2019 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn

(trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


Nhiệt độ không khí trung bình mùa hè cũng có xu hướng tăng, giai đoạn 1960- 2019 nhiệt độ tăng dần khoảng 1,36 oC (hình 3.17). Nhiệt độ không khí trung bình mùa đông cũng có xu hướng tăng, giai đoạn 1960- 2019 nhiệt độ tăng dần khoảng 1,65 oC (hình 3.18).


Hình 3 18 Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình mùa đông năm 1960 2019 Nguồn 6

Hình 3.18: Xu hướng nhiệt độ không khí trung bình mùa đông năm 1960- 2019 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


3.2.1.2 Nhiệt độ không khí tối thấp

Nhiệt độ không khí tối thấp có xu hướng tăng dần, thời kỳ từ 1960- 2000 nhiệt độ tăng dần khoảng 1,4 oC, thời kỳ từ 2000-2019 nhiệt độ tăng dần khoảng 0,68 oC (hình 3.20).

Hình 3 19 Nhiệt độ không khí tối thấp tháng giai đoạn 1960 2019 Nguồn Tác 7

Hình 3.19: Nhiệt độ không khí tối thấp tháng giai đoạn 1960- 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]

Hình 3 20 Xu hướng nhiệt độ không khí tối thấp năm giai đoạn 1960 2019 8

Hình 3.20: Xu hướng nhiệt độ không khí tối thấp năm giai đoạn 1960-2019


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


3.2.1.3 Nhiệt độ không khí tối cao

Nhiệt độ không khí tối cao có xu hướng tăng dần, thời kỳ từ 1960-2000 nhiệt độ tăng dần khoảng 1,7 oC, thời kỳ từ 2000 - 2019 nhiệt độ tăng dần khoảng 0,82 oC (hình 3.22).

Hình 3 21 Nhiệt độ không khí tối cao tháng giai đoạn 1960 2019 Nguồn Tác giả 9

Hình 3.21: Nhiệt độ không khí tối cao tháng giai đoạn 1960- 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]



Hình 3 22 Xu hướng nhiệt độ không khí tối cao năm giai đoạn 1960 2019 Nguồn 10

Hình 3.22: Xu hướng nhiệt độ không khí tối cao năm giai đoạn 1960 -2019 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn

(trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


Như vậy trong vòng 60 năm qua nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội tăng trong khoảng 1,7 oC, nhiệt độ trung bình mùa đông tăng cao hơn nhiệt độ trung bình mùa hè. Biên độ nhiệt độ trong 2 thập kỷ gần đây cao hơn biên độ nhiệt độ trong 4 thập kỷ trước đó tương ứng là 3,9 oC và 2,3 oC.

3.2.2 Đánh giá mức độ biến đổi lượng mưa trong vòng 60 năm

Diễn biến tổng lượng mưa và tổng số ngày mưa trong vòng 60 năm tại Hà Nội được thu thập tại trạm Láng (từ năm 1960 đến 2019). Kết quả nghiên cứu được biểu diễn tại các đồ thị hình 3.23, hình 3.24.


Hình 3 23 Tổng lượng mưa trung bình năm gia đoạn 1960 đến 2019 Tổng số ngày 11


Hình 3.23: Tổng lượng mưa trung bình năm gia đoạn 1960 đến 2019

Tổng số ngày mưa trong năm Trạm Lángy = -0.2188x + 154.41

R² = 0.0691

200

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

Năm

Số ngày mưa

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]


1960

1962

1964

1966

1968

1970

1972

1974

1976

1978

1980

1982

1984

1986

1988

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

Hình 3.24: Tổng số ngày có mưa trong năm giai đoạn 1960 đến 2019 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn (trạm Láng, Hà Nội) cung cấp [Phụ lục 4]

Kết quả cho thấy thấy diễn biến lượng mưa trung bình từ năm 1960 đến 2019 hầu hết có xu hướng tăng tuy nhiên số ngày mưa trong năm lại có xu hướng giảm.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí