Bốc Xếp Trái Thanh Long Vận Chuyển Đến Nơi Tiêu Thụ



Hình 1.4. Di chuyển trái thanh long bằng xe đẩy

- Di chuyển bằng máy kéo: Ở những nơi có điều kiện địa hình thuận lợi thì di chuyển trái thanh long từ khu vườn ra đến nơi tập kết bằng máy kéo. Phương pháp này cho năng suất cao nhưng trái thanh long dễ bị dập mát, tổn thất sau thu hoạch lớn.

Hình 1 5 Di chuyển trái thanh long bằng máy kéo Bốc xếp trái thanh long lên xe 1

Hình 1.5. Di chuyển trái thanh long bằng máy kéo

- Bốc xếp trái thanh long lên xe vận chuyển: Thanh long sau khi tập kết ở bãi bốc, sau đó được bốc lên xe ô tô vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Hình 1 6 Bốc xếp trái thanh long vận chuyển đến nơi tiêu thụ d Dụng cụ 2

Hình 1.6. Bốc xếp trái thanh long vận chuyển đến nơi tiêu thụ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

d) Dụng cụ đựng trái thanh long sau thu hái vận chuyển

Trái thanh long sau thu hái được đựng trong giỏ bằng nhựa hoặc sọt đan bằng tre, trái thanh long được xếp nhiều lớp, giữa các lớp không có tấm cách, từ đó trọng lượng của lớp trái được xếp ở phía trên tác động lên lớp phía dưới, dẫn đến lớp phía dưới bị tổn thương, từ đó chất lượng sản phẩm giảm đi, trái thanh long nhanh bị hư hỏng.

Tồn tại của dụng cụ chứa đựng này là khi xếp các thùng chứa đầy sản phẩm lên nhau để vận chuyển thì các trái thanh long ở thùng phía dưới bị bẹp, nếu như không xếp chồng lên nhau khi vận chuyển thì tốn diện tích (vì xếp được một lượt) nên năng suất thấp, giá thành vận chuyển cao. Đây là một trong những tồn tại lớn trong dụng cụ chứa sản phẩm rau quả sau thu hoạch.

Hình 1 7 Trái thanh long được đổ thành từng đống hoặc xếp trong thùng nhựa 3Hình 1 7 Trái thanh long được đổ thành từng đống hoặc xếp trong thùng nhựa 4

Hình 1.7. Trái thanh long được đổ thành từng đống hoặc xếp trong thùng nhựa

1.2.3. Những tồn tại trong thu hoạch và vận chuyển trái thanh long

- Do thu hái bằng thủ công nên năng suất thu hái thấp, tốn công lao động, năng suất trung bình khoảng 300kg/công lao động, tính cho tất cả các khâu công việc từ thu hái, xếp vào giỏ, di chuyển ra bãi tập kết, bốc lên xe ô tô.

- Các phương pháp di chuyển trái thanh long sau khi thu hái không hợp lý: Di chuyển bằng mang vác thì năng suất thấp, tốn công lao động, nếu sử dụng xe đẩy và máy kéo thì sản phẩm bị dập nát (do chạy trên đường xấu nhiều ổ gà), từ đó chất lượng sản phẩm thấp không đạt yêu cầu xuất khẩu.

- Không có dụng cụ, thùng chứa hoặc giỏ chứa chuyên dùng nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm trái thanh long sau thu hoạch.


- Chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm nhanh bị hư hỏng nguyên nhân sau: Do cấu tạo giải phẫu trái thanh long rất mềm, nên khi xếp chồng thanh long lên nhau, khi di chuyển dưới tác động của trọng lượng trái thanh long phía trên đè lên lớp thanh long phía dưới, dưới tác động của rung động khi di chuyển bằng máy kéo, bằng xe đẩy thì ruột trái thanh long bị tổn thương, từ đó các phản ứng sinh hóa xẩy ra nhanh, dẫn đến trái thanh long nhanh bị hư hỏng (nhiều lô thanh long của Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài không đạt yêu cầu bị trả về).

Tóm lại:Trong thu hoạch thanh long hiện nay còn hai khâu cần phải nghiên cứu hoàn thiện đó là khâu di chuyển trái thanh long sao cho êm dịu năng suất cao giảm nhẹ sức lao động, không bị dập. Dụng cụ chứa đựng trái thanh long sau thu hoạch và trong vận chuyển (thùng chứa) phải có các tấm ngăn để trọng lượng của lớp quả phía trên không tác động lớp phía dưới, từ đó dẫn đến trái thanh long không bị tổn thương. Như vậy cần thiết phải có đề tài nghiên cứu hệ thống thiết bị di chuyển trái thanh long và giỏ chứa trái thanh long chuyên dùng để đáp ứng yêu cầu tăng năng suất và giảm tổn thất sau thu hoạch và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

1.3. Về tình hình nghiên cứu các thiết bị thu hoạch thanh long trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình nghiên cứu các thiết bị thu hoạch thanh long trên thế giới

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, cải tạo giống, lai tạo giống, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản trái thanh long sau thu hoạch, các công trình này đã được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trái thanh long.

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về công nghệ và thiết bị thu hoạch thanh long trên thế giới còn hạn chế. Ở một số nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia thu hái thanh long được thực hiện như sau [39]; [40]:


- Sử dụng lao động thủ công cắt trái thanh long, sau đó cho trái thanh long vào thùng đựng, sau khi xếp đầy thùng đựng thì dùng xe cút kít hoặc sử dụng máy kéo chở ra ngoài đường vận chuyển sau đó bốc lên xe ô tô vận chuyển đến nhà máy hoặc nơi tiêu thụ.

- Do đặc điểm của trái thanh long nên việc cơ giới hóa, tự động hóa khâu cắt trái thanh long là rất khó khăn, nên hầu hết các nước trồng thanh long đều thu hái bằng thủ công, khâu vận chuyển trái thanh long đã được cơ giới hóa bằng máy kéo hoặc xe đẩy.

- Thùng chứa trái thanh long được làm bằng tre hoặc thùng nhựa không có vách ngăn, nên khi vận chuyển bằng máy kéo hoặc xe đẩy có thể bị dập, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.

Tóm lại khâu thu hoạch thanh long trên thế giới hiện nay chủ yếu là hái bằng thủ công, vận chuyển bằng sức người hoặc bằng máy kéo, xe đẩy.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu thiết bị thu hái thanh long ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về cây thanh long Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào qui hoạch trồng cây thanh long, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật chọn tạo giống, kỹ thuật chăm bón, kỹ thuật phòng trừ sau bệnh hại, nghiên cứu sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hoặc GlobalGap, các nghiên cứu trên do Sở Khoa học và công nghệ các tỉnh trồng thanh long là đơn vị chủ quản, các viện nghiên cứu, các trường Đại học, các doanh nghiệp thực hiện, các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần phát triển diện tích, năng suất và chất lượng thanh long như hiện nay.

Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về thiết bị thu hoạch trái thanh long ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa có công trình đã công bố nghiên cứu về công nghệ, thiết bị thu hái vận chuyển trái thanh long ở trong vườn trồng.

1.4. Tổng quan về đường cáp sử dụng trong nông lâm nghiệp

Vận chuyển bằng đường cáp có ưu điểm nổi bật đó là áp dụng nơi địa hình phức tạp việc làm đường ô tô khó khăn, những nơi hạn chế đào đắp, từ những ưu điểm đó có nhiều loại đường cáp được áp dụng trong thực tế như: Đường cáp vận chuyển gỗ, đường cáp vận chuyển người trong khu du lịch, đường cáp vận chuyển nông sản sau thu hoạch. Trong các loại đường cáp nêu trên thì đường cáp vận chuyển gỗ được sử dụng khá phổ biến.


1.4.1. Các kiểu đường cáp sử dụng trong lâm nghiệp [11] [15]

Đường dây cáp là một phương tiện vận xuất gỗ được sử dụng rộng rãi trong điều kiện địa hình núi cao hiểm trở không thuận lợi cho các phương tiện vận xuất khác như máy kéo hay súc vật kéo. Theo phương pháp này người ta căng dây cáp với một độ căng cần thiết, trên đó có đặt xe chở gỗ. Xe chở gỗ chuyển động được là nhờ có động lực đặt ở đầu hay cuối đường dây hoặc có khi không cần thiết phải dùng động lực bên ngoài mà nó tự chuyển động do độ dốc của đường dây tương tự như máng lao gỗ. Khi chuyển động, gỗ và xe hoàn toàn chạy trên đường dây cáp không ảnh hưởng gì đến mặt đất.

Hiện nay, trong vận xuất gỗ người ta dùng nhiều mô hình đường cáp khác nhau; Mỗi một mô hình sẽ đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và kinh tế cho từng vùng, từng loại địa hình. Căn cứ vào số lượng dây cáp được dùng, khả năng di động, người ta phân ra các mô hình (các kiểu) đường dây cáp sau đây:

a) Kiểu đường cáp một dây

- Đường cáp một dây căng cố định: Mô hình đường cáp một dây phổ biến nhất hiện nay như hình 1.8. Người ta căng cố định một dây cáp lên 2 điểm cần thiết trên đỉnh dốc và chân dốc. Gỗ được lao trên dây cáp từ đỉnh xuống chân dốc. Tuỳ độ dốc của đường dây lớn hay nhỏ mà xe chuyển động trên dây cáp có thể bằng các loại móc gỗ hay dùng puli bằng kim loại.

Hình 1 8 Sơ đồ đường cáp một dây căng cố định Đường cáp một dây kéo 5

Hình 1.8. Sơ đồ đường cáp một dây căng cố định


- Đường cáp một dây kéo căng - thả chùng: Để giảm bớt sức lao động móc gỗ lên đường cáp và giảm vận tốc gỗ lao ở cuối đường cáp, khi vận xuất các loại gỗ có kích thước nhỏ như gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu giấy người ta sử dụng rất có hiệu quả kiểu đường cáp một dây hoạt động theo phương pháp kéo căng thả chùng (Hình 1.9).

Theo phương pháp này, một đầu dây cáp được cố định ở một điểm phía trên dốc còn đầu kia phía dưới dốc được quấn vào trống tời. Lúc đầu dây cáp nằm sát mặt đất, dùng một puli có dây buộc gỗ mắc vào dây cáp, người móc gỗ phía trên dốc ra hiệu cho người điều khiển tời ở phía dưới dốc. Tời quấn cáp cho tới khi nâng được khúc gỗ lên khỏi mặt đất và dần dần dây cáp đạt được độ dốc cần thiết để khúc gỗ tự lao được xuống chân dốc. Khi gỗ chuyển động xuống chân dốc tới vị trí đã định, người điều khiển tời nhả trống tời và khúc gỗ rơi xuống đất cùng với dây cáp. Sau khi tháo khúc gỗ ra khỏi dây cáp, người móc gỗ ở trên đỉnh núi lại tiếp tục chuyến thứ hai tương tự như chuyến đầu. Mỗi một lần lao gỗ cần một puli. Mỗi đợt lao khoảng 20 chuyến là hết puli, ở phía đỉnh dốc, lúc này người móc gỗ ở trên đỉnh dốc phải xuống chân dốc để lấy số puli lên đỉnh núi để chuẩn bị cho đợt lao sau.

Hình 1 9 Sơ đồ đường cáp một dây kéo căng thả chùng 1 2 Trụ buộc cáp 6

Hình 1.9. Sơ đồ đường cáp một dây kéo căng - thả chùng

1,2- Trụ buộc cáp; 3- Dây cáp; 4- Puli chuyển hướng; 5- Bộ phận tăng lực; 6- Tời thủ công; 7- Dây neo tời; 8-Puli; 9- Khúc gỗ

- Đường cáp một dây chuyển động kiểu con thoi: Khi vận xuất gỗ nhỏ hoặc củi, nứa người ta còn có thể dùng kiểu đường cáp một dây mắc thành vòng kín. Dây cáp được nối thành một vòng kín và được căng bằng 2 puli đặt ở 2 điểm trên dốc và dưới dốc (hình 1.10).


Một đầu cáp buộc gỗ vào một nhánh dây, vì có độ dốc nên gỗ tự chuyển động từ đỉnh xuống chân dốc. Trong khi phía dưới dốc tháo gỗ ra khỏi dây cáp thì phía trên dốc lại buộc gỗ vào nhánh kia của cáp và quá trình được lặp lại như ban đầu. Kiểu sơ đồ đường cáp một dây mắc thành vòng kín này còn được gọi là sơ đồ chuyển động kiểu con thoi. Với địa hình không đủ độ dốc tự lao, người ta có thể lắp động cơ để kéo một trong 2 bánh xe căng cáp.

Hình 1 10 Sơ đồ đường cáp một dây chuyển động kiểu con thoi Đường cáp 7

Hình 1.10. Sơ đồ đường cáp một dây chuyển động kiểu con thoi

- Đường cáp 1 dây lắp thành vòng kín: Được sử dụng để vận xuất gỗ nhỏ, củi với cự li vận xuất 9001000m, 6 đến 8 người 1 ca, vận tốc 0,81m/s, tải được xếp cách nhau 56m, cho năng suất 5060m3/ca. Sơ đồ cấu tạo của đường cáp một dây lắp thành vòng kín như thể hiện trên hình 1.11.

Hình 1 11 Đường cáp một dây lắp thành vòng kín 1 Tời 2 Dây cáp 3 Ròng 8

Hình 1.11. Đường cáp một dây lắp thành vòng kín

1- Tời; 2- Dây cáp; 3- Ròng rọc cánh

Ưu điểm lớn nhất của đường cáp loại này là: Đơn giản trong sử dụng, giữa các trụ đỡ không cần có độ cao chênh nhau.


Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chỉ vận xuất được gỗ nhỏ.

b) Kiểu đường cáp hai dây

Sơ đồ đường cáp hai dây có động lực kéo xe chở gỗ là kiểu đường cáp được dùng phổ biến rộng rãi hiện nay (hình 1.12). Theo sơ đồ này, dây cáp mang (6) được căng và cố định ở 2 điểm trên và dưới dốc, trên đó có lắp xe treo chở gỗ (8). Một đầu của cáp kéo buộc chặt vào xe chở gỗ còn đầu kia mắc vào trống tời của động lực (1). Ở 2 đầu dây cáp mang người ta còn mắc cơ cấu giữ xe treo (5) để phục vụ cho quá trình bốc gỗ lên xe và dỡ gỗ ra khỏi xe dọc tuyến cáp. Vì có động lực kéo xe cho nên kiểu sơ đồ này ngoài việc thả gỗ từ trên đỉnh dốc xuống chân dốc người ta còn có thể kéo gỗ ngược dốc từ chân lên đỉnh núi.

Hình 1 12 Đường cáp hai dây có động lực 1 Tời 2 Trụ đỡ trên 3 Trụ 9

Hình 1.12. Đường cáp hai dây có động lực

1- Tời; 2- Trụ đỡ trên; 3- Trụ đỡ trung gian; 4- Yên đỡ cáp; 5- Cơ cấu giữ xe treo; 6- Dây cáp mang; 7- Cáp nâng kéo gỗ; 8- Xe treo; 9- Trụ đỡ dưới; 10- Bộ phận neo giữ cáp mang; 11-Sàn để gỗ; 12- Đường vận chuyển.

- Quá trình thả gỗ xuôi dốc: Cơ cấu giữ xe treo (5) được đặt ở phía trên sẽ giữ xe ở vị trí cần thiết, công nhân bốc gỗ sẽ kéo móc gỗ tới vị trí buộc gỗ, người điều khiển tời cho tời hoạt động để kéo bó gỗ nâng bổng lên xe. Sau khi cơ cấu giữ xe nhả khoá, dưới tác dụng của trọng lượng xe và gỗ, xe treo chở gỗ tự chuyển động xuống chân dốc. Khi xe chuyển động tới gần trụ đỡ phía dưới (9), gỗ bị lết đất xe dừng lại người ta tiến hành dỡ gỗ. Khi dỡ gỗ xong, người dỡ gỗ ở phía dưới dốc dùng tín hiệu bằng chuông điện báo cho người điều khiển tời ở phía trên dốc cho tời hoạt động để kéo xe không tải lên phía trên dốc và quá trình sẽ được lặp lại như cũ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022