Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - 14

này được xem xét, chỉnh sửa và thông qua tại cuộc họp của các đại diện toàn thể các hộ gia đình.

- Văn bản sẽ được đại diện UBND Phường Hùng Thắng, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và cộng đồng dân cư trên vịnh cùng ký và thống nhất triển khai. Để văn bản có tính pháp lý cao, UBND Phường Hùng Thắng cần ra quyết định ban hành.

B.7. Xây dựng tài liệu hướng dẫn tập huấn về quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh học dựa vào cộng đồng.

- Các chuyên gia sẽ xây dựng các tài liệu, tổ chức hội thảo góp ý kiến, hoàn thiện thành các tài liệu phục mô hình.

B.8. Đào tạo tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho chính quyền và cộng đồng địa phương về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về sử dụng và quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng địa phương.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ của Ban Quản lý vịnh Hạ Long.

- Tổ chức tập huấn triển khai các mô hình sinh kế.

B.9. Triển khai thực hiện và giám sát.

- Cộng đồng tự thành lập các tổ quản lý (dạng hợp tác xã cộng đồng) để triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Thành lập tổ giám sát của cộng đồng kết hợp với đội kiểm tra và xử lý vi phạm của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiến hành tuần tra, theo dòi, giám sát và xử lý các tình huống, các vụ vi phạm quy định đã được thông qua. Kinh phí do cộng đồng đóng góp và hỗ trợ từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.

f) Kết quả mong đợi khi xây dựng và áp dụng thử nghiệm mô hình.

- Cộng đồng tham gia và đồng thuận trong việc thực hiện.

- Kiến thức và nhận thức của cộng đồng và các nhà quản lý đối với việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long được nâng cao.

- Thu hút được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho việc triển khai mô hình.

- Các hệ sinh thái của vịnh Hạ Long được bảo tồn và phát triển theo các cách tiếp cận sử dụng khôn khéo đất ngập nước.

- Nâng cao chất lượng đời sống người dân khi tham gia mô hình bằng cách chia sẻ lợi ích một cách công bằng từ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1- Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là nơi có sự đa dạng sinh học cao. Vịnh Hạ Long có 10 kiểu hệ sinh thái rất đặc thù của quần đảo đá vôi vùng nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái cỏ biển, Hệ sinh thái vùng triều đáy mềm, Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng, Hệ sinh thái bãi triều cát, Hệ sinh thái rạn san hô, Hệ sinh thái tùng – áng, Hệ sinh thái vùng ngập nước thường xuyên ven bờ và Hệ sinh thái các thảm thực vật trên đảo và hệ sinh thái hang động. Các nhà khoa học đã thống kê được đã thống kê được 2949 loài động vật, thực vật có mặt ở khu vực này. Trong số này có 1259 loài động thực vật sống trên cạn, 1553 loài sinh vật sống trong thuỷ vực và 66 loài (thuộc Bò Sát và Lưỡng Cư) sống ở cả trong nước và trên cạn và 71 loài chim.

2- Vịnh Hạ Long có diện tích lớn, nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế nên chịu nhiều sức ép lớn từ các hoạt động kinh tế xã hội. Hiện nay Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như: San lấp mặt bằng, khai thác và kinh doanh khoáng sản, công nghiệp ngoài khoáng sản (Xăng dầu, cảng biển và giao thông thủy, các khu công nghiệp, đóng tàu...), chất thải sinh hoạt, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch.

3- Trong những năm qua, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tăng cường các hoạt động nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và bước đầu đã hạn chế được những tác động xấu đến giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn còn có nhiều bất cập, chưa phát huy được hết các nguồn lực để bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long.

4- Các cơ quan quản lý cần thiết phải xây dựng các nhóm giải pháp và thực hiện đồng bộ để bảo vệ giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long.

5- Việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học không chỉ dựa vào các cơ quan chức năng mà còn phải dựa vào cộng đồng sinh sống trong khu vực. Cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Việc áp dụng mô hình không những làm tăng hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn mà còn góp phần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học và chất lượng cuộc sống của người dân.


2. KHUYẾN NGHỊ

- Các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể giám sát, phòng ngừa ô nhiễm từ các yếu tố gây suy giảm giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long trình bày trong báo cáo đặc biệt là có các biện pháp khẩn cấp phòng ngừa ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và kinh doanh khoáng sản.

- Cần triển khai các nhóm giải pháp và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp này nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long, đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.

- Triển khai mô hình quản lý, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long dựa vào cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt.

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2013), Thông tư Quy định về Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

2. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, (2013), Hiện trạng môi trường vịnh Hạ Long – Bái Tử Long.

3. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, (2003), Đặc điểm khí tượng hải văn vịnh Hạ Long

4. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, (2003), Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

5. Chu Mạnh Chinh, Hứa Chiến Thắng, (2013), Bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Một mô hình thành công về quản lý theo cách tiếp cận hệ sinh thái dựa vào cộng đồng.

6. Lê Trọng Cúc, (2012) Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững.

7. Lê Diên Dực, (2011), Quản lý các hệ sinh thái đất ngập nước.

8. Lê Diên Dực; Hoàng Văn Thắng, (2012), Đất ngập nước, tập 1;2.

9. Trương Quang Học; Vò Quý, (2008), Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn,

10. Nguyễn Thiên Hương, (2012), Đánh giá hiện trạng và đề xuất mô hình bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng, Luận án thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. IUCN, (2009), Tiếp cận hệ sinh thái, 5 bước thực hiện.

12. IUCN, (2008), Hướng dẫn Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, một số kinh nghiệm và bài học quốc tế.

13. Nguyễn Đăng Ngải và nnk, (2008), Đa dạng quần xã san hô vịnh Hạ Long.

14. Vũ Xuân Phương và nnk, (2008), Thực vật trên cạn vịnh Hạ Long.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp “Xây

dưn

g kế hoac̣ h hành đôṇ g đa daṇ g sinh hoc

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”.

16. Đỗ Công Thung và cộng sự, (2008) nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị đa dạng sinh học của di sản

17. Hoàng Văn Thắng và nnk, (2008), Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững ở một số xã vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.

18. Trần Đức Thạnh, (2003), Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long

19. Hoàng Văn Tú (2008), Việt Nam với việc bảo tồn đa dạng sinh học.

20. Tổng cục môi trường – Cục bảo tồn đa dạng sinh học, (2009), Một số mô hình về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.

21. Lê Thị Thanh và nnk, (2008), Thực vật ngập mặn vịnh Hạ Long.

22. Đàm Đức Tiến, Từ Lan Hương, (2008), Rong, cỏ biển vịnh Hạ Long.

23. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, (2013), Mô hình Quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng ven biển.

Tiếng Anh

24. Conservation International, (2007), Conservation Agreements: Model, Design and Implementation. Conservation International.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI


Quan trắc chất lượng nước biển vịnh Hạ Long – Bái Tử Long năm 2013 San lấp 1

Quan trắc chất lượng nước biển vịnh Hạ Long – Bái Tử Long năm 2013


San lấp mặt bằng không có kè vây tại khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh năm 2013 2

San lấp mặt bằng không có kè vây tại khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh năm 2013

Khu vực cảng than Cây số 6 – Chất thải mỏ được đổ trực tiếp xuống 3


Khu vực cảng than Cây số 6 – Chất thải mỏ được đổ trực tiếp xuống vịnh năm 2013


Nước thải mỏ than Cọc 6 không qua hệ thống xử lý đổ trực tiếp vào mương 4


Nước thải mỏ than Cọc 6 không qua hệ thống xử lý đổ trực tiếp vào mương thoát ra biển năm 2013

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí