Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Người Cao Tuổi Và Sự Cần Thiết Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Người Cao Tuổi


hợp. Đánh giá chất lượng chăm sóc sóc đời sống vật chất cho NCT có thể đánh giá thông qua các tiêu chí.

- Chăm sóc đời sống vật chất NCT qua hệ thống ASXH: được biểu hiện cụ

thể,

+ Tỷ lệ NCT được hưởng hưu trí qua BHXH và được trợ giúp xã hội qua

chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội và hoạt động hỗ trợ nâng cao điều kiện sống cho NCT.

+ Mức giảm tỷ lệ hộ NCT nghèo so sánh với mức giảm tỷ lệ hộ NCT sống trong nhà tạm để thấy rõ được mức độ chăm sóc của Nhà nước và cộng đồng.

- Ổn định thu nhập cho NCT thông qua tạo việc làm cho NTC: Tiêu chí này được biểu hiện cụ thể bằng tỷ lệ NCT tham gia đoạt động kinh tế và tỷ lệ thu nhập qua hoạt động kinh tế của NCT so với các nhóm tuổi khác.

Khó khăn của người cao tuổi trong cuộc sống

Khó khăn của người cao tuổi trong trong đời sống vật chất thông qua đánh giá của chính NCTvà được thể hiện bằng tỷ lệ NCT gặp khó khăn về vật chất trong sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

1.3.2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc đời sống tinh thần và phát huy vai trò NCT

Đời sống tinh thần của người cao tuổi

Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam - 7

Đời sống tinh thần của NCT Việt Nam phong phú và đa dạng, nó được biểu hiện thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp của NCT không chỉ trong phạm vi gia đình và còn ở cộng đồng, xã hội. Đời sống tinh thần của NCT được đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tiêu chí:

- Bầu không khí trong gia đình NCT và giao tiếp của NCT. Biểu hiện qua tỷ lệ hộ gia đình NCT đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, Tỷ lệ NCT giao tiếp trò chuyện với hàng xóm/bạn bè/con cháu. Tỷ lệ càng cao phản ánh đời sống tinh thần của NCT càng phòng phú.


- Tham gia các hoạt động văn hóa của NCT. Biểu hiện qua tỷ lệ NCT có tham gia các hoạt động văn hóa theo mức độ thường xuyên. Tỷ lệ càng cao phản ánh đời sống tinh thần của NCT càng phòng phú.

- Tình trạng ngược đãi, bỏ rơi NCT. Biểu hiện qua tỷ lệ NCT bị bỏ rơi.

Chăm sóc đời sống tinh thần cho người cao tuổi

Chăm sóc đời sống tinh thần và phát huy vai trò NCT là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCT về học tập, vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp của NCT. Giúp NCT hoà nhập với cuộc sống, tham gia đóng góp cho gia đình và cộng đồng.

- Sự thăm hỏi, hỗ trợ của con cháu đối với NCT. Biểu hiện qua tỷ lệ NCT được con cháu thăm hỏi, hỗ trợ. Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng chăm sóc của gia đình, con cháu.

- Sự thăm hỏi, hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với NCT. Tiêu chí này phản ánh chất lượng chăm sóc của chính phủ và cộng đồng.

Phát huy vai trò người cao tuổi

- Sự hỗ trợ của NCT đối với con cháu. Biểu hiện qua tỷ lệ NCT hỗ trợ con cháu qua các hoạt động từ cấp vốn, làm ăn đến việc hộ trợ công việc hàng ngày tại gia đình.

- Tham gia công tác xã hội của NCT. Biểu hiện qua tỷ lệ NCT tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng.

1.3.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi và sự cần thiết nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi

1.3.3.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi

Nâng cao chất lượng chăm sóc NCT: Nâng cao chất lượng chăm sóc NCT là một quá trình chủ động nhằm chuyển đổi mức độ tổng thể những kết quả mong muốn trong hoạt động chăm sóc NCT trên các mặt sức khỏe, vật chất và tỉnh thần lên một mức độ mong muốn cao hơn. Việc nâng cao chất lượng chăm sóc NCT ở mỗi quốc gia phải phù hợp với văn hóa, truyền thống cũng như bị chi phối bởi trình độ phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.


Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc NCT cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Việc nâng cao chất lượng chăm sóc NCT thường gắn với với những thay đổi lớn về chính sách chăm sóc NCT cũng như sự vận dụng, phát huy, kết hợp các mô hình chăm sóc chăm sóc NCT phù hợp với văn hóa, truyền thống Việt Nam, phù hợp với đặc điểm của NCT Việt Nam cũng như trình độ phát triển KT-XH và sự phát triển của hệ thống ASXH của Việt Nam.

Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát “Phát huy vai trò NCT và nâng cao chất lượng chăm sóc NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển KT-XH của đất nước…”.

1.3.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi

Già hoá dân số song hành cùng phát triển, đây là xu thế chung và không thể đảo ngược trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Nhịp độ già hoá trong thời đại ngày nay diễn ra nhanh hơn thế kỷ trước thể hiện ở quy mô NCT trên thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng dân số cao tuổi ngày càng mạnh và nhanh hơn các nhóm tuổi khác đặc biệt là xu hướng già hóa dân số còn tiến triển ngay trong bản thân nhóm dân số cao tuổi. Đặc biệt, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh tại các nước đang phát triển, tỷ trọng NCT sống tại các nước đang phát triển ngày càng lớn. Các nước đang phát triển với điều kiện kinh tế nghèo, các hệ thống y tế, giáo dục, bảo hiểm ASXH…. chưa phát triển hoặc phát triển chưa đầy đủ và toàn diện, với sự tăng nhanh của nhóm dân số già vừa đặt ra thách thức lớn trong việc chăm sóc NCT và đảm bảo chất lượng chăm sóc NCT và cũng đặt ra vấn đề tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc NCT.

Nếu nhu cầu nổi trội của thanh thiếu niên là học tập, trung niên là việc làm thì nhu cầu của NCT là nhu cầu được chăm sóc [26]. Càng lớn tuổi, sức khỏe về thể chất và tinh thần NCT càng giảm. Do vậy, nhu cầu chăm sóc của NCT tăng theo tuổi già. Điều này gắn với việc số tiền dành cho việc chăm sóc sức khỏe của NCT tăng theo tuổi già. Trong khi đó, NCT đã hết tuổi lao lao động, nguồn sống chủ yếu từ lương hưu, trợ cấp, từ tiền tiết kiệm tích lũy khi còn trẻ, do con cháu trợ cấp hoặc vẫn phải tham gia hoạt động kinh tế để kiếm sống. Đặc biệt, tại các nước


đang phát triển, NCT thuộc nhóm nghèo nhất trong các nhóm nghèo, nghèo ở tuổi già có liên quan đến chế độ ăn uống, bệnh tật và điều kiện nhà ở cũng như với việc tiếp cận với các dịch vụ hiện có của xã hội. Chính vì thế việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc NCT là hết sức cần thiết, đặc biệt với các nước đang phát triển cùng một lúc phải đương đầu với hai thách thức: Đầu tư cho phát triển và thích ứng với già hoá dân số.

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NCT có thể kể đến như:

- Nhu cầu chăm sóc NCT thay đổi và ngày càng tăng.

- Nguồn lực tham gia chăm sóc NCT.

- Kiểu hộ gia đình NCT sinh sống.

- Sự bền vững của Hệ thống ASXH.

1.4.1. Nhu cầu chăm sóc người cao tuổi thay đổi và ngày càng tăng

Tuổi thọ tăng lên dẫn đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn và sự phụ thuộc chăm sóc của NCT nhiều hơn. Tuổi càng cao, nhu cầu chăm sóc cũng như việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc càng lớn, thêm vào đó chi phí để chăm sóc sức khỏe lớn hơn nhiều lần so với các nhóm tuổi, đặc biệt trong nhóm NCT nhất (80+). Tăng nhu cầu chăm sóc NCT cũng đặt ra yêu cầu mở rộng nhanh chóng hệ thống chăm sóc NCT. Tuy nhiên, mở rộng việc mở rộng hệ thống chăm sóc NCT không chỉ là việc cung cấp sự chăm sóc nhiều hơn mà còn là việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc NCT hơn. Ba loại thay đổi nhu cầu chăm sóc NCT có thể kể đến:

- Tỷ lệ NCT mắc các bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ ngày càng tăng.

- Kỳ vọng về chăm sóc của NCT tăng, cùng với sự phát triển của KT-XH, Kỳ vọng của NCT không chỉ ở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế mà còn ở các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải, sinh hoạt, phúc lợi và hòa nhập cộng đồng.


- Nhu cầu về điều kiện chăm sóc trong các Nhà dưỡng lão khắt khe hơn từ phía NCT và gia đình họ.

Bản chất của Chăm sóc NCT là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NCT (sức khoẻ, ăn mặc, ở, đi lại, học tập, vui chơi giải trí, thông tin, giao tiếp) trên 3 nội dung chăm sóc sức khỏe, vật chất và tinh thần để NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích. Nhu cầu của NCT ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng chăm sóc phải nâng cao tương ứng và phù hợp phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

1.4.2. Nguồn lực tham gia chăm sóc người cao tuổi

Trên toàn thế giới, chăm sóc không chính thức vẫn đóng vai trò chính. Hầu hết NCT đều có nguyện vọng được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những người chăm sóc thường chính là NCT và phụ nữ. Những người này cũng cần được hỗ trợ mới có thể đảm đương được công việc chăm sóc NCT tại gia đình. Họ cần được thông tin đầy đủ về tình huống mà họ phải đương đầu và họ có thể nhận được sự hỗ trợ từ các cơ sở chăm sóc chính thức như thế nào. Việc chăm sóc NCT đặc biệt khó khăn đối với những người vừa phải chăm sóc NCT vừa phải chăm sóc con nhỏ. Nguồn lực chăm sóc NCT thay đổi theo hướng:

- Phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất nhiều hơn: Xã hội phát triển theo hướng công nhiệp hóa hiện đại hóa kéo theo việc di cư, đô thị hóa tăng tỷ lệ việc làm của phụ nữ bên ngoài gia đình.

- Nhu cầu về cán bộ điều dưỡng chăm sóc NCT sẽ tăng đột biến trong bối cảnh lực lượng lao động giảm và phụ nữ ngày một tham gia tích cực hơn trong các hoạt động KT-XH. Tham gia vào lĩnh vực chăm sóc NCT hiện này đòi hỏi không chỉ là sức khỏe vì áp lực công việc lớn, nghiệp vụ mà còn đỏi hỏi sự yêu nghề, thông cảm và chia sẻ với NCT. Tuy nhiên, công việc làm điều dưỡng viên thuộc loại thu nhập thấp, không được ưu thích trong khi yêu cầu về chăm sóc và những đòi hỏi về chất lượng chăm sóc NCT ngày càng tăng và khắt khe hơn.


Việc thay đổi trong các nguồn lực chăm sóc theo chiều hướng suy giảm của nguồn lực gia đình, vậy để đảm bảo chất lượng chăm sóc NCT đòi hỏi cần sự trợ giúp lớn hơn từ phía Chính phủ và cộng đồng.

1.4.3. Kiểu hộ gia đình của NCT

Kiểu hộ gia đình của NCT có ảnh hưởng đến việc chăm sóc và chất lượng chăm sóc NCT. Kiểu hộ gia đình của NCT quyết định việc lựa chọn hình thức chăm sóc và nguồn lực chăm sóc phù hợp.

Kiểu hộ gia đình mà trong đó NCT sinh sống cũng có sự khác nhau đáng kể giữa các nước phát triển và đang phát triển về. Ở các nước đang phát triển phần lớn NCT sống trong gia đình có nhiều thế hệ (chiếm tới 75%). Với các quốc gia mà NCT chủ yếu sống tại gia đình thì vai trò của gia đình là chủ yếu, Chính phủ và cộng đồng giúp đỡ hỗ trợ NCT/Gia đình nâng cao chất lượng chăm sóc NCT với các chính sách trợ giúp về kinh tế, y tế… và qua các mô hình chăm sóc tại cộng đồng phù hợp. VD: phát triển các Trung tâm chăm sóc ban ngày để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc NCT. Trong khi đó với các quốc gia khác lại phát triển các Nhà dưỡng lão và các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng khác để phù hợp với xu thế là con cái càng ngày càng độc lập với cha mẹ.

%

75

43

25

27

7

13

5

5

80


60


40


20


0

Sông một mình Chỉ sống với

vợ/chồng

Sống với con cháu Khác


Các nước PT

Các nước kém PT

Biểu đồ 1.5. Sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi (60+) trên thế giới, 2004 (%)

United Nations, Population Division/DESA (2005), World Population Prospects:

The 2004 Revision.


Sự khác biệt này cho thấy rằng các hoạt động chính sách để chăm sóc và nâng cao chất lượng chăm sóc NCT sẽ không giống nhau giữa các nước đã và đang phát triển. Cấu trúc gia đinh thay đổi (VD: Quy mô hộ gia đình giảm), việc thu hẹp của hình thái gia đình mở rộng làm suy yếu hình thức chăm sóc không chính thức sẽ đòi hỏi sự chăm sóc chính thức của Nhà nước và xã hội.

1.4.4. Sự bền vững của Hệ thống an sinh xã hội

Theo Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISAA), hơn một nửa nguồn lực dành cho các chương trình ASXH được phân bổ cho các phụ cấp hưu trí [58]. Hiện tại trên thế giới tồn tại nhiều hình thức trả lương hưu cho NCT: Lương hưu từ nguồn thu của Chính phủ, lương hưu từ Quỹ hưu trí (cá nhân tiết kiệm để dành chi trả cho lương hưu của mình thông qua bảo hiểm hưu trí). Do vậy, thách thức giữa tiết kiệm/tích lũy và bảo hiểm cho NCT càng lớn đối với các quốc gia chỉ trả lương hưu từ nguồn thuế thu được. Còn đối với Quỹ hưu trí, hệ thống này đã đòi hỏi các quốc gia phải có hệ thống tài chính phát triển đủ để cung cấp những phương tiện dự trữ có chất lượng cao và Chính phủ phải có đủ năng lực để điều tiết các thể chế tài chính này để quản lý được Quỹ hưu trí này. Với các nước phát triển, quá trình già hoá dân số diễn ra từ từ, nhưng hệ thống ASXH cũng đã vấp phải những thách thức giữa tiết kiệm/tích lũy và bảo hiểm cho NCT. Những thách thức này nảy sinh từ mối quan hệ giữa quy mô dân số già ngày càng tăng, quy mô dân số lao động giảm dần tạo thêm áp lực cho quốc gia và người lao động khi phải cân đối nguồn lực cho tiết kiệm bảo hiểm tuổi già thông qua hệ thống ASXH. Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng một hệ thống ASXH phù hợp càng khó khăn phức tạp hơn vì cùng một lúc phải đầu tư cho phát triển và thích ứng với già hoá dân số. Vì thế mà cải cách chế độ hưu trí là vấn đề ưu tiên nhất ở các quốc gia đang phát triển.

Vấn đề cung cấp tài chính cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sẽ càng trở nên quan trọng nhất là với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu bệnh tật sang các bệnh mãn tính (ví dụ như tiểu đường, các bệnh về tim, ung thư). Những thay đổi này sẽ làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng và tăng quy mô chi tiêu cho


chăm sóc sức khoẻ. Số liệu của các quốc gia công nghiệp giàu có cho thấy chi phí cho chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người dành cho NCT tăng gấp ba so với người lao động trưởng thành. Phí dịch vụ có xu hướng tăng do ứng dụng ngày một nhiều hơn những công nghệ hiện đại. Với các quốc gia đang phát triển, cần phải tiến tới một hệ thống gắn lợi ích của cá nhân với khả năng đóng góp của người đó.

1.5. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

Trước hiện tượng già hóa dân số mang tính toàn cầu, mới xuất hiện trong thế kỷ XX và trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho việc phát triển KT-XH và an sinh xã hội, các nghiên cứu dân số NCT, chăm sóc NCT đã được tiến hành từ những năm 50. Lúc đầu là của các nước đang phát triển với cơ cấu dân số già, sau này những nghiên cứu dân số NCT cũng đã được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia này bắt đầu chuyển sang cơ cấu dân số già hóa.

Tại Châu Á, việc nghiên cứu về già hoá dân số để đề ra những chính sách, giải pháp để xây dựng một xã hội phù hợp với tốc độ già hóa dân số không chỉ được tiến hành ở các nước như Nhật, Hàn Quốc… mà còn được các nước có đặc điểm dân số tương tự như Việt Nam cũng đã sớm nghiên cứu dân số già như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Myanmar vv… Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ, cơ cấu dân số chuyển sang cơ cấu “già hóa dân số”. Việc học tập, tổng hợp kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á với những nét tương đồng về văn hóa xã hội và điều kiện kinh tế trên lĩnh vực chăm sóc và đảm bảo chất lượng chăm sóc NCT là hết sức cần thiết.

Để thực hiện các chính sách về NCT và chăm sóc NCT, tại các quốc gia đều có các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu giúp Chính phủ ban hành các chính sách, qui định, các chương trình hoạt động để thực hiện công tác về NCT. Một số nước các cơ quan này thuộc Chính phủ, VD: Hội đồng tư vấn quốc gia về già hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022