BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
HOÀNG VĂN HÙNG
LỄ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MIỀN TÂY
NGHỆ AN: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640
Có thể bạn quan tâm!
- Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An: Truyền thống và biến đổi - 2
- Các Nghiên Cứu Về Lễ Hội Của Người Thái Ở Miền Tây Nghệ An
- Khái Quát Về Người Thái Ở Miền Tây Nghệ An
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Nam
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án
Hoàng Văn Hùng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁT QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.2. Cơ sở lý thuyết 23
1.3. Khái quát về người Thái ở miền Tây Nghệ An 31
Tiểu kết 41
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN 43
2.1. Nguồn gốc và diễn trình lễ hội 43
2.2. Đặc điểm và giá trị của lễ hội 81
Tiểu kết 90
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN 92
3.1. Những biểu hiện của sự biến đổi 92
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi 112
Tiểu kết 116
CHƯƠNG 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ĐỐI VỚI LỄ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN 118
4.1. Vai trò của lễ hội truyền thống 118
4.2. Lễ hội trong đời sống xã hội cộng đồng người Thái 130
Tiểu kết 140
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
MỤC LỤC PHỤ LỤC 159
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
âl Âm lịch
GS Giáo sư
H. Hà Nội
HCM Hồ Chí Minh
h. Huyện
KHXH Khoa học xã hội
Nxb. Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
SL Số lượng
t.Cn Trước công nguyên
TP. Thành phố
TS. Tiến sĩ
tr. Trang
VHTT Văn hoá thông tin
x. Xã
UBND Uỷ ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hội khác. Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật. Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong sự nghiệp xây dựng văn hoá Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn, kế thừa, phát huy các di sản văn hoá, các giá trị văn hoá truyền thống nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng.
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng bắc Trung Bộ, nơi có nhiều dân tộc sinh sống, như dân tộc Kinh, Thái, Khơ Mú, H’mông,…mỗi dân tộc đều lưu giữ một bản sắc văn hoá riêng, tập quán riêng. Người Thái ở Nghệ An có khoảng 12 nghìn người, và chủ yếu là người Thái trắng, sinh sống tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như huyện Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu. Người Thái ở đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của tộc người như: nhà ở, trang phục, văn nghệ dân gian, tín ngưỡng dân gian, và đặc biệt là lễ hội truyền thống.
Các hoạt động trong lễ hội truyền thống của người Thái nhằm cầu an cho bản mường, là dịp để mọi người gặp gỡ với nhau trong cả sinh hoạt vật chất lẫn tâm linh, vừa bộc lộ lòng thành kính, ngưỡng vọng thánh thần, lễ hội vừa thể hiện sức mạnh của con người, cầu phúc cho một cuộc đời hạnh phúc, an bình, vừa bộc lộ khả năng vui chơi, thi tài...với các nghi lễ phồn thực, nơi nam thanh nữ tú tụ hộị và hẹn hò nhau kết duyên vợ chồng; có các trò chơi ném còn, múa sạp, bắn nỏ, khắc luống…và thi người đẹp trong vùng. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã góp phần hình thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của cộng đồng người Thái. Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Thái.
Trong các lễ hội truyền thống của người Thái ở miền Tây Nghệ An, lễ hội Hang Bua, lễ hội đền Chín Gian và lễ hội Xăng Khan được xem là các lễ hội tiêu biểu, nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Thái. Trong một thời gian khá dài, do các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, các lễ hội này bị mai một dần và không được tổ chức. Trước nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân nơi đây, từ năm 1997 đến nay các lễ hội này lần lượt được UBND các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và nhân dân địa phương khôi phục. Hiện nay, lễ hội Đền Chín gian đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội Hang Bua đã được công nhân là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, trong khi đó Lễ hội Xăng Khan là lễ hội rất phổ biến trong cộng đồng người Thái ở miền Tây Nghệ An nhưng đang có dấu hiệu mai một.
Việc tổ chức các lễ hội này hàng năm nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung và đồng bào người Thái nói riêng; đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của nhân dân; tạo nên các hoạt động vui
chơi để người dân tham gia, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Lễ hội được tổ chức theo phong tục của đồng bào Thái, đảm bảo tính trang nghiêm, an toàn, tiết kiệm; huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp theo phương châm xã hội hóa. Tuy nhiên, sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, biến cố thời gian, và nhận thức trong việc tổ chức của chính quyền địa phương đã tạo ra một số tác động tiêu cực đến các lễ hội truyền thống của người Thái như: việc xuất hiện một số yếu tố văn hóa ngoại lai, lễ hội truyền thống bị sân khấu hóa và có kịch bản na ná, cộng đồng người Thái địa phương không thực sự còn là chủ thể của lễ hội.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các lễ hội này, là một người con dân tộc Thái, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu bản sắc, tìm ra các giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống của người Thái, tác giả chọn đề tài: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An: Truyền thống và biến đổi làm đề tài luận án tiến sĩ Văn hoá học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rò những yếu tố truyền thống và biến đổi trong lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề về bảo tồn và phát huy những lễ hội này trong cộng đồng người Thái tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết giúp cho việc nhận diện lễ hội truyền
thống và những biến đổi của nó.
- Mô tả và phân tích đặc điểm, giá trị trong lễ hội truyền thống của người Thái ở miền Tây Nghệ An.
- Phân tích được những biểu hiện của sự biến đổi trong các lễ hội
truyền thống này. Khái quát được các xu hướng biến đổi.
- Đặt ra được những vấn đề cần thiết cho việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của người Thái ở miền Tây Nghệ An hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đặc điểm, giá trị trong lễ hội truyền thống của người
Thái ở miền Tây Nghệ An và những biến đổi của nó hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung tìm hiểu những yếu tố truyền thống và biến đổi trong một số lễ hội truyền thống của người Thái ở miền Tây Nghệ An.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Địa bàn miền Tây Nghệ An tập trung những bản, mường có các lễ hội truyền thống đặc trưng của người Thái. Tác giả chọn nghiên cứu trường hợp ba lễ hội truyền thống: Lễ hội Hang Bua, lễ hội Đền Chín gian và lễ hội Xăng khan.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lễ hội truyền thống: Trước năm 1997 (trước khi lễ hội được khôi phục).
+ Nghiên cứu những biến đổi của lễ hội truyền thống: Từ năm 1997 đến nay (Từ khi các lễ hội này được khôi phục).
4. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm tiếp cận của luận án dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và văn hóa. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử