Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhận thấy việc áp dụng các chính sách ưu đãi là một cơ hội rất lớn để có thể khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Khi các hoạt động kinh tế tại khu vực cửa khẩu được đẩy mạnh có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế; tác động đến các mặt kinh tế, đời sống và quốc phòng an ninh, phát triển mối quan hệ giữa trong nước và nước ngoài. Do đó ngày 19/12/1998 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2461/QĐ- UB thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện QĐ 171/1998/TTg. Sau đó vào ngày 5/2/1999 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 122/1999/QĐ-UB giao chỉ tiêu kế hoạch năm 1999, nguồn thu để lại cửa khẩu là 14 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo đề án. Bên cạnh đó là một số văn bản khác được ban hành của các cấp từ Trung ương xuống địa phương để triển khai thực hiện.
Với tinh thần trên tỉnh Cao Bằng đã có những thành tựu về phát triển kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng rò rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý; công nghiệp tăng mạnh trong thời gian gần đây, nông nghiệp đã có xu hướng giảm dần, dịch vụ tăng ở mức hợp lý. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu chính ngạch tăng mạnh, năm 2003 tổng giá trị xuất khẩu đạt 39 triệu USD, thì năm 2004 đã đạt tói 40,75 triệu USD,. Năm 2003 thu thuế xuất nhập khẩu được 49,01 tỉ đồng, năm 2004 được 59,9 tỉ đồng, tăng 22% so với năm 2003. Trong đó thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 2 khu vực kinh tế cửa khẩu đạt trên 38,9 tỉ đồng chiếm 65% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu năm 2004. Và trong những năm gần đây tỉ lệ tăng nay không những không giảm mà còn có xu hướng tăng mạnh hơn.Điều đó càng khẳn định rò hơn sự đúng đắn và phù hợp của chính sách áp dụng tại khu vực kinh tế cửa khẩu.
Bên cạnh những mặt làm được vẫn còn có một số mặt chưa được làm tốt như:
- Việc phổ biến, tuyên truyền đề án chính sách phát triển kinh tế tại các khu vực cửa khẩu chưa được sâu rộng trên phương tiện đại chúng. Do đó chưa thu hút được vốn của các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng tại các khu vực kinh tế cửa khẩu còn yếu kém và chưa đồng bộ. Mức đầu tư còn thấp nên ảnh hưởng đến tiến bộ thi công, mặt khác việc chuyển vốn cho tỉnh còn chậm. Ngoài những hạn chế nêu trên thì tỉnh cũng có những mặt hạn chế chung giống như các khu kinh tế cửa khẩu khác.
2.1.4. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
Khu kinh tế cửa khẩu ở Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 100/1998QĐ-TTg vào ngày 26/5/1998. Đây là một quyết định có ý nghĩa quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai, phù hợp với thực tế khách quan, khuyến khích, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nói chung và các địa phương được áp dụng các chính sách nói riêng để khơi dậy vị thế, tiềm năng của vùng kinh tế vừa có cửa khẩu quốc tế, quốc gia, lối mở, vừa có đường sắt, đường bộ, đường thủy thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển dịch vụ-du lịch trong khu vực và quốc tế. Và do đó tỉnh Lào Cai đã có được những kết quả báo hiệu những tín hiệu tốt đẹp. Điều đó được thể hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau:
- Về xuất nhập khẩu- thương mại: Tính đến nay đã có trên 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai và đang hoạt động khá hiệu quả. Đến nay đã có khoảng 10 chợ biên giới họp hàng ngày và họp phiên vào các ngày Chủ nhật trong tuần đã tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, kích thích sản xuất phát triển. Hội chợ thương mại du lịch quốc tế xuân năm 2000 đã được tổ chức tại khu vực kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong tháng 1 với sụ góp mặt của 62 doanh nghiệp trong đó có 15 doanh nghiệp Trung Quốc, 47 doanh nghiệp Việt
Nam.Thông qua hội chợ các nhà sản xuất kinh doanh có cơ hội giói thiệu sản phẩm của mình với bạn hàng và ký kết nhiều hợp đồng kinh tế.
- Về du lịch: đã có những bước tiến đáng kể, các hình thức du lịch đã phong phú hơn với chất lượng tốt hơn, công tác xuất nhập cảnh do có qui định quản lý xuất nhập cảnh thông thoáng nên đã tạo điều kiện làm tăng thêm lượng khách đến tham quan và du lịch Việt Nam. Ngoài ra với sự phối hợp của các ngành các cấp địa phương thì tình hình an ninh trật tự luôn được giữ ổn định và các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại đã giảm mạnh.
- Về hoạt động thu ngân sách: đầu tư xây dựng cơ bản khu vực kinh tế cửa khẩu: Thu ngân sách tăng ở nhưng con số đáng ngạc nhiên càng thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc ra Quyết định thành lập các khu kinh tế cửa khẩu. Nếu so sánh 1999 với 1998 thì tổng thu ngân sách đã tăng xấp sỉ 90% đây là một con số rất đàng mừng. Trong những năm gần đây thì sự gia tăng của tổng thu ngân sách hàng năm vẫn được duy trì ở mức cao.Vấn đề đầu tư XDCB khu kinh tế cửa khẩu được UBND tỉnh rất coi trọng, hàng năm luôn có trên 30 danh mục dự án được khởi công và hàng chục các danh mục thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư. Với số vốn đầu tư cho XDCB lên đến hàng chục tỉ đồng đã tạo ra cho Lào Cai một hệ thống mạng lưới giao thông khu kinh tế cửa khẩu về cơ bản là hoàn thiện theo quy hoạch. Và một số danh mục xây dựng khác cũng đã đat những tiêu chuẩn nhất định không chỉ về măt thời gian tiến độ mà còn cả về mặt chất lượng cũng được đảm bảo.
- Về hoạt động đối ngoại: đã có những cuộc gặp gỡ đàm phán tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc mở ra những bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Nhiều doanh nghiệp bên Trung Quốc cũng đã và đang có ý định đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu của chúng ta.
Tình hình thực hiện cơ chế chính sách cơ chế quản lý, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề điều kiện và pháp lý để
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội khu vực kinh tế cửa khẩu; Sự chỉ đạo đồng bộ của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, trong công tác triển khai Luật thương mại, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phát triển; do cơ chế, chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển, khuyền khích người dân sản xuất, cho vay vồn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất phát triển, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung… đời sống vật chất, tinh thần cả nhân dân các dân tộc được nâng lên một bước, lập lại trật tự trong kinh doanh xuất nhập khẩu, công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu qua biên giới đạt kết quả tốt. Công tác quản lý xuất nhập cảnh do có qui định thông thoáng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân qua lại cửa khẩu; đã hạn chế việc xuất, nhập cảnh trái phép; khách du lịch theo Tour, tuyến đường dài đến các điểm du lịch cho phép trong nước bằng thẻ du lịch thuận lợi và nhanh chóng hơn. Do cơ chế được để lại không đướ 50% nguồn thu từ khu vực kinh tế cửa khẩu nên bước đầu lết cấu hạ tầng- kinh tế xã hội đã được đầu tư tạo dần bộ mặt khu vực cửa khẩu quốc tế khang trang hơn.
Cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu được hình thành và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giao thoa giữa Việt Nam với vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc đã từ bao đời nay bởi vị trí đặc biệt của nó.
- Cửa khẩu Lào Cai là lối mở ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam nói riêng và vùng Tây Nam nói chung để ra các cảng biển, nối với vùng Đông Nam Á và cả thế giới.
- Cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữ Việt Nam- Trung Quốc hội đủ tất cả các loại hình vân tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và trong tương lai gần là cả đường không.
- Cửa khẩu Lào Cai là duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thị xã tỉnh lỵ (trong tương lai gần sẽ là thành phố), vì vậy cửa khẩu quốc tế Lào Cai có cả một hệ thống dịch vụ của một thị xã gần 10 vạn dân phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu, quá cảnh và
du lịch giữa hai nước. Đây cũng là một lợi thế quan trọng của cửa khẩu Lào Cai.
- Trong những năm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan chẳng hạn như: do thời gian thực hiện cơ chế chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu quốc tế Lào Cai còn ngắn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn thấp kém và chưa đồng bộ, nguồn vốn đầu tư trở lại cho khu vực cửa khẩu còn quá hạn hẹp nên hiệu quả còn thấp.Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã có xu hướng giảm xong vẫn còn xảy ra nguyên nhân chính do một số mặt hàng tính thuế chưa có tiêu chí cụ thể, tình trạng gian lận thương mại xuất hiện về chủng loại hàng hoá chưa tách biệt. Việc thanh toán tiền hàng còn nhiều vướng mắc, hỗ trợ pháp lý chưa có cơ sở vững chắc. Việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và chính quyền huyện, thị xã, có nơi có lúc chưa chặt chẽ nên đã lợi dụng tình hình đó để có thể buôn bán trái phép và buôn lậu qua biên giới các Thế nên lợi thế kể trên của hành lang kinh tế nay chưa được khai thác đầy đủ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội cho cả hai phía Việt Nam-Trung Quốc, nên cửa khẩu Lào Cai chỉ xếp thứ ba sau cửa khẩu Lạng Sơn và Móng Cái.
- Mặc dù vậy trong những năm gần đây, hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu tăng lên nhanh chóng (trong khi các cửa khẩu khác lại giảm mạnh)
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu khu KTCK Lào Cai trong thời gian qua
Kim ngạch xuất nhập khẩu | % so sánh cùng kỳ | |
1991 | 1,4 | |
1999 | 57 | 3900 |
2000 | 100 | 75 |
2001 | 150 | 50 |
2002 | 230 | 53 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bầu Không Khí Chính Trị Của Các Nước Trong Khu Vực Và Trực Tiếp Là Quan Hệ Hữu Nghị Thân Thiên Giữa Việt Nam Và Trung Quốc
- Quá Trình Hình Thành Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Vùng Đông Bắc.
- Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc - 7
- Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Cề Phát Triển Các Kinh Tế Cửa Khẩu Vùng Đông Bắc
- Phương Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Vùng
- Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
345,0 | 50 | |
2004 | 534,75 | 55 |
Nguồn: Trên trang Web của tỉnh Lào Cai
Thực tế trên cho thấy thời gian trở lại đây xuất nhập khẩu qua Lào Cai-Hà Khẩu hàng năm tăng rất cao từ 50-70%. Điều đó càng khẳng định sức mạnh của khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển kinh tế ở giai đoạn hiện nay
2.2. Đánh giá chung về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc
2.2.1. Những thành tựu đạt được:
Việc ban hành và thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hình thành một loại hình kinh tế. Việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hình khu kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kì đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành một mô hình phát triển kinh tế nhằm khơi dậy và phát huy khu kinh tế cửa khẩu tiềm năng của một địa bàn có điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu, điều mà từ trước tới nay vẫn chưa được xem xét như một lợi thế. Cũng chính sự đúng đắn và phù hợp này đã kích thích các địa phương có điều kiện hình thành khu kinh tế cửa khẩu đều mong muốn được áp dụng cơ chế chính sách khu kinh tế cửa khẩu.
Các khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng một số chính sách đã có bước phát triển lớn quan trọng so với trước khi áp dụng cơ chế chính sách. Tất cả các chỉ số về tăng trưởng tại các khu kinh tế cửa khẩu đều tăng lên so với trước khi áp dụng cơ chế chính sách. Đặc biệt, mức tăng lên của các chỉ số tăng trưởng qua khu kinh tế cửa khẩu đều tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong thu ngân sách tại các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Ví dụ tại Lạng Sơn, thu ngân sách trên địa bàn khu
kinh tế cửa khẩu chiếm trên 63% tổng thu ngân sách địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Có tình hình trên là do những khu kinh tế cửa khẩu đã tạo ra sự thông thoáng, hấp dẫn có sức thu hút các doanh nghiệp của nhiều tỉnh, nhiều vùng trong cả nước đến đó kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra sự chuyển biến lớn khi các khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng một số chính sách không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực xã hội.
Các khu kinh tế cửa khẩu đã có bước phát triển mạnh mẽ hơn so với các cửa khẩu có cùng điểm xuất phát nhưng chưa áp dụng một số chính sách.
Các khu kinh tế cửa khẩu đã có tác động lan tỏa rò rệt và làm tăng vị thế của các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu. Từ chỗ là những địa phương thuộc vùng sâu vùng xa khó khăn và đặc biệt khó khăn, đến nay đã thu hút được nhiều nguồn lực từ hàng trăm doanh nghiệp cả nước đến kinh doanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch Việt – Trung.
Cơ chế đầu tư trở lại không dưới 50% số thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã đem lại một lượng vốn đầu tư lớn cho địa phương. Thậm chí có nơi lượng vốn này còn cao hơn cả số ngân sách đầu tư cho các khu vực khác trong toàn tỉnh. Cơ chế này đã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang hơn tại khu kinh tế cửa khẩu, làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân trong các quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi dưỡng và tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu.
Việc chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng
cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hòa, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Việc áp dụng các cơ chế chính sách khu kinh tế cửa khẩu, đã đem lại một số tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước như:
- Công tác qui hoạch được quán triệt hơn tại các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu
- Cán bộ tại các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu đã và đang có những bước trưởng thành đáng kể so với trước đây về mặt quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế với các nước láng giềng, đặc biệt là vấn đề tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách theo ngành dọc của Trung ương với các cơ quan chuyên môn và chính quyền của địa phương. Một số địa phương đã chủ động tổ chức một số hoạt động đối ngoại với các tỉnh cùng biên giới để phối hợp quản lý các vấn đề chung đặt ra trong khu vực cửa khẩu của hai bên.
- Nhân dân tại các khu kinh tế cửa khẩu đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được hưởng thụ nhiều kết quả trực tiếp từ việc thí điểm này, đặc biệt là từ việc mở rộng giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu.
Việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới góp phần làm tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại tuyến biên giới. Đời sống của nhân dân tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu được nâng cao, chẳng những đã chấm dứt tình trạng di dân mà ngược lại, đã có sức thu hút dân cư các địa bàn khác đến sinh sống, không bỏ biên giới. Bên cạnh đó các lực lượng công an, hải quan, biên phòng tại khu kinh tế cửa khẩu được tăng cường năng lực cũng như trang thiết bị, do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng đã được nâng cao về nhiều mặt.