Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp


và thông tin về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. Nội dung chủ yếu là về đặc điểm công tác kế toán nói chung và các đặc điểm kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.

* Đối với dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu thu thập bao gồm các văn bản luật, thông tư.... của Quốc hội, các bộ ban nghành về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra tác giả còn thu thập thông qua các thông tin có sẵn: Niên giám thống kê, trang Google, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Công ty TNHH Jtec Hà Nội. Ngoài ra tác giả còn thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: một số trang Web của các tổ chức hành nghê kế toán - kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về công tác DT, CP, KQKD ở một số luận văn thạc sỹ ở các doanh nghiệp sản xuất để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho việc vận dụng vào công tác kế toán DT,CP, KQKD trong Công ty TNHH Jtec Hà Nội.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vần, ghi chép... được tác giả tổng hợp lại xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán DT, CP, KQKD tại công ty, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan ...để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp

6. Ý nghĩa của đề tài

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành.

Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá ưu nhược điểm về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty.

7. Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.


Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội - 3

Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP


1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu

1.1.1.1 Khái niệm

Doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất đơn giản cũng như tái sản xuất mở rộng, là nguồn để trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết đối với các đơn vị khác. Trường hợp doanh thu không thể đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chinh. Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về doanh thu như:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 – Doanh thu thì “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”[4, Tr 144]

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” [1, Tr 46] “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu”[1, Tr 46]


Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thì Doanh thu được định nghĩa: Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền [Điều 78 –TT200]

Như vậy doanh thu đóng vai trò quan trọng, là nguồn bù đắp các khoản chi phí mà DN đã chi ra đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu. Việc hạch toán đúng doanh thu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn KQKD.

1.1.1.2 Phân loại doanh thu

Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán doanh thu, doanh thu từ hoạt động kinh doanh có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của quản lý và kế toán. Một vài cách phân loại:

(a) Phân loại theo hoạt động kinh doanh, doanh thu được chia thành hai loại:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm: doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ, doanh thu gửi bán đại lý

- Doanh thu hoạt động tài chính: Là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tỷ trọng của từng loại doanh thu, xác định tổng mức lưu chuyển hàng hoá theo từng loại, từ đó hoạch định được mức luân chuyển hàng hoá, xây dựng mức dự trữ hàng hoá cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình hoạt động KD của DN.

(b) Phân theo phương thức thanh toán tiền hàng doanh thu được chia thành doanh thu thu tiền ngay, doanh thu trả chậm, doanh thu nhận trước.

(c) Phân loại theo mối quan hệ với điểm hoà vốn, doanh thu được chia thành

- Doanh thu hoà vốn: doanh thu của khối lượng bán ở điểm hoà vốn

- Doanh thu an toàn: Phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với doanh thu hoà vốn


(d) Phân loại theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của DN, doanh thu được chia thành

- Doanh thu từ bên ngoài: toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra thực tế của DN cho khách hàng, hay DT từ các hoạt động đầu tư tài chính thu được từ bên ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của DN

- Doanh thu nội bộ: doanh thu của khối lượng hàng bán trong nội bộ hay doanh thu từ các hoạt động tài chính thu được từ hệ thống tổ chức kinh doanh của DN như các giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,...

Ngoài các cách phân loại trên doanh thu còn được phân loại theo nhiều tiêu thức khác. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định với nhà quản trị DN. Do đó tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản trị DN mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu theo những cách thức nhất định.

1.1.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu.

* Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

* Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ.

Theo điều 79 thông tư 200/2014/TT-BTC và điều 57 Thông tư 133/2016/TT- BTC quy định về việc hạch toán doanh thu dịch vụ như sau:

- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng qui định người


mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp

+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

+ Xác định được phần công việc đã hòa thành vào thời điểm báo cáo.

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch và cung cấp dịch vụ đó

* Đối với doanh thu hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu được qui định như sau:

+Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi.

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.

+ Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành;

+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ phải thu, nợ phải trả và số dư ngoại tệ xác định khi báo cáo tài chính cuối năm.

1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí

1.1.2.1 Một số khái niệm về chi phí

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình SXKD đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Trên phương diện này, chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.

Ngoài khái niệm chi phí sản xuất nêu trên, còn rất nhiều khái niệm chi phí sản xuất theo các quan điểm khác nhau.


Trên góc độ kế toán tài chính, chí phí được coi như là một khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn với hoạt động của DN để đạt được một mục đích cụ thể trong kinh doanh. Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Nó được định lượng bằng một sự giảm sút về giá trị tài sản hoặc sự gia tăng một khoản nợ phải trả, kết quả làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng không phải do phân phối vốn cho các chủ sở hữu.

Trên góc độ kế toán quản trị, với mục đích cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý, chi phí được hiểu theo nhiều hướng, nhiều cách khác nhau. Theo đó, chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện những dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy, chi phí có thể đã thực tế phát sinh, cũng có thể chưa phát sinh mà mới chỉ ước tính.

Hiện tại theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01- Chuẩn mực chung “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 thì: “ Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”

1.1.2.2 Phân loại chi phí.

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kế toán tài chính, chi phí được hiểu theo nghĩa là những hao phí mà DN chi ra có thể đo lường được bằng tiền tệ để đạt được mục tiêu kinh doanh của DN. Tùy theo mục đích, chi phí trong kế toán tài chính có thể được phân loại theo yếu tố chi phí, theo khoản mục chi phí hoặc theo quan hệ với báo cáo tài chính.


* Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên;

- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: phản ánh phần BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên;

- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ;

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD trong kỳ;

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

Theo cách phân loại này thì toàn bộ các chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ.

* Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thành

Theo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng như nhau sẽ được xếp vào một yếu tố, bao gồm:

- Chi phí NVLTT là biểu hiện bằng tiền những NVL chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm và NVL có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với NVL chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn quy trình sản xuất sản phẩm.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí