Nội Dung Và Phương Pháp Xác Định Kết Quả Kinh Doanh


- Chi phí NCTT là tiền lương chính, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí SXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Chi phí SXC bao gồm chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất, quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng…

Trong hoạt động sản xuất, sự kết hợp các chi phí trên tạo thành những loại chi phí khác nhau: Kết hợp giữa chi phí NVLTT với chi phí NCTT được gọi là chi phí ban đầu, thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Kết hợp giữa chi phí NCTT và chi phí SXC được gọi là chi phí chuyển đổi, chi phí chế biến, thể hiện chi phí cần thiết chuyển NVL thành sản phẩm.

* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành

Đây là phương pháp phân loại chi phí được sử dụng nhiều trong kế toán quản trị chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí biến đổi (Biến phí) là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí biến đổi có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

- Chi phí cố định (Định phí) là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp.

- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong một giới hạn nhất định, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của chi phí cố định nhưng vượt qua giới hạn đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của chi phí biến đổi.

1.1.2.3 Nguyên tắc ghi nhận chi phí

Chi phí phải được ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian như các khoản thu mà chúng liên quan. Việc ghi nhận chi phí phải tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật.


Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định kế toán các khoản chi phí cụ thể như sau: “ Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp”. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ…

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư,cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.”

1.1.3. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh được xác định trên kết quả về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,dịch vụ,bất động sản đầu tư…), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

+ Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của DN. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của DN mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt động kinh doanh có


thể khác nhau. Trong DN thương mại là kết quả từ hoạt động bán hàng, trong DN sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra trong DN còn có các nghiệp vụ khác như cho vay, góp vốn, liên doanh...cũng góp phần tạo ra kết quả này.

+ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT- BTC, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, được xác định theo công thức sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh


=

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ


+


DT hoạt động tài chính


-


CP tài chính


-

CP bán hàng, CP quản lý DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội - 4

Trong đó


LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ


=

DT thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ


-


Giá vốn hàng bán


DT thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ


=

DT bán hàng và cung cấp

dịch vụ


-

Chiết khấu thương

mại


-

DT hàng bán bị trả lại


-

Giảm giá hàng

bán


-

Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế XNK xuất

khẩu

+ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, được xác định theo công thức sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh


=

DT thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ


-


Giá vốn hàng bán


-

CP quản lý kinh

doanh

+ Kết quả khác: Là kết quả thu được từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặc DN không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Tài sản tổn thất... sau khi trừ đi các chi phí khác phát sinh.


Phương pháp xác định kết quả khác như sau:


Kết quả khác

=

Thu nhập khác

-

Chi phí khác


Trong đó:

Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản DT ngoài hoạt động SXKD của DN, gồm:

+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn KD, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản

+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

+ Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong DT (nếu có)

+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, tiền của các tổ chức cá nhân tặng cho DN

Chi phí khác: Là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biêt với hoạt động thông thường của các DN, gồm:

+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có)

+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu xác định KQKD trước thuế TNDN:


KQ kinh doanh trước thuế

TNDN

=

KQ hoạt động

kinh doanh

+

Thu nhập

khác


Kết quả kinh doanh được xác định theo công thức sau:


KQ kinh doanh sau

thuế TNDN


=

KQ các hoạt động trước thuế

TNDN


-

Chi phí TNDN hiện hành

- (+)

Chi phí thuế TNDN hoãn lại


Để tính KQKD, DN còn phải xét ảnh hưởng của CP thuế TNDN đến KQ các hoạt động trước thuế TNDN

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo VAS 17 thì: Chi phí thuế TNDN là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ.

Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành. Thuế TNDN hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ. Thuế TNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế. Trong đó:

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ phải nộp trong tương lại phát sinh từ:

+ Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm

+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước

+ Thuế TN hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

- Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ:

+ Ghi nhận TS thuế TN hoãn lại trong năm

+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.

1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1.Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính

Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả xin phép trình bày nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.


1.2.1.1 Kế toán doanh thu, thu nhập khác

Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”.

- Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

3. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.

4. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba

5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.


6. Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ). Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đều phải được loại trừ.

7. Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.

a. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chứng từ kế toán sử dụng : Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật và chuẩn mực kế toán.

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến doanh nghiệp đều phải có chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.

Chứng từ làm cơ sở để hạch toán doanh thu có nhiều loại như: Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02GTTT/001,…); Hóa đơn Giá trị gia tăng ( Mẫu 01GTKT3/001,…); Bảng kê hàng bán; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; Thẻ quầy hàng; Các chứng từ thanh toán như Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo Có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàn; Chứng từ có liên quan khác như Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng trả lại…

Trong đó các loại hóa đơn bán hàng là căn cứ chủ yếu để hạch toán doanh thu.

Tài khoản sử dụng: Để hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

TK 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ


Hạch toán tài khoản 511 được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT

+ Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.

+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu)

+ Đối với hàng hóa nhận bán đại lý ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán doanh thu bán hàng phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.

+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.

+ Những sản phẩm hàng hóa được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá được doanh nghiệp chấp thuận, hoặc người mua hàng với khối lượng lớn được chiết khẩu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các tài khoản kế toán phù hợp.

+ Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận vào tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131 – Phải thu khách hàng về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực hiện giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK 511 về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền hàng phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí