Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 - “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền”.
Như vậy, có thể hiểu doanh thu là tổng các giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.
Liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Tùy theo yêu cầu về quản lý và kế toán mà có nhiều cách phân loại doanh thu khác nhau, cụ thể:
* Thứ nhất, phân loại theo loại hoạt động kinh doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 - 1
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 - 2
- Phương Pháp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp
- Kế Toán Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 - 6
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, gồm:
Doanh thu bán hàng là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.
Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…
Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
* Thứ hai, phân loại theo số lượng tiêu thụ
Doanh thu bán buôn là doanh thu thực hiện khi bán hàng theo lô hoặc bán với số lượng lớn, thực chất người mua hàng hóa là những người cung cấp trung gian, hàng hóa sau khi bán buôn chưa đế tay người tiêu dùng trực tiếp. Bán buôn hàng hóa có thể theo phương thức bán buôn qua kho hoặc phương thức bán buôn vận chuyển thẳng.
Doanh thu bán lẻ là doanh thu thực hiện khi bán hàng lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.
* Thứ ba, phân loại theo địa bàn tiêu thụ
Doanh thu trong nước là toàn bộ doanh thu thực hiện trong nội địa.
Doanh thu xuất khẩu là doanh thu thực hiện với hoạt động xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào các khu chế xuất…
* Thứ tư, phân loại theo mối quan hệ trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh thu từ bên ngoài là doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và doanh thu tiền lãi, tiền bản quyển, cổ tức, lợi nhuận được chia, doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp thu được ngoài hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.
Doanh thu nội bộ là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
1.1.2. Chi phí và phân loại chi phí
1.1.2.1. Khái niệm chi phí
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 - “Trình bày báo cáo tài chính” (IAS 1): “Chi phí là khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới dạng luồng chi hoặc giảm giá trị tài sản hoặc phát sinh nợ dẫn tới giảm vốn chủ sở hữu (không phải các khoản giảm do phân chia cho các chủ sở hữu)”.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – “Chuẩn mực chung”: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 - “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”: “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”.
Chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau.
Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao
động sống cần thiết và lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn.
1.1.2.2. Phân loại chi phí
* Thứ nhất, phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp, xét theo công dụng của chúng, hay nói một cách khác, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí
khấu hao… sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v…
Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, v.v…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v…
* Thứ hai, phân loại chi phí theo quan hệ với báo cáo tài chính
Dựa vào mối quan hệ của chi phí với báo cáo tài chính, chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm: là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm. Các chi phí này phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Khi quá trình sản xuất hoàn thành, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành và trở thành giá thành của sản phẩm nhập kho. Giá trị thành phẩm nhập kho được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Khi sản phẩm được bán, chi phí thành phẩm tồn kho được trở thành giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Chi phí thời kỳ: là chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này phát sinh ở kỳ nào thì được coi là chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ đó.
1.1.3. Kết quả kinh doanh và các loại kết quả kinh doanh
1.1.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 08 – “Lãi lỗ thuần trong kỳ, các lỗi cơ bản và thay đổi chính sách kế toán”: kết quả hoạt động thông thường là kết quả những doanh nghiệp được tiến hành với tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia. Những kết quả này được tính vào lợi nhuận trước thuế. Các khoản bất thường là các khoản thu nhập hoặc chi phí phát sinh từ các sự kiện hoặc giao dịch khác biệt rõ ràng với những hoạt động thông thường của doanh nghiệp và vì vậy các hoạt động này không được coi là phát sinh thường xuyên.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
1.1.3.2. Phân loại kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1. Nguyên tắc kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán doanh thu
- Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ được thu tiền.
- Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý.
+ Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp.
+ Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
+ Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
Theo quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 về xác định và ghi nhận doanh thu thì:
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực 14 thì doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia: Theo đoạn 24 của chuẩn mực số 14 thì doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
gồm:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Đối với thu nhập khác: Theo đoạn 30 chuẩn mực 14 thì thu nhập khác bao
Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác;
- Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn
có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.
Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả, ví dụ: Các khoản lãi, lỗ