Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 1996, đến năm 2016 - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


MAI THỊ ÁNH VÂN


GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 1996, đến năm 2016 - 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


MAI THỊ ÁNH VÂN


GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016


Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 82.29.013


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. DUY THỊ HẢI HƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Duy Thị Hải Hường – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Sử học,các thầy cô, các phòng, ban của Học viện Khoa học xã hội đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Cảm ơn cơ quan công tác cùng bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành việc học tập của bản thân.


Hà Nội, tháng 4 năm 2020

Tác giả


Mai Thị Ánh Vân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUỐC OAI VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA HUYỆNTỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008 11

1.1. Khái quát về huyện Quốc Oai 11

1.2. Giáo dục phổ thông huyện Quốc Oai giai đoạn (1996-2016) 24

Chương 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN QUỐC OAI TRONG GIAI ĐOẠN HÒA NHẬP CÙNG GIÁO DỤC THỦ ĐÔ (2008-2016) ... 39

2.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục phổ thông 39

2.2. Giáo dục phổ thông huyện (2008 – 2016) 43

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN QUỐC OAI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016 55

3.1. Thành tựu 55

3.2. Hạn chế 61

3.3. Đặc điểm 66

3.4. Một số kinh nghiệm 71

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Bộ Giáo dục-Đào tạo : BGDĐT Học sinh giỏi : HSG

Phổ thông cơ sở : PTCS Phổ thông trung học : PTTH Trung học cơ sở : THCS Trung học phổ thông : THPT Ủy ban Nhân dân : UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học của huyện (1996-2008)... 30 Bảng 1.2: Số lượng trường, lớp, học sinh trung học cơ sở (1996-2008) 31

Bảng 1.3: Số lượng trường, lớp, học sinh trung học phổ thông (1996-2008) 33

Bảng 1.4: Số lượng giáo viên phổ thông của huyện (1996-2008) 35

Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học (2008-2016) 43

Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh trung cơ sở (2008-2016) 45

Bảng 2.3: Số lượng trường,lớp, học sinh trung học phổ thông ( 2008-2016) 47

Bảng 2.4: Danh sách các trường học phổ thông và năm được công nhận

đạt trường chuẩn Quốc gia huyện Quốc Oai (tính đến hết năm 2016). .. 52


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục từ xưa đến nay bằng nhiều hình thức, luôn gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển không ngừng của nhân loại, giáo dục ngày nay càng được nhiều quốc gia coi là một trong những điều kiện hàng đầu quyết định đến sự phát triển và vị thế đất nước

Việt Nam là quốc gia từ xưa đến nay rất coi trọng sự phát triển của giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” để khẳng định vai trò to lớn của tri thức, của giáo dục

Ngày nay phát triển nguồn nhân lực toàn diện, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một đòi hỏi khách quan. Hiến pháp năm 2013, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Giáo dục phổ thông là ngành học “xương sống” trong hệ thống giáo dục quốc dân được Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm hàng đầu. Giáo dục phổ thông góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể chất, là công dân tốt của đất nước“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [38, tr.6]

Hà Nội “thủ đô ngàn năm văn hiến”, là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước. Nhiệm vụ phát triểnvăn hóa giáo dục của Hà Nội rất quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước.Pháp lệnh Thủ đô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023