Năng Lực Định Hướng Hình Thành Và Phát Triển Cho Học Sinh

Ninh Bình,Ngày 20 tháng 9 năm..........


Kí duyệt ban giám hiệu

Giáo Viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ lớp 11 - 3


Ngày soạn:24/09/.......... Tuần 7,8

Khối lớp 11

Bài 5: HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT(2 tiết )

I.Vấn đề cần giải quyết

Chủ đề gồm một chuỗi các hoạt động động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: từ việc quan sát hình ảnh, video giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện vấn đề nghiên cứu và rút ra kết luận, báo cáo kết quả.

Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát hiện vấn đề về bản vẽ kĩ thuật Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức).

Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): ứng dụng của vẽ kĩ thuật

Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng

dự kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Tạo tình huống có vấn đề về hình cắt

Trên lớp 4 phút

Hình thành

kiến thức

Hoạt động 2

Tìm hiểu về mặt cắt và hình cắt

Trên lớp

75 phút

Luyện tập

Hoạt động 3

Hệ thống hóa kiến thức và giải bài

tập vận dụng

ở nhà

Tìm tòi mở

rộng

Hoạt động 4

Tìm hiểu vai trò của mặt cắt và hình

cắt

ở nhà

Theo chương trình công nghệ THPT lớp 11 chủ đề “mặt cắt và hình cắt” gồm hai nội dung chính:mặt cắt và hình cắt

Nội dung kiến thức nói trên được thể hiện trong sách giáo khoa công nghệ lớp 11 hiện hành gồm 2 tiết:

CHUẨN BỊ

Giáo viên:

Nghiên cứu bài 4 SGK Công nghệ 11 Đọc các tài liệu liên quan đến bài Tranh vẽ hình 4.1,4.2 trang 22,23 SGK Vật mẵu theo hình 4.1

Học sinh:

Kiến thức hình cắt, mặt cắt đã học ở lớp 8

II. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn

2. Kỹ năng:

Nhận biết được các mặt cắt, hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật

3. Thái độ:

-Tích cực thảo luận, làm bài tập

- có thái độ học tập nghiêm túc.

- Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì chính xác và sáng tạo.

- Có ý thức tìm hiểu nghề điện và điện tử dân dụng.

-Có ý thức thực hiện đúng qui trình và các qui định về an toàn.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức mắt cắt và hình cắt

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về mặt cắt và hình cắt; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới

- Năng lực giao tiếp thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cách thức diễn đạt cũng như mô tả đặc điểm cấu tạo cũng như phân loại mắt cắt và hình cắt

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả phân tích theo nhóm

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác thí nghiệm.

III. Tiến trình bài học

1.Ổn định tổ chức lớp học (1 phút) 2.Bài mới

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về hình cắt

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.

- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:

+ Em hãy cho biết hình ảnh trên cho biết gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

c) Sản phẩm của hoạt động:Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt cắt và hình cắt

a) Mục tiêu hoạt động

Thông qua hình ảnh hoặc video học sinh có thể biết được thế nào là mặt cắt và thế nào là hình cắt

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa và quan sát tranh ảnh hoặc hình ảnh mô phỏng trả lời các câu hỏi:

-Thế nào là mặt cắt và hình cắt

-Có mấy loại mặt cắt và mấy loại hình cắt

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng

a) Mục tiêu hoạt động

Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình. Hệ thống hóa kiến thức

I.Khái niệm về mặt cắt, hình cắt:

Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt Hình biễu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt II.Mặt cắt:

Mặt cắt dùng để biễu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh

1.Mặt cắt chập:

Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt đuợc vẽ bằng nét liền mảnh

Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản.

2.Mặt cắt rời:

Mặt cắt được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

III.Hình cắt: có 3 loại

1.Hình cắt toàn bộ:

Sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

2.Hình cắt 1 nữa:

Hình biểu diễn gồm nữa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm

Ứng dụng: để biểu diễn vật thể đối xứng

3. Hình cắt cục bộ:

Biểu diễn 1 phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

D. TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật

a) Mục tiêu hoạt động

giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của hình chiếu trục đo.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì?

c) Sản phẩm của hoạt động: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm Các em ghi chép lại nội dung trọng tâm và vở ghi của mình.

3. Dặn dò

- Đọc phần thông tin bổ sung về kí hiệu hình cắt Làm BT 1, 2, 3 SGK trang 26, 27

- Chuẩn bị trước bài mới ở nhà

4. RÚT KINH NGHIỆM

a. Nội dung:

………………………………………………………………………………………

………

b. Phương pháp:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………

c. Đồ dùng dạy học:

………………………………………………………………………………………

………

Ninh Bình,Ngày 28 tháng 9 năm ..........


Kí duyệt ban giám hiệu

Giáo Viên

Ngày soạn:15/10/.......... Tuần 11,12

Khối lớp 11


Chủ đề :Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể ( 2 tiết)

1. Vấn đề cần giải quyết

Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ những tình huống thực tiễn được lựa chọn, qua việc mô tả, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về các quy trình làm thực hành.. Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức. Cuối cùng, yêu cầu học sinh xác định được gia tốc trọng trường.

Các họa động dạy học gồm:

Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề về vật thể khác nhau. Hoạt động 2 ( Giải quyết vấn đề- hình thành kiến thức): Tìm hiểu các hình chiếu cơ bản

Hoạt động 3 ( Giải quyết vấn đề- hình thành kiến thức): Thực hành vẽ hình chiếu và hình cắt

Hoạt động 4 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức

Hoạt động 5 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Ứng dụng hình chiếu trong bản vẽ vật thể gắn liền đời sống


Các bước


Hoạt động


Tên hoạt động

Thời lượng dự

kiến

Khởi động

Hoạt động 1

Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề về vật thể khác nhau.

10 phút


Hình thành kiến thức


Hoạt động 2


Tìm hiểu các hình chiếu cơ bản


10 phút


Hoạt động 3


Thực hành vẽ hình chiếu và hình cắt


60 phút

Hoạt động 4

Hệ thống hóa kiến thức

5 phút

Tìm tòi mở

rộng

Hoạt động 5

Tìm hiểu vai trò của lực cơ học trong

đời sống

Ở nhà,

Luyện tập

Chuẩn bị

Giáo viên

Đọc các tài liệu liên quan đến bài thực hành. Nghiên cứu bài trước.

Tranh vẽ phóng to các Hình 6.3 SGK


Học sinh

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...

- Có thể tìm kiếm các vật dụng đơn giản để thực hiện ở nhà

II.Nội dung-chủ đề bài học

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí lớp 10, chủ đề "Thực hành biểu diễn vật thể" có nội dung như sau:

a)Đọc bản vẽ

b)Vẽ các hình chiếu cơ bản

Nội dung kiến thức nói trên được thể hiện trong sách giáo khoa Vật lí lớp 10 hiện hành gồm 3 tiết:

Bài 6:Thực hành:Biểu diễn vật thể.

Nội dung kiến thức, kĩ năng trong chủ đề này xoay quanh cách biểu diễn vật thể. Để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, có thể thiết kế nội dung dạy học của chủ đề này thành 01 bài học như sau:

- Tên bài học:Thực Hành biểu diễn vật thể

III. Mục tiêu

1. Kiến thức

Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

Ghi kích thước của vật thể.

Hoàn thành 1 bản vẽ từ 2 hình chiếu cho trước

2. Kĩ năng

Vẽ được hình chiếu thứ 3, hình cắt trên hình chiếu đứng, hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu

3. Thái độ

- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.

- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.

- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.

- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Năng lực học hợp tác nhóm

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.

IV. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1.Ổn định lớp (1 phút)

2 Kiểm tra bài cũ (4 phút):Thế nào là mặt cắt và hình cắt

2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động

Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề về vật thể khác nhau.

a) Mục tiêu hoạt động

Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề hình ảnh các vật thể

-Thảo luận trước lớp để xác định vấn đề nghiên cứu thông qua việc trao đổi nhiệm vụ học tập.

- Thống nhất vấn đề nghiên cứu.

b) Gợi ý tổ chức dạy học

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.

- Giáo viên mô tả tình huống thực tiễn và yêu cầu học sinh nêu tên của kiến thức được nói tới trong tình huống.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

B3:Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024