Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 20


thẳng vào khu rừng tâm trí rối mù nhằm không ngừng truy vấn và sắp xếp lại những kí ức để khẳng định bản ngã của chính mình.

2. Biểu tượng kết tinh nhiều ý nghĩa và giá trị bất biến trong tâm thức văn hóa của nhân loại, đến lượt mình, chúng được gửi trao vai trò lưu giữ và chuyển giao văn hóa. Biểu tượng đồ vật của Murakami tập trung vào “gương” và “nhà”. Đây là những biểu tượng quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của con người. Với Murakami, chúng trở thành những yếu tố nghệ thuật quan trọng, góp phần chuyển tải góc nhìn của nhà văn về con người, giúp người đọc nhận ra hoàn cảnh thực tại và hé mở phần nào đời sống nội tâm của nhân vật trên hành trình dấn thân. Bên cạnh những nét nghĩa quen thuộc, “gương” còn được nhà văn sáng tạo thêm nét nghĩa mới – là ranh giới, đường biên giữa hai thế giới thực - ảo. Thông qua “gương”, Murakami khắc sâu trạng thái hoang mang, đau đớn về mặt tinh thần của nhân vật khi phải sống chung với nhiều cái “ngã”, nhưng không thể nắm bắt đâu là bản ngã đích thực của chính mình. “Gương” phản chiếu thế giới vô thức, nơi nhân vật cần khám phá và đối mặt với vấn đề bản chất cốt lòi để tìm câu trả lời cho những mâu thuẫn sâu sắc về thân phận. Biểu tượng “nhà” được nhà văn tô đậm nhằm làm nổi bật thực trạng đau lòng về sự rạn nứt trong mối quan hệ gia đình của xã hội Nhật Bản hậu hiện đại. “Nhà” không còn “là nơi trú ẩn, mái ấm”, chốn neo đậu tâm hồn bình yên cho mỗi người, mà nó trở thành môi trường dung chứa cái xấu, cái ác; khiến nhân vật phải chịu đựng trong cam chịu hoặc bằng mọi cách phải chạy trốn hoặc thoát ly. Song song với hành trình kiếm tìm bản thể là hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con người. “Nhà” là biểu tượng của khát vọng hạnh phúc, giấc mơ về mái ấm bình yên mà nhân vật luôn khao khát tìm kiếm. “Nhà” còn là biểu tượng của con người nội tâm đa diện, phức tạp; là thế giới vô thức nơi chứa những “căn phòng đặc biệt” để nhân vật dấn thân vào hành trình khám phá những góc khuất trong tâm hồn. Sự tái sinh mà họ nhận được khi bước ra từ căn phòng nội tâm sẽ giúp họ tìm được “diện mạo đích thực”, tạo ra những liên kết có ý nghĩa giữa cuộc đời mình và người khác.

3. Biểu tượng động vật của Murakami xuất hiện đa dạng, xuyên suốt hầu hết các tác phẩm, gắn bó với những biến cố thăng trầm trong hành trình dấn thân của nhân vật. Sự hiện diện của “vườn thú hư cấu” truyền cảm hứng trong quá trình sáng tạo để Murakami có thể chuyển tải những thông điệp đa chiều về cuộc sống và con người hậu hiện đại. “Mèo”, “cừu” và “chim” là những biểu tượng nổi bật trong số các động vật xuất hiện trong tiểu thuyết Murakami. Chúng là biểu tượng của hành trình tìm kiếm bản ngã, là những phân mảnh của bản thể. “Mèo” hiện diện với hai thái cực: không thuần nhất, chao đảo giữa xu hướng tốt lành và ác độc. Sự xuất hiện


và biến mất của chúng đặt câu chuyện trong sự vận động, phá vỡ sự tồn tại mòn mỏi của nhân vật chính, thúc đẩy anh ta dấn thân vào hành trình mê cung để vãn hồi và khôi phục bản ngã. Cũng như “mèo”, biểu tượng “chim” là sự kế thừa có chọn lọc hệ thống biểu tượng của vô thức tập thể, đồng thời là sự sáng tạo, mang phong cách riêng biệt của nhà văn. Đó là “cái linh hồn bản năng trong con người” - “cánh cửa quan trọng để bước vào thế giới tâm linh”; là biểu tượng của số mệnh, báo hiệu sự diệt vong, cái chết, sự kết tội... Với “chim”, Murakami đã khắc chạm nỗi cô đơn, hoang mang, bất lực của con người với những ám ảnh hiện sinh về thân phận; làm nổi bật những góc khuất sâu kín, những ám gợi về tầng vô thức và những ẩn ức tâm lý nhân vật. Không tập trung khái thác vô thức, biểu tượng “cừu” lại là sự sáng tạo mới mẻ gắn với hoàn cảnh lịch sử phát triển của đất nước Nhật Bản. Murakami thể hiện sự phê phán những tội ác chiến tranh mà Nhật Bản đã gây ra cho các các nước thuộc địa nhằm thực hiện ý đồ bành trướng. “Cừu” là biểu tượng cho mặt trái của quá trình hiện đại hóa, biểu tượng của thứ quyền lực tuyệt đối của Hệ thống đối với Cá nhân. Với “cừu”, Murakami muốn trao đổi thẳng thắn và công tâm về những gì mà đất nước ông đã gây ra trong thế chiến, đồng thời bày tỏ quan điểm về những phương diện phi nhân tính của xã hội hiện đại Nhật Bản.

4. Biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami là sự kế thừa dòng chảy của mạch ngầm văn hóa của nhân loại. Đó không chỉ là sự khơi dậy những vô thức xa xưa mà còn là sự tiếp biến sáng tạo tâm thức đặc trưng của dân tộc. Mỗi biểu tượng thiên nhiên, đồ vật hay động vật đều có mối quan hệ sâu sắc với hình ảnh con người hậu hiện đại với những mất mát, bi kịch trong đời sống tinh thần. Đó những kẻ vong thân luôn cố gắng vùng vẫy, quẫy đạp trong tuyệt vọng để mong tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Ý nghĩa hiện tồn trở thành khát vọng đau đáu để mỗi người phải tự đào sâu vào những thực tại nằm trong các địa tầng thể xác và tâm lí, thực hiện hành trình dấn thân để vãn hồi bản ngã của chính mình. Điều này làm nên đặc trưng “quen mà lạ” của biểu tượng ở Murakami, đưa sáng tác của ông kết nối với văn học khu vực và thế giới.

5. Từ kết quả của đề tài Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami, chúng tôi sẽ khai triển hướng nghiên cứu tiếp theo của ở những tác phẩm mới và mảng truyện ngắn của nhà văn trong mối liên hệ, so sánh với các tác giả đương đại Việt Nam. Việc tìm hiểu kế thừa, tiếp biến có đổi mới của mỗi nhà văn không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng tâm thức của mỗi dân tộc mà còn là sự kết nối những vô thức tập thể xa xưa đã tồn tại từ lâu trong tâm thức nhân loại.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


1. Phan Thị Huyền Trang (2016), Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số tháng 5/2016, tr 44- 51. ISSN: 2354-1075.

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 20

2. Phan Thị Huyền Trang (2020), Biểu tượng “ánh sáng” trong tiểu thuyết Haruki Murakami, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật, số tháng 2/2020, tr 127-134. ISSN: 0866-7349.

3. Phan Thị Huyền Trang (2020), Biểu tượng “mèo” trong tiểu thuyết Haruki Murakami, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số tháng 5/2020, tr 33- 40. ISSN: 2354-1075.

4. Phan Thị Huyền Trang (2020), Biểu tượng “cừu” trong tiểu thuyết Haruki Murakami, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số tháng 8/2020, tr 31- 38. ISSN: 2354-1075.


T Ư MỤC TÀI LIỆU T AM K ẢO


A. TIẾNG VIỆT

1. Eiichi Aoki (2008), Nhật Bản, đất nước và con người (Nguyễn Kiên Tường dịch), NXB Văn học.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Roland Barthes (1998), Độ không của lối viết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học (9), tr.12-17, Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2018), Kí hiệu và liên kí hiệu, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

8. Lê Huy Bắc (2018), Franz Kafka người tẩy não nhân loại, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

9. Phan Quí Bích (2009), Rừng Na Uy, sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?, http://khoavanhoc.edu.

10. Lê Nguyên Cẩn (2013), Cấu trúc tự sự “Kafka bên bờ biển” theo phân tâm học, http://vienvanhoc.com.

11. Alain Gheerbrant Jean Chevalier (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Đà Nẵng.

12. Nhật Chiêu (2007), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nhật Chiêu (2008), “Thực tại trong ma ảo” (Đọc Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami), http://vietbao.vn.

14. Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, NXB Lao động.

15. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, NXB Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Anh Dân (2010), Yếu tố huyền ảo trong sáng tác Haruki Murakami, Luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Huế.

17. Nguyễn Anh Dân (2011), Hệ thống biểu tượng trong “Biên niên kí chim vặn dây cót”, http://vnexpress.net.vn.


18. Vũ Dũng, (2000), Từ điển tâm lí học, NXB KHXH, Hà Nội.

19. Trịnh Bá Đĩnh (2017), Từ kí hiệu đến biểu tượng, NXB KHXH, Hà Nội.

20. Vũ Minh Đức (2017), Cổ mẫu trong truyện ngắn Isaac Bashevis Singer, Luận án tiến sĩ Văn học, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

21. S. Freud và C. Jung (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy biên soạn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

22. Jame George Frazer (2014), Cành vàng – Bách khoa toàn thư về văn hóa nguyên thủy, NXB Tri thức, Hà Nội

23. Hải Hà (2015), Sau “Rừng Na–Uy” đến “Biên niên kí chim vặn dây cót”, http://vietbao.vn/Van–hoa.

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Phạm Thị Hạnh (2012), Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết “Rừng Na - Uy” của Haruki Murakami, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Lê Thị Diễm Hằng (2010), “Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Haruki Murakami”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, tr. 6-9.

27. Lê Thị Diễm Hằng (2014), Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Haruki Murakami, Luận án tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

28. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Đào Thị Thu Hằng (2018), Nhà văn Nhật Bản thế kỉ XX, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

30. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.

31. Ngô Viết Hoàn (2012), “Cổ mẫu shadow và motif cuộc hành trình trong tiểu thuyết Người tình Sputnik của Haruki Murakami”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (3), tr.9.

32. I.P. Ilin và E.A. Tzugranova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu Hoa Kì thế kỉ 20, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Những cây bút kiệt xuất trong Văn học Nhật Bản


hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. N.I. Konrat (2000), Phương Đông và phương Tây (những vấn đề triết học, lịch sử, văn học Đông và Tây), Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Cao Thị Kim Lan (2012), Tu từ học tiểu thuyết và một số bình diện của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sĩ Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Mai Liên (2010), Hợp tuyển văn học Nhật Bản, Nxb Lao động, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Mai Liên (2015), Motif Folklore trong tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami, http://vanhoc365.com.

38. Trần Tố Loan (2010), “Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Người tình Sputnik

của Haruki Murakami”, Tạp chí văn học nước ngoài (9).

39. Hoàng Long (2006), Truyện ngắn Murakami Haruki – nghiên cứu và phê bình, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

40. I.U Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh BáĐĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia.

41. J.F. Lyotard (2010), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

42. Mi Li, Haruki Murakami: Người trầm lặng nói được nhiều điều nhất, http://nhanam.vn.

43. Hà Văn Lưỡng (2011), “Dấu ấn hậu hiện đại trong một số sáng tác của Haruki Murakami”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (3), tr.21.

44. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

46. Phạm Phương Mai (2010), Yếu tố tình dục trong tiểu thuyết Haruki Murakami, http://tailieu.vn.

47. Ngô Trà Mi (2014), Huyền thoại và giải huyền thoại Murakami Haruki, http://khoavanhoc – ngonngu.edu.vn.

48. Haruki Murakami (2006), Biên niên kí chim vặn dây cót (tiểu thuyết), Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb Hội nhà văn, Nhã Nam, Hà Nội.

49. Haruki Murakami (2015), Cuộc săn cừu hoang, Mai Hiên dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

50. Haruki Murakami (2007), Kafka bên bờ biển, Dương Tường dịch, Nxb Văn học, Nhã Nam, Hà Nội.


51. Haruki Murakami (2009), Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch, Nxb Hội nhà văn, Nhã Nam, Hà Nội.

52. Haruki Murakami (2007), Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Cao Việt Dũng dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

53. Haruki Murakami (2005), Rừng Na Uy, Trịnh Lữ dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

54. Haruki Murakami (2010), Xứ xở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nxb Hội nhà văn, Nhã Nam, Hà Nội.

55. Haruki Murakami (2010), Nhảy, nhảy, nhảy, Trần Vân Anh dịch, Nxb Hội nhà văn, Nhã Nam, Hà Nội.

56. Haruki Murakami (2013), 1Q84 Lục Hương dịch, Nxb Hội Nhà Văn.

57. Haruki Murakami (2014), Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Uyên Thiểm dịch, Nxb Hội Nhà Văn.

58. Hoài Nam (10/08/2008), Cuộc tìm kiếm bản thể con người hiện đại, http://cand.com.vn.

59. Song Ngư (2014), Haruki Murakami và giấc mơ được ngồi dưới đáy giếng,

http://vnexpess.com.

60. Nhiều tác giả (2007), Kỷ yếu hội thảo Haruki Murakami và Yoshimoto Banana, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

61. Nhiều tác giả (2008), Kỉ yếu hội thảo văn hóa Nhật Bản, Đại học Sư phạm Huế, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

62. Nhiều tác giả, (2008), Kỷ yếu hội thảo tự sự học lần thứ II, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

63. Nhiều tác giả (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

64. Nhiều tác giả (2016), Kí hiệu học từ lý thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học Ngữ Văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

65. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

66. Mitsuyoshi Numano (4/3/2010), Thế giới thơ và tiểu thuyết Nhật Bản - Từ “Truyện Genji” đến Murakami Haruki, Lương Việt Dũng dịch, http://khoavanhoc

- ngonngu.edu.vn/home.

67. Rattanavong Sanaphay, Haruki Murakami tìm lối đi mới trong „Sau nửa đêm‟,

https://www.sachtre.com.


68. Bùi Văn Nam Sơn (2011), “Triết học hậu hiện đại”, http://cafehocthuat.blogspot.com

69. Trần Đình Sử (2007), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế.

70. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

71. Đặng Phương Thảo (2018), Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Haruki Murakami, Luận án tiến sĩ văn học, ĐHKHXH NV-ĐHQGHN.

72. Đỗ Lai Thúy (2004), Phân tâm học và Tình yêu, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

73. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2010), Lý luận và phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

74. Lưu Thị Thu Thủy (2012), “Nhà văn Murakami Haruki: Cuộc đời và sự nghiệp”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6.

75. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), “Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển”, Tạp chí văn học, số 5, tr. 145 – 153.

76. Nguyễn Cung Tiến, (2002), Từ điển triết học, NXB văn hóa Thông tin, Hà Nội.

77. Tzvetan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

78. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2011), “Sex và quan niệm về tình yêu trong tác phẩm Haruki Murakami”, http://vhnt.org.vn

79. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2014), “Sự xóa nhòa ranh giới hiện thực và siêu thực trong tiểu thuyết Murakami Haruki”, http://tapchivan.com.

80. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2014), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Haruki Murakami, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

81. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2011), “Biểu tượng cổ mẫu và thực tại phức diện qua tiểu thuyết Murakami Haruki”, http://vhnt.com

82. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2018), “Tiếp biến Franz Kafka trong tiểu thuyết Haruki Murakami”, http://breadandrose.com

83. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2006), Chân dung các nhà văn thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

84. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

B. TIẾNG ANH

85. Giorgio Amitrano (2016), Echoes of Ancient Greek Myths in Murakami

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022