Giá Trị Bảo Hiểm, Số Tiền Bảo Hiểm, Phí Bảo Hiểm

Tại thời điểm kết thúc hành trình, giá trị chịu phân bổ = giá trị của tàu và hàng khi về đến bến + giá trị tài sản đã hy sinh + chi phí tổn thất chung + giá trị tổn thất riêng xảy ra sau khi tổn thất chung.

Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp (tỷ lệ phân bổ tổn thất chung) = (Tổng giá trị tổn thất chung/ Tổng giá trị chịu phân bổ) x 100%.

Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi

Số tiền đóng góp của từng quyền lợi bằng tỷ lệ đóng góp nhân với giá trị đóng góp của từng quyền lợi:

C = (L/CV)v

Trong đó:

- C là số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung của mỗi quyền lợi

- L là tổng giá trị tổn thất chung

- CV là tổng giá trị chịu phân bổ

- v là giá trị chịu phân bổ của từng quyền lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Bước 5: Tính toán kết quả tài chính là số tiền thực sự thu về hoặc bỏ thêm ra của từng chủ hàng hay chủ tàu sau khi trừ đi phần giá trị tài sản hoặc chi phí họ đã tự bỏ ra trong hành động tổn thất chung (= số tiền đóng góp tổn thất chung – giá trị tài sản hoặc chi phí tự bỏ ra trong tổn thất chung).

Sau khi thanh toán bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, moi khiếu nại avf quyền khiếu nại của người được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn số tiền đã bồi thường.

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 18

Ngay khi nhận được tiền bồi thường của người bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho người bảo hiểm mọi tài liệu và bằng chứng của họ và phải làm đầy đủ thủ tục đáp ứng yêu cầu thực hiện quyền truy đòi của người bảo hiểm.

Nếu người được bảo hiểm bỏ qua quyền đòi người thứ ba hoặc nếu do lỗi của họ mà không thể thực hiện được quyền này ( như hết hạn gửi thư khiếu nại người chịu trách nhiệm bồi thường với một mức độ thích hợp và nếu việc bồi thường của bảo hiểm đã được giải quyết thì người được bảo hiểm có nghãi vụ hoàn lại cho người bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường mà họ đã nhận, tùy theo trường hợp cụ thể.

Với điều kiện phải thực hiện những quy định trên, khi người bảo hiểm bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ có thể bồi thường tất cả hoặc nguyên một phần hàng hóa được bảo hiểm, họ có quyền thu hồi những gì còn lại cảu phần hàng hóa được bồi thường theo hình thức đó.

7.2.5. Hiệu lực bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực đối với lợi ích của người chuyên chở, người nhận ủy thác hàng hóa hay người bảo hiểm cháy.

Quyền đòi bồi thường của người được bảo hiểm sẽ hết hiệu lực sau hai năm kể từ ngày phát sinh quyền đó.

7.2.6. Hợp đồng bảo hiểm

Đây là dạng bảo hiểm với đối tượng là hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng con đường biển. Phía bên bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm nếu xảy ra những thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một văn bản trong đó có các điều khoản cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm nếu quá trình xuất nhập khẩu xảy ra rủi ro, mất mát, thiệt hại.

Hợp đồng bảo hiểm thường xuyên có khối lượng lớn và được chia thành nhiều chuyến xuất và nhập khẩu.

7.3. Bảo hiểm cháy

Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản bồi thường cho những thiệt hại hoặc tổn thất về tài sản được bảo hiểm do nguyên nhân cháy, nổ gây ra.

Loại bảo hiểm này rất cụ thể. Không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra còn có thể bảo hiểm cho tài sản và người lân cận trong trường hợp xảy ra cháy nổ, hỗ trợ chi phí trong trường hợp cá nhân không thể sinh sống bên trong, không thể sử dụng tài sản do cháy nổ.

7.3.1. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

7.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

7.3.3. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ. Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

7.3.4. Trách nhiệm bảo hiểm và giải quyết bồi thường

Trách nhiệm của doanh nhiệm bảo hiểm trong mỗi trường hợp không vượt quá:

Số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản và tổng cộng lại không vượt quá tổng số tiền abor hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm còn lại sau khi bồi thường bất kì tài sản nào bị mất mát hủy hoại hay hư hỏng trong thời hạn bảo hiểm trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền abor hiểm sau mỗi lần thanh toán bồi thường.

Hình thức bồi thường:

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; Trả tiền bồi thường;

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền

Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và c điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hoiif tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường theo giá trị tài sản.

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.

c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

7.4. Bảo hiểm xe cơ giới

7.4.1. Đối tượng bảo hiểm

Theo Thông tư 22/2016/TT-BTC, đối tượng bảo hiểm xe cơ giới:

1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

7.4.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:

1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Phí bảo hiểm là Khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này, mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 5 ban hành theo Thông tư này và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:

Phí bảo hiểm phải nộp=Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giớixThời hạn được bảo hiểm (ngày)365 (ngày)

Việc thanh toán phí bảo hiểm hoặc cam kết thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện như

sau:

a) Trường hợp phí bảo hiểm dưới 50 triệu đồng: Chủ xe cơ giới thanh toán 01 lần tại thời

Điểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

b) Trường hợp phí bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: Chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán 01 lần, thời hạn thanh toán không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

c) Trường hợp phí bảo hiểm từ 100 triệu đồng trở lên: Chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp bảo hiểm việc thanh toán phí bảo hiểm như sau:

d) Lần 1: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm;

e) Lần 2: Thanh toán 50% phí bảo hiểm còn lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.

7.4.3. Rủi ro có thể được bảo hiểm và các trường hợp loại trừ

Gồm 7 trường hợp:

Trường hợp 1: Xe mô tô, xe máy có thời hạn sử dụng quá 6 năm. Thời hạn sử dụng được căn cứ theo ngày đăng ký lần đầu ghi trên Giấy đăng ký mô tô, xe máy do cơ quan Cảnh sát giao thông cấp. Nếu Giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe máy không ghi rõ Ngày đăng ký lần đầu thì tính từ ngày sản xuất hoặc ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe máy. Đây là trường hợp loại trừ khi tham gia bảo hiểm ngay từ ban đầu.

Trường hợp 2: Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, người điều khiển xe và những người có quyền lợi liên quan đến sở hữu và sử dụng xe. Trong trường hợp phát hiện cố tình trục lợi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 3: Tổn thất do hao mòn tự nhiên, rỉ sét, giảm giá trị thương mại, hư hỏng bộ phận xe mô tô, xe máy của người được bảo hiểm.

Trường hợp 4: Bất kỳ tổn thất, tổn hại nào do chiến tranh và các nguyên nhân tương tự, chiến tranh dân sự, hành động khủng bố, bạo động dân sự, nổi loạn, cách mạng, đảo chính hoặc tiếm quyền, trưng dụng hoặc hậu quả gián tiếp của các sự kiện trên.

Trường hợp 5: Tổn thất thiệt hại phát sinh ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Trường hợp 6: Người được bảo hiểm điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hợp lệ; lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định của Pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; hoặc vi phạm nghiêm trọng Luật giao thông đường bộ.

Trường hợp 7: Tổn thất do việc sử dụng phương tiện để đua xe trái phép; đua xe thể thao; thử nghiệm tốc độ sau khi sửa chữa, trừ khi có sự đồng ý của LIAN.

7.4.4. Giám định và bồi thường

Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của

các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.

Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.

Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

Loại trừ bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

7.5. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt

Bảo hiểm lắp đặt là loại hình bảo hiểm cho mọi rủi ro trong quá trình lắp đặt nói chung, lắp đặt ở đây có thể là lắp đặt hệ thống máy móc trong các nhà máy, xí nghiệp, lắp đặt trang trí nội thất trong các tòa nhà, nhà chung cư, nhà văn phòng, lắp đặt khác… trước các rủi ro không lường trước được. trong đó rủi ro chập điện gây cháy nổ là một trong những nguyên nhân khá phổ biến.

Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt

Các máy móc, dây chuyền đồng bộ trong một nhà máy, xí nghiệp trong quá trình lắp ráp các máy móc, thiết bị đó;

Phần công việc xây dựng phục vụ và cấu thành một bộ phận của quá trình lắp ráp; Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình lắp ráp;

Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường và thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm lắp đặt ;

Trách nhiệm đối với người thứ ba.

7.5.1. Rủi ro trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng Lỗi về lắp ráp phạm phải trong khi thi công.

Các nguyên nhân từ bên ngoài như đồ vật nào đó rơi vào, đứt cáp, dây chuyền, hệ thống nâng, sập nhà hay va đụng, ...

Các nguyên nhân nội tại ví dụ như hậu quả của việc thiếu linh kiện hoặc sự an toàn hay vụng về, lơ đãng của bên được bảo hiểm hoặc người thứ ba.

Những hậu quả do nóng về cơ khí, bị rối loạn, có tiếng rít do thiếu dầu, mỡ, hậu quả do điện lưới, chấp điện, áp suất, phá hủy do lực li tâm.

7.5.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng

Theo thông tư 65-TC/ĐTPT của bộ tài chính hướng dẫn về việc tham gia bảo hiểm cho công trình xây dựng đã quy định:

Khi tiến hành đầu tư và xây dựng chủ đầu tư các dự án đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng tại Công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở của tư nhân, Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm công trình xây dựng.

Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài áp dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước sẽ không được cấp vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các khoản thiệt hại rủi ro thuộc phạm vi phải mua bảo hiểm công trình.

Phí bảo hiểm công trình xây dựng là một bộ phận vốn đầu tư của dự án, được tính trong tổng dự toán (dự toán) công trình được duyệt. Trường hợp chủ đầu tư uỷ quyền cho nhà thầu mua bảo hiểm thì phí bảo hiểm được tính trong giá trị gói thầu.

Phí bảo hiểm được xác định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và là mức phí cao nhất để chủ đầu tư tiến hành mua bảo hiểm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023