Tổ chức hạch toán kế toán 1709052486 - 11

Các kế toán phần hành có thể chuyên môn hoá theo từng phần hành hoặc có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức công tác kế toán.

Các kế toán phần hành có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm), có thể giữ Sổ cái tổng hợp, ghi Sổ cái, lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất.

- Kế toán trưởng:

+ Vị trí: là chức danh nghề nghiệp dành cho các chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điều hành, tổ chức, quản lý được công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập.

+ Vai trò: Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước bổ nhiệm, là giám sát viên kế toán tài chính của nhà nước tại doanh nghiệp.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Có quyền ký duyệt các chứng từ kế toán, có quyền không ký duyệt các chứng từ, tài lệu liên quan đến tài chính của doanh nghiệp mà không phù hợp với chế độ của Nhà nước quy định.

Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở khối lượng công việc kế toán, kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành phòng kế toán.

* Tiêu chuẩn, quyền, trách nhiệm của người làm kế toán

1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

Tổ chức hạch toán kế toán 1709052486 - 11

2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

* Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm

vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.


6.3/ Tổ chức lựa chọn mô hình bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Giới thiệu 2 bộ máy kế toán thường áp dụng trong thực tế hiện nay ở các DN:

* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung:

Tất cả các công tác kế toán từ xử lý chứng từ, hạch toán tổng hợp, chi tiết cho đến tổng hợp lập các báo cáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán trung tâm của đơn vị. Còn các bộ phận của đơn vị (Phân xưởng, đội, cửa hàng …) chỉ lập chứng từ phát sinh tại bộ phận mình và chuyển hết chứng từ về phòng kế toán trung tâm.

+ Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, chi phí thấp, có thể áp dụng thống nhất 1 phương pháp tính toán, do đó thông tin có tính chính xác cao. Dễ dàng thuận lợi cho quá trình tự động hoá trong việc hạch toán.

+ Nhược điểm: Trong điều kiện hạch toán thủ công dễ gây hiện tượng ùn tắc thông tin do khối lượng chứng từ gửi về phòng kế toán trung tâm quá nhiều. Do đó, không có thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo sản xuất.

Vì vậy, mô hình này thường được ứng dụng ở những đơn vị có quy mô nhỏ, tổ chức trên địa bàn tập trung.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán:

Hầu hết các công tác kế toán từ hạch toán ban đầu, hạch toán tổng hợp, chi tiết đến lập các bảng tổng hợp đều được tiến hành ở các đơn vị thành viên. Còn ở phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu là lập các báo cáo tổng hợp của toàn đơn vị trên cơ sở các bảng tổng hợp của các đơn vị thành viên.

+Ưu điểm: Trong điều kiện hạch toán thủ công tỏ ra phù hợp vì có khả năng cung cấp thông tin kịp thời cho chỉ đạo sản xuất.

+ Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, chi phí cao, khó áp dụng thống nhất 1 phương pháp tính toán cho toàn đơn vị. Vì vậy sẽ có sự sai lệch khi tổng hợp thành báo cáo chung của tổ chức. Rất khó và không thể tổ chức công tác kế toán bằng hệ thống mạng máy tính theo phương thức này.

Vì vậy, mô hình này thường chỉ được ứng dụng cho các đơn vị có quy mô lớn, địa bàn SXKD phân tán, các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý.

CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC TẬP TRUNG



Kế toán trưởng


(Trưởng phòng kế toán)

Bphn


Tài chính

Bộ phận KT kế toán,K’T nội bộ

Bộ phận KT tổng hợp

Bộ phận KT vật tư, TSCĐ

Bộ phận KT tiền lương

Bộ phận KT thanh toán

Bộ phận KT chi phí

Bộ phận KT...

Các nhân viên kế toán ở các bộ phân phụ thuộc

CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC PHÂN TÁN


Kế toán trưởng


(Trưởng phòng kế toán)

Bộ phận KT kếtoán, K’T nội bộ

Bphận KT chung

Bphn


Tài chính

Bphận KT tổng hợp

Trưởng phòng KTBphận phụ thuộc

Trưởng phòng KTBphận phụ thuộc

Bộ phận kế toán tiền lương

Bộ phận kế toán thanh toán

Bộ phận kế toán chi phí

Bộ phận kế toán…

Bộ phận kế toán chi phí

Bộ phận kế toán..

Bộ phận kế toán tiền lương

Bộ phận kế toán


Thanh toán

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí