Tìm hiểu về du lịch lễ hội tại Đồ Sơn để phục vụ khai thác phát triển du lịch - 10


C: KếT LUậN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về du lịch lễ hội tại quận Đồ Sơn-Hải Phòng, em có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

Du lịch Đồ Sơn là du lịch biển, nó mang tính mùa vụ cao, chỉ tập trung vào mùa hè cho nên chất lượng phục không cao trong lúc chính vụ do lượng khách tập trung quá đông mà ngoài thời vụ thì lại rất vắng vẻ. Vì thế có một câu hỏi luôn được đặt ra với các cấp quản lí du lịch ở Trung ương và địa phương đó là làm thế nào để du lịch Đồ Sơn từ nơi du lịch mang đậm tính thời vụ thành chốn du lịch lý tưởng quanh năm. Và một trong những giải pháp đó là khai thác những tiềm năng của tài nguyên du lịch nhân văn mà từ lâu nay vẫn ở dạng tiềm ẩn.

Từ xa xưa, Đồ Sơn đã là vùng đất không chỉ có phong cảnh hữu tình mà còn chứa đựng những nét văn hóa nhân văn độc đáo, không chỉ có ‚rừng vàng, biển bạc‛ mà còn có những di tích lịch sử, địa danh, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian, mà đặc biệt hơn cả là các lễ hội tại đây ( Lễ hội chọi trâu, lễ hội

đền Bà Đế, lễ hội đảo Dáu, lễ hội đua thuyền rồng trên biển). Các lễ hội diễn ra

đã bao trùm lên không gian rộng khắp của toàn thị xã miền biển, nó đã thu hút sự tham gia đông đảo của cư dân trong và ngoài vùng. Ngày nay, đến với các lễ hội du khách không chỉ được đắm mình trong không khí tiêu biểu của một vùng biển, mà du khách sẽ được đón tiếp nồng hậu bởi những con người miền biển phóng khoáng, thân thiện, và hiếu khách. Chắc chắn các lễ hội sẽ thu hút

được nhiều du khách hơn nữa nếu chúng ta biết khai thác những nét độc đáo, những giá trị văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của nó để phục vụ cho hoạt động du lịch. Đây chính là những cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch nhân văn của Đồ Sơn, tạo cho Đồ Sơn thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải xây dựng những chiến lược, giải pháp lâu dài( như: tích cực xây dựng các qui định về bảo vệ các

di tích lịch sử văn hoá, tích cực giáo dục du lịch, đầu tư đồng bộ, đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo, thống nhất nội dung bài hướng dẫn và tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí và các hướng dẫn viên điểm...), phải hoạch định những chính sách đúng đắn, những chương trình cụ thể cho từng giai đoạn. Và những chính sách, chiến lược đó phải gắn liền, đồng bộ với quy hoạch du lịch và quy hoạch tổng thể của toàn quận. Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Nhận thức được những tiềm năng và những tồn tại của du lịch Đồ Sơn, trong quá trình quy hoạch du lịch, cần phải kết hợp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của Đồ Sơn. Đặc biệt cần chú trọng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn nhằm ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo... Đây cũng chính là một trong những biện pháp giúp khắc phục tính thời vụ cố hữu của du lịch Đồ Sơn hiện nay.

Điều cần phải đặc biệt chú ý khi khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn là đầu tư phát triển theo chiều sâu. Nghĩa là đầu tư tôn tạo, khôi phục và lưu giữ những giá trị độc đáo của những di tích lịch sử, văn hóa, và các lễ hội cổ truyền. Tránh để rơi vào tình trạng ‚ bê tông hóa‛ làm lu mờ những giá trị

đích thực của chúng. Không để cho kẻ xấu có cơ hội lợi dụng chốn linh thiêng

để tuyên truyền mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh...

Tích cực tham gia vào những chương trình hành động của sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, phối hợp với các quận, huyện lân cận xây dựng tuyến du lịch Đồ Sơn - Kiến Thụy - Tiên lãng... Để không những phát triển du lịch Đồ Sơn mà còn góp phần vào sự phát triển của du lịch Hải Phòng.

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Phú Ngà: Đồ Sơn lịch sử và lễ hội chọi trâu, NXB VHTT Hà Nội 2003

2. Trịnh cao Tưởng: Non nước Đồ Sơn, NXB Văn hóa 1978

3. Lưu Văn Khuê: Đồ Sơn- thắng cảnh và du lịch, NXB Hải Phòng1997

4. Trần Đức Thanh: Nhập môn khoa học du lịch

5. Nguyễn Minh Tuệ: Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh

6. Tổng cục du lịch: Non nước Việt Nam, Hà Nội 6/2008

7. Bùi Thị Hải Yến : Tuyến điểm du lịch NXB GD 2006

8. Hoàng Lương: Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt

Nam


9. Phan Đăng nhật: Lễ hội cổ truyền, NXB KHXH Hà Nội 1992

10. Bùi Thiết: Từ điển lễ hội Việt Nam, NXB Văn hoá Hà Nội 1993

11. www.Vietnamtourismr.com

12. www.Haiphongtourism.com.vn

13. www.Doson.gov.vn


Phụ Lục Một số hình ảnh


đồ sơn toàn cảnh lễ hội đua thuyền rồng trên biển lễ hội chọi trâu lễ 1


đồ sơn toàn cảnh


lễ hội đua thuyền rồng trên biển lễ hội chọi trâu lễ hội chọi trâu đền 2


lễ hội đua thuyền rồng trên biển


lễ hội chọi trâu lễ hội chọi trâu đền bà đế suối rồng 3


lễ hội chọi trâu


lễ hội chọi trâu


đền bà đế suối rồng 4

đền bà đế


suối rồng 5


suối rồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022