Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 2


đề cập đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là một số mặt hàng mà Việt Nam có lợi chế cạnh tranh. Còn về các lĩnh vực dịch vụ Chiến lược cũng đã có đề cập đến, tuy nhiên chủ yếu mới chỉ giới thiệu qua các lĩnh vực dịch vụ, chưa có đánh giá, định hướng và giải pháp cụ thể cho việc xuất khẩu các lĩnh vực này như định hướng các lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu chủ yếu, định hướng thị trường và các giải pháp để hỗ trợ thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ này.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại Việt-Mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ" của trường Đại học Ngoại thương: Đề tài mới chỉ tập trung đánh giá các ngành dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

- "Nghiên cứu chuyên đề về chiến lược phát triển của một số ngành dịch vụ Việt Nam: Viễn thông, Tài chính, Vận tải biển, Vận tải hàng không, Du lịch và Ngân hàng" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006): Nghiên cứu mới chỉ tập trung xem xét các chiến lược phát triển của một số ngành dịch vụ chủ yếu của Việt Nam, hiện nay hầu hết các ngành dịch vụ của Việt Nam đều đã có chiến lược của riêng mình. Từ đó, qua thực tiễn nghiên cứu này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng tới xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam. Hiện nay nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục được triển khai thực hiện.

- Đề tài nghiên cứu khoa học "Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam đến năm 2010" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005). Đề tài mới chỉ tập trung đánh giá tình hình phát triển của các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu nội ngành dịch vụ. Trong đề tài nghiên cứu, cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam và cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam đến năm 2010, các giải pháp để thực hiện mục tiêu này. Trong đề tài khoa học cũng đã có đánh giá về tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong thời gian


qua, tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá sơ lược bước đầu về tình hình xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chưa có sự phân tích sâu sắc và đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về phát triển dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ ở một số địa phương Việt Nam của Bộ Công thương. Các đề tài nghiên cứu khoa học này mới chỉ nghiên cứu dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ ở một số thành phố lớn có khu vực dịch vụ phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,… Chưa có sự tổng hợp đánh giá chung về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

- Luận văn thạc sỹ "Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trường hợp xuất khẩu dịch vụ bưu chính viễn thông" của Ông Dương Huy Hoàng, Cao học khoá 11, trung tâm đào tạo Pháp - Việt, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2005). Trong luận văn thạc sỹ, tôi đã nghiên cứu về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, đánh giá tình hình phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, phân tích xu hướng phát triển và những điểm mạnh, điểu yếu những lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên những vấn đề nghiên cứu này còn rất sơ bộ, nghiên cứu còn bó hẹp trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông, chưa nghiên cứu một cách tổng quan về các lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam, chưa nghiên cứu sâu và phân tích rõ hơn các lĩnh vực chủ yếu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Do đó Đề tài nghiên cứu này cần phải mở rộng và nghiên cứu sâu hơn.

Từ những phân tích nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)" để mở rộng hơn nữa các nghiên cứu về xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là những nghiên cứu trong trường hợp cụ thể quốc gia Việt Nam. Đề tài này không trùng với bất kỳ công công trình nghiên cứu nào nêu trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

6. Điểm đóng góp của luận án.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 2

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chủ yếu đang được áp dụng trong xuất khẩu hàng hóa. Lý thuyết này có thể áp dụng trong xuất khẩu dịch vụ nếu


gắn liền với các yếu tố đầu tư nước ngoài (hiện diện thương mại) và di chuyển của thể nhân (xuất khẩu lao động có kỹ năng ra nước ngoài). Luận án chỉ ra rằng: lý thuyết của David Ricardo gắn với việc bán dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (xuất khẩu dịch vụ tại chỗ) và xuất khẩu lao động có kỹ năng của Việt Nam ra nước ngoài là cơ sở khoa học để xác định lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu một số lĩnh vực dịch vụ như: ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch.

Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Qua phân tích thực trạng xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam theo 4 phương thức xuất khẩu dịch vụ của WTO, luận án chứng minh rằng: (i) xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong thời gian vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng; (ii) xuất khẩu dịch vụ qua biên giới và xuất khẩu dịch vụ tại chỗ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, giá trị của xuất khẩu theo phương thức hiện diện thương mại và xuất khẩu qua di chuyển của thể nhân chiếm tỷ trọng không đáng kể; (iii) thị trường xuất khẩu dịch vụ chủ yếu của Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Đề tạo đột phá trong xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, luận án đề xuất Chính phủ thực hiện đàm phán với các đối tác nước ngoài theo thứ tự ưu tiên các phương thức xuất khẩu dịch vụ như sau:

i) Ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu thông di chuyển của thể nhân: Yêu cầu đối tác thương mại của Việt Nam dỡ bỏ các rào cản về quyền công dân hay cư trú để được cấp phép hay cung cấp dịch vụ; công nhận các văn bằng chuyên môn đã được thừa nhận; đơn giản thủ tục cấp visa (đặc biệt vào thị trường Hoa Kỳ);

ii) Ưu tiên thứ hai là xuất khẩu qua biên giới: Đàm phán với đối tác thương mại tìm các giải pháp thay thế đối với các yêu cầu hiện diện tại địa phương (local presence requirements) để các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ nhỏ của Việt Nam có thể tham gia vào kinh doanh xuất khẩu dịch vụ qua biên giới.


iii) Ưu tiên thứ ba là xuất khẩu qua hiện diện thương mại: Yêu cầu đối tác thương mại xoá bỏ các hạn chế về quốc tịch đối với đầu tư; hình thức sở hữu; phân biệt đối xử trong các loại phí xin cấp phép; phân biệt đối xử về thuế.

iv) Ưu tiên thứ tư là xuất khẩu tại chỗ: Yêu cầu đối tác thương mại xoá bỏ hạn chế đối với các doanh nghiệp của họ mua các dịch vụ do doanh nghiệp của Việt Nam cung cấp.

7. Nội dung nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thuật ngữ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu như sau:

- Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

- Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008.

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN


1.1. Lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của nền kinh tế quốc dân.

1.1.1. Đặc điểm và phân loại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ.

Hiện nay, mặc dù khái niệm dịch vụ đã trở nên gần gũi song việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về dịch vụ vẫn còn gặp nhiều tranh cãi. Hiện đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ:

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Ví dụ như phục vụ nhu cầu sinh hoạt: giải trí, y tế, giáo dục,…; phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh: dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn,… Như vậy dịch vụ ở đây được quan niệm là những hoạt động phục vụ.

“Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng”(Bùi Nguyên Hùng 2004)

“Dịch vụ là một hoặc một loạt các hoạt động ít nhiều có bản chất vô hình xảy ra trong sự tương tác giữa khách hàng và các nguồn lực của nhà cung cấp dịch vụ mà nguồn lực này được coi như là giải pháp đối với vấn đề của khách hàng” (Fitzsimmons,2001)

Để cụ thể và rõ ràng hơn thì một dịch vụ trọn gói gồm có bốn thành phần (Carman,1990):

Phương tiện: là các nguồn lực cần phải có trước khi một dịch vụ có thể cung cấp. Ví dụ: xe buýt, tài xế, nhân viên...

Hàng đi kèm: Là tài sản của khách hàng mang theo.



dụ: rẻ. toàn...

Dịch vụ hiện: Những lợi ích trực tiếp và là khía cạch chủ yếu của dịch vụ. Ví

Dịch vụ ẩn: Những lợi ích tâm lý do khách hàng cảm nhận.Ví dụ: sự an Theo tiến sỹ Lưu Văn Nghiêm dịch vụ là “một quá trình hoạt động bao gồm

các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi về quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt qua phạm vi của sản phẩm vật chất” (Trang 6 - Giáo trình Marketing trong kinh doanh dịch vụ - Đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản thống kê 2001). Luận án sử dụng khái niệm dịch vụ này.

Theo khái niệm trên, dịch vụ được bao gồm từ các nhân tố vô hình, chỉ tiềm ẩn dưới các dạng thức vô hình và có thể cảm nhận. Khi chúng ta đi ăn nhà hàng, món ăn là dạng thức hàng hóa thông thường, nhưng sự phục vụ của nhà hàng, bản nhạc không lời nhẹ nhàng trong lúc ăn là dạng thức của dịch vụ.

Dịch vụ là một quá trình hoạt động, quá trình đó diễn ra theo một trình tự bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau. Mỗi khâu, bước có thể là dịch vụ nhánh hoặc độc lập với dịch vụ chính. Khi đi cắt tóc, chúng ta có thể hưởng thụ dịch vụ nhánh là cạo mặt sau khi hưởng thụ dịch vụ chính là mái tóc được làm mới. Khi vào khách sạn 5 sao chúng ta có thể phải trả thêm tiền ngoài chi phí ăn nghỉ trong khách sạn nếu muốn tra cứu thông tin trong thư viện nhỏ của khách sạn, đó là một ví dụ điển hình khi dịch vụ phụ độc lập với dịch vụ chính.

Dịch vụ luôn mang lại cho người sử dụng một giá trị nào đó, giá trị này gắn liền với lợi ích mà họ nhận được từ dịch vụ. Giá trị ở đây cần được hiểu ở phạm vi hẹp là sự thoả mãn giá trị mong đợi của người tiêu dùng, có quan hệ mật thiết với lợi ích tìm kiếm và động cơ mua dịch vụ. Nếu như chúng ta có tiêu dùng toàn bộ dịch vụ trong một khách sạn, chúng ta sẽ nhận được nhiều giá trị khác nhau của hệ thống dịch vụ đó. Những giá trị của hệ thống dịch vụ được gọi là chuỗi giá trị, trong đó có giá trị dịch vụ chính và các giá trị dịch vụ gia tăng. Đối với cùng một loại dịch vụ có chuỗi giá trị chung thể hiện mức trung bình của xã hội, nhưng mỗi nhà


cung cấp thường cố gắng tạo ra những giá trị gia tăng riêng có của mình. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi vào hai quán nước chè vỉa hè, một nét đặc trưng của Hà Nội, ngoài chén chè nóng và thuốc lào được coi là chuỗi giá trị thông dụng, một số quán còn có thêm bàn cờ tướng cho khách hàng, đó chính là những nét khác biệt riêng có.

Dịch vụ có một số đặc điểm hay tính chất mà nhờ đó chúng ta phân biệt với các loại hàng hóa hữu hình khác. Dịch vụ có một số đặc điểm sau đây:

Tính vô hình:

Đây là đặc tính cơ bản nhất của dịch vụ. Dịch vụ vô hình và không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy nhiên sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất (khi nghe nhạc, âm thanh và vật chất những giai điệu cảm nhận lại là giá trị dịch vụ). Thông thường để nhận biết dịch vụ phải tìm hiểu thông qua những đầu mối vật chất trong môi trường hoạt động dịch vụ (như trang thiết bị, dụng cụ, con người,….) có quan hệ trực tiếp với hoạt động cung cấp dịch vụ.

Tính vô hình không đồng nhất mà bộc lộ khác nhau giữa từng loại sản phẩm. Do vậy người ta có thể xác định mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ trung gian và các mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu. Sơ đồ dưới đây minh hoạ cho điều này:

Hiện hữu


Vô Hình

Đào tạo

Dịch vụ dân sự Hàng không Du lịch

Đồ uống nhẹ Trang sức

Xà phòng, đường


Hình 1.1: Quan hệ giữa hàng hoá hiện hữu và dịch vụ

Trên thực tế, có 4 cấp độ thể hiện từ hàng hóa hiện hữu đến dịch vụ phi hiện hữu, đó là:

- Hàng hoá hoàn toàn hiện hữu: đường, xà phòng,….


- Hàng hoá hiện hữu nhưng khi tiêu dùng phải có dịch vụ phi hiện hữu đi kèm để tăng sự thoả mãn: đồ uống nhẹ, đồ trang sức,….

- Dịch vụ phi hiện hữu chủ yếu nhưng được thoả mãn thông qua sản phẩm hàng hóa hiện hữu: khách sạn, du lịch, hàng không,…

- Dịch vụ hoàn toàn phi hiện hữu: đào tạo, tư vấn,….

Tính không đồng nhất:

Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hoá được. Trước hết do hoạt động cung ứng, các nhân viên cung cấp dịch vụ không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Ví dụ như nhân viên lễ tân trong khách sạn luôn phải mỉm cười với khách hàng, nhưng rõ ràng nụ cười vào đầu giờ làm là "tươi tắn" hơn nhiều so với nụ cười vào cuối giờ làm khi cơ thể đã mệt mỏi. Thứ hai do dịch vụ vô hình ở đầu ra nên không thể đo lường và quy chuẩn hoá được. Điều này thể hiện rất rõ khi cùng một nhân viên lễ tân, cùng một kiểu nói chuyện nhưng có khách hàng thấy rất thích và thoải mái khi giao tiếp còn khách hàng khác lại cảm thấy không hợp với mình. Tuy nhiên cần chú ý, trong cùng một loại hình dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ có thể không đồng nhất, không giống nhau nhưng các sản phẩm dịch vụ này lại tương đối đồng nhất (chỉ khác nhau về lượng) nếu đặt trong mối quan hệ tương quan với các sản phẩm thuộc loại hình dịch vụ khác.

Tính không thể tách rời (sản xuất và tiêu thụ đồng thời):

Sản phẩm dịch vụ gắn liền với nhà cung cấp dịch vụ và quá trình cung ứng dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể là không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống, đều tư cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản phẩm dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc đó. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình. Điều này thể hiện rõ nét khi mua dịch vụ tư vấn, mọi người cũng tham gia trực tiếp vào quá trình sẽ thông qua các câu hỏi của mình và câu trả lời của nhà tư vấn cũng chính là sản phẩm tư vấn được thực hiện ngay trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Tính không thể tồn trữ:

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí