Số Người Thất Nghiệp Và Tỷ Lệ Thất Nghiệp Giai Đoạn 2010 - 2014


Lưu ý: Đồng bằng Sông Hồng không bao gồm HN Đông Nam Bộ không bao gồm HCM

Theo Bộ LĐTB&XH tính đến hết năm 2014 cả nước có 53,4 triệu lao động có việc làm và gần 1 triệu lao động thất nghiệp. Năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là trên 60%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị là 58,4%, thấp hơn tỷ số này khu vực nông thôn khoảng 12,2 điểm phần trăm.

Sau một thời gian tương đối dài kinh tế tăng trưởng ở mức cao, nhưng từ năm 2011 đến nay nền kinh tế mức tăng trưởng có sự suy giảm, năm 2014 và năm 2015 có dấu hiệu phục hồi, song tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp (năm2014 đạt trên 6%, năm 2015 đạt 6,68%). Nền kinh tế chưa toàn dụng được lao động, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp là 2,18%, năm 2012 là 2,17%, năm 2013 là 2,28%, năm 2014 là 2,08%, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta tiếp tục duy trì ở mức thấp, tại thời điểm quý 3/2015 là 2,35%, giảm so với thời điểm quý 1 và quý 2/2015 (tỷ lệ này lần lượt là 2,43% và 2,42%).

Lợi thế về số lượng lao động chưa được sử dụng hết, thậm chí còn lãng phí nghiêm trọng. Đặc biệt là trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp thuộc về những người có trình độ học vấn cao và thanh niên tăng mạnh. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) là 6,17%, trong đó khu vực thành thị là 11,45%, nông thôn là 4,41%; năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp của thành niên là 6,8%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, khu vực thành thị là 11,49% và nông thôn là 4,63%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn. Báo cáo "Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao gấp hơn ba lần con số thống kê chung ở độ tuổi lao động. Họ cũng đang chiếm gần một nửa số người thất nghiệp trong năm 2012 và năm 2013. Bốn triệu người, tức hơn 53% thanh niên đang ở trong tình trạng lao động bấp bênh, trong khi số còn lại bị coi là thất nghiệp.


Những người trong tình trạng có việc làm không ổn định là người tự kinh doanh, làm việc cho gia đình, trong những nghề có thu nhập rất ít ỏi, với điều kiện lao động kém và thiếu BHXH. Điều đáng nói là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ đại học trở lên ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn, cụ thể năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,49%, nông thôn là 1,63%; năm 2012 thành thị là 3,53%, nông thôn là 1,55%, năm 2013 khu vực thành thị là 3,85%, nông thôn là 1,57%, năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,61, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có giảm những vẫn ở mức 3,38%, bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2014



2010

2011

2012

2013

2014

Thất nghiệp (ngàn người)

1344

1045

926

1038

1045

Nam

590

442

419

540

560

Nữ

754

603

507

497

507

Thành thị

577

520

474

537

560

Nông thôn

767

525

452

504

515

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2,88

2,22

1,96

2,18

2,08

Nam

2,38

1,77

1,67

2,12

1,97

Nữ

3,43

2,73

2,30

2,24

2,32

Thành thị

4,29

3,60

3,21

3,85

3,61

Nông thôn

2,30

1,60

1,39

1,54

1,62

Tỷ lệ thất nghiệp Thanh niên %

7,03

5,17

5,48

6,17

6,8

Nam

5,90

4,36

4,58

6,17

6,8

Nữ

5,90

4,36

4,59,

5,42

5,46

Thành thị

12,03

9,04

9,17

11,12

11,49

Nông thôn

5,63

3,98

4,25

4,62

4,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quang Trường - 11

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3.2 cho thấy, khu vực thành thị luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn, tuy nhiên tỷ lệ thiếu việc làm thì khu vực nông thôn lại luôn cao


hơn khu vực thành thị. Số người thất nghiệp tăng cao là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho hệ thống doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu việc làm giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Từ năm 2010 đến năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng, năm 2014 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao, nhưng bước sang năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp lại tăng trở lại. Điều này cho thấy, vấn đề giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam chưa thực sự bền vững.

Lực lượng lao động trong khu vực nhà nước mang tính ổn định cao, số thất nghiệp tập chung chủ yếu vào khu vực kinh doanh và khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đáng lo ngại là khu vực nông lâm ngư nghiệp, luôn xảy ra tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp. Trong khi cơ cấu ngành nghề tuy có thay đổi nhưng chuyển biến chậm.

Qua các phân tích trên có thể thấy vấn đề lao động - việc làm hiện nay hết sức nan giải. Tuy nhiên xét một cách toàn diện những yếu tố tác động lên thị trường lao động đang có nhiều chuyển biến khả quan: Sự khủng khoảng kinh tế dần phục hồi, trình độ lao động đang ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tuy vậy theo dự báo thì tỷ lệ thất nghiệp trung bình của giai đoạn tới vẫn ở mức cao.

Thất nghiệp, thiếu việc làm không chỉ khiến cho NLĐ không có thu nhập, mà còn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội khác như: Phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng.

3.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam

Thất nghiệp ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, có thể đề cập tới một số nguyên nhân sau:

Một là, thất nghiệp do tái cơ cấu kinh tế

Thời gian qua, để tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là của các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước, cổ phần


hóa, cơ cấu lại, giải thể, sát nhập…Quá trình này đã đẩy NLĐ ra khỏi doanh nghiệp. Chẳng hạn thay đổi quy mô sản xuất nông nghiệp sang làm quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, nếu không xử lý tốt thì lao động nông nghiệp hiện tại sẽ bị đẩy ra ngoài thành thất nghiệp tăng.

Hai là, thất nghiệp do nông dân mất đất

Do quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đô thị hóa đẫn đến nông dân bị mất đất, buộc phải đi tìm việc ở những nơi khác. Hơn thế nữa, nông dân tìm được việc chỉ là những công việc giản đơn, do trình độ chuyên môn hạn chế, không đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động… Điều này dẫn đến nông dân bị thất nghiệp gia tăng.

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này. Lực lượng lao động trên cả nước vào khoảng 54,4 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nông thôn chiếm khoảng 70%, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với Chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn nhưng diện tích đất để hoạt động sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp do sự chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn (thành thị gấp 2 nông thôn) đã dẫn đến tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Những lao động này hầu như chưa qua đào tạo, lao động theo phương pháp phổ thông nên không đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp cả nước lên cao.

Ba là, thất nghiệp từ suy yếu tổng cầu

Tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến cho hàng hoá sản xuất bị dư thừa, không có nơi tiêu thụ, để tồn tại được các nhà sản xuất buộc phải thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân. Ở nước ta các ngành bị thiệt hại nặng nề nhất là thép, xi măng, xây dựng, điều, café, gạo. Kim ngạnh xuất


khẩu giảm, thị trường chứng khoán trì tệ, thị trường bất động sản trầm lắng… Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đều giảm trừ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vì trong đó tính cả xuất khẩu vàng ròng. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của các nước, từ những nước phát triển tới các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng sút giảm do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã và đang làm phá sản hàng loạt các tập đoàn lớn cũng như các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Riêng trong năm 2014 Việt Nam đã có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính chung cho cả giai đoạn từ năm 2010 - 2014 mỗi năm có khoảng 50.000 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Số lao động bị cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, dệt may, da giày và điện tử. Bên cạnh những người thất nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức, số NLĐ bị mất việc trong khu vực phi chính thức như các làng nghề cũng tăng nhanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, sản xuất gặp khó khăn trong khi thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp.

Tính chất lan truyền nhanh chóng của hiện tượng thất nghiệp không có gì khó hiểu trong một môi trường hội nhập. Mất công ăn việc làm đồng nghĩa với mất nguồn thu nhập và giảm chi tiêu. Khi người tiêu dùng giảm chi tiêu, nhiều xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước đang phát triển phải đóng cửa, ngừng sản xuất và sa thải công nhân.

Bốn là, trình độ lao động thấp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2006 là 20% và năm 2008 là 24%, tương đương với trên 15 triệu người, năm 2014 là trên 40% và theo ước tính tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt khoảng 50%. Tuy tỷ lệ được đào tạo có tăng lên nhưng con số


này vẫn còn quá ít so với tổng số lao động trong độ tuổi lao động và yêu cầu của nền KTTT phát triển. Đấy mới chỉ xét về mặt số lượng lao động được đào tạo, còn nếu xét ở khía cạnh chất lượng thì còn rất nhiều hạn chế.

Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về ASXH.

3.2 Thực trạng BHTN và quản lý BHTN

3.2.1 Khái quát thực trạng BHTN ở Việt Nam

3.2.1.1 Về số lượng người tham gia và đóng BHTN

BHTN bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Luật BHXH từ ngày 01/01/2009. Từ khi thực hiện triển khai BHTN cũng là thời điểm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Chính sách BHTN ra đời đã bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ mất việc làm.

Thu BHTN từ năm 2009 đến nay có sự gia tăng mạnh mẽ, số lượng người tham gia BHTN năm sau luôn cao hơn năm trước. Số người tham gia BHTN hiện nay chiếm gần 81% trong tổng số người tham gia BHXH bắt buộc (11.451.531 người). Năm 2009 có 5,993 triệu người tham gia BHTN, tổng số thu là 3.510,7 tỷ đồng; Năm 2010 số người tham gia BHTN là 7,206 triệu người, tăng 20,24% so với năm 2009, tổng số thu là 5.400,3 tỷ đồng; Năm 2011 số người tham gia BHTN là 7,968 triệu người, tăng 10,06% so với năm 2010, tổng số thu là 6.747,11 tỷ đồng; Năm 2012 số người tham gia BHTN là 8,269 triệu người, tăng 4,22% so với năm 2011, tổng số thu là 8.664,81 tỷ đồng; Năm 2013 số người tham gia BHTN là 8,676 triệu người, tăng 4,9% so với năm 2012, tổng số thu là 10.094 tỷ đồng; Năm 2014 số người tham gia BHTN là 9,213 triệu người, tăng 6,19% so với năm 2013, tổng số thu là 11.812 tỷ đồng; đến hết quý 3/2015, cả nước có 10,066 triệu người tham gia BHTN, tăng 853 nghìn người so với đầu năm 2015, chiếm 18,5% LLLĐ cả nước, xem bảng 3.3.


Bảng 3.3. Số người tham gia BHTN và tổng số tiền thu BHTN

Đơn vị tính: triệu đồng, người


Nội dung

Năm 2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Số người tham

gia BHTN

5.993.300

7.206.163

7.968.231

8.269.552

8.676.081

9.213.302

Tổng số tiền

thu BHTN

3.510.651

5.400.307

6.747.116

8.664.818

10.094.742

11.812.738

Số nợ

đọng BHTN

43.198

308.476

374.735

545.943

301.877

336.354

- NSNN

(hỗ trợ 1%)


232.010

278.259

372.201

144.122

151.953

- Đơn vị DLĐ

43.198

76.466

96.476

173.742

157.755

184.401

Nguồn: BHXH Việt Nam


10,000,000


8,000,000


6,000,000


4,000,000


2,000,000


0

2009 2010 2011 2012 2013 2014


Sngười tham gia BHTN


Biểu đồ 3.1. Số người tham gia BHTN và tổng số tiền thu BHTN


Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy, số người tham gia BHTN và tổng số tiền thu BHTN tăng lên hàng năm. Tuy nhiên tốc độ tăng không cao, chẳng hạn năm 2012 chỉ tăng 4,22% so với năm 2011và năm 2013 chỉ tăng 4,9% so với năm 2012. Số người tham gia BHTN chỉ bằng 81% tổng số người tham gia BHXH bắt buộc và chiếm rất thấp so với tổng số lao động của cả nước (chỉ có trên 9 triệu người so với 54,4 triệu lao động). Tình trạng nợ đóng BHTN vẫn còn lớn, tính đến hết năm 2014 số nợ đóng là 336,3 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách nhà nước nợ trên 151 tỷ đồng và đơn vị sử dụng lao động nợ 184,4 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, một số địa phương gặp khó khăn trong việc cân đối ngân sách, ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan như ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao, việc chuyển kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ đóng BHTN còn chậm và quy định về xử lý vi phạm về đóng BHXH nói chung và BHTN nói riêng còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Việc chốt sổ BHXH cho NLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc do đơn vị nợ BHTN (có một số trường hợp NLĐ đã bị trích tiền lương để đóng BHTN, nhưng không đóng BHTN) hoặc một số đơn vị không tiến hành làm các thủ tục chốt sổ cho NLĐ, một số doanh nghiệp muốn giữ NLĐ nên gây khó khăn khi thực hiện chốt sổ BHXH về BHTN cho NLĐ.

Mặt khác, việc xác định chính xác số lượng đơn vị, những người thực tế làm việc tại đơn vị mà thuộc đối tượng tham gia BHTN chưa được rà soát và quản lý chặt chẽ. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ còn diễn ra hoặc lách luật bằng cách ký hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với NLĐ dưới 12 tháng để không phải đóng BHTN cho NLĐ. Điển hình tại TP Hồ Chí Minh, theo phản ánh của cơ quan BHXH Thành phố thì hiện nay không xác định được hết số doanh nghiệp và NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn thành phố do số lượng này quá lớn. Ngoài ra là việc nhận thức của một số NLĐ, người sử dụng lao động, cơ quan ban, ngành, tổ chức về chính sách BHTN còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, chưa biết điều kiện để được hưởng BHTN.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí