Đối Với Chính Phủ Và Các Bộ Ngành Trung Ương‌

KTCQ, các giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn và giữ gìn các vật thể kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên độc đáo, giá trị của các thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai.

d) Kết quả nghiên cứu thứ Tư: Hoàn thiện pháp lý, xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù, đã làm rõ: Cần phải ban hành bổ sung một số văn bản pháp lý quy định cụ thể, chi tiết về thiết kế KTCQ, về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan nông thôn, về các tiêu chí tiêu chuẩn quản lý di sản, di tích, về xây dựng hương ước quy ước, quy chế quản lý thôn bản bảo vệ và bảo tồn các di sản, di tích, thắng cảnh trong các thôn bản, cũng như có quy chế hợp tác lồng ghép hoạt động quản lý giữa các lĩnh vực trong quản lý KTCQ. Giải pháp này đã làm phong phú thêm các cơ sở pháp lý về QLXD nông thôn nói chung và quản lý KTCQ thôn bản nói riêng, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, chi tiết cụ thể thực hiện các hoạt động quản lý.

Xây dựng và thực hiện các quy chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đặc biệt là các thôn bản truyền thống, tập trung hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn phát triển và quản lý KTCQ thôn bản phục vụ PTDL. Giải pháp này có ý nghĩa về chính trị, kinh tế - xã hội, hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc không những phát triển kinh tế - xã hội mà cả trong đời sống, sinh hoạt v.v, góp phần thu hẹp khoảng cách đô thị - nông thôn, vùng núi và giữa các dân tộc trên đia bàn tỉnh Lào Cai.

e) Kết quả nghiên cứu thứ Năm:


Tổ chức bộ máy quản lý KTCQ thôn bản, để kiến nghị đề xuất mới:


- Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa công tác quản lý nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước mà lại phát huy được tính tự chủ tính tự quyết cùng tiềm năng to lớn của cộng đồng xã hội.

- Giải pháp đề xuất 03 mô hình tổ chức bộ máy quản lý KTCQ thôn bản truyền thống với những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn áp dụng tùy thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi thôn bản.

- Đồng thời giải pháp đề xuất cần tổ chức hệ thống quản lý KTCQ độc lập, nhằm PTDL sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai. Đây là giải pháp có ý nghĩa về hành chính tổ chức trong xu thế cải cách hành chính, xây dựng xã hội dân sự chính quyền, chính quyền tự quản. Nâng cao vai trò của Trưởng thôn bản, già làng, phát huy vai trò của công đồng dân cư trong xây dựng, phát triển và quản lý thôn bản, trong đó có KTCQ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

f) Kết quả nghiên cứu thứ Sáu: Đề xuất tăng cường khai thác sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KTCQ thôn bản. Giải pháp làm rõ tiềm năng to lớn của xã hội, cộng đồng dân cư. Muốn khai thác được tiềm năng và hiệu quả sự tham gia của cộng đồng ở bốn lĩnh vực (tài lực, trí lực, nhân lực, vật lực) cần phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tuyên truyền vận động quần chúng và có các cơ chế chính sách đáp ứng nhu cầu lợi ích của dân cư.

Giải pháp này đã cung cấp những kỹ năng cần thiết để vận dụng, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào trong đầu tư xây dựng, bảo tồn KTCQ và PTDL cộng đồng thôn bản. Để khai thác và pháp huy tối đa sự tham gia của cộng đồng dân bản vào công tác quản lý KTCQ, giải pháp này đã làm rõ phải tăng cường khai thác và phát huy vai trò, ảnh hưởng của hương ước, quy ước cộng đồng, vai trò của gia làng, trưởng bản, trưởng tộc, những người có uy tín trong thôn bản. Những người này vừa là đầu tàu, độc lực thuyết phục lôi kéo dân bản vừa là lòng cốt thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và của địa phương.

Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai - 21

3.5.2. Kết quả riêng cho thôn Lao Chải‌

Trên cơ sở 06 giải pháp (kết quả nghiên cứu của Luận án) đã đề xuất, Luận án đã vận dụng và đề xuất cụ thể đảm bảo vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn, khả thi cao với 05 giải pháp cơ bản cho quản lý kiến trúc cảnh quản phục vụ PTDL của thôn Lao Chải, xã Y Tý. Đây là các kết quả nghiên cứu có tính khả thi cao mang lại hiệu quả thiết thực của các định hướng, chủ trương phát triển được tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch phong phú của mình.

Các giải pháp này nhấn mạnh vào việc phát huy vai trò Trưởng thôn, già làng và cộng đồng dân trong thôn. Trong đó, cần phải xúc tiến các giải pháp chủ yếu sau:

- Hoàn thiện, sớm phê duyệt QHCTXD thôn bản (hiện nay đang lập QHCT).

- Lồng ghép hoạt động quản lý các lĩnh vực có liên quan đến quản lý KTCQ (vì chỉ có 01- 02 biên chế công chức xã địa chính - xây dựng và Trưởng thôn).

- Thành lập đội quản lý về đất đai, quy hoạch, xây dựng và môi trường ở cấp xã, trong đó có các Trưởng thôn do hiện nay chưa thành lập thiết chế này.

- Thành lập Công ty (Doanh nghiệp) chuyên nghiệp về khai thác cảnh quan và kinh doanh du lịch, trực tiếp tham gia quản lý KTCQ thôn theo ủy quyền của Chính quyền cấp xã. Đó là mô hình tối ưu cho thôn Lao Chải để quản lý tốt KTCQ bản phục vụ PTDL bền vững, nâng cao điều kiện sống, thu nhập cho nhân dân thôn Lao Chải.

- Có cơ chế chính sách, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng PTDL, QLQH, xây dựng, KTCQ, bảo tồn các giá trị kiến trúc NƠTT (nhà trình tường), giữ gìn BSVH dân tộc Hà Nhì phục vụ PTDL ở thôn Lao Chải nói riêng và xã Y Tý nói chung.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌

- Du lịch đã và đang là ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng ở Việt Nam. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, là một trong những điểm du lịch của Quốc gia, nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với đặc trưng là KTCQ của các thôn bản truyền thống hiện hữu độc đáo, hấp dẫn, giàu BSVH truyền thống của 25 dân tộc anh em đã được hình thành hàng trăm năm, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành và phát triển loại hình du lịch thôn bản với sản phẩm du lịch “về nguồn tìm hiểu BSVH, cội nguồn các dân tộc” thông qua các hình thái KTCQ TBTT. Song hiện nay việc khai thác và quản lý KTCQ tại các TBTT này còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, làm mất dần BSVH, giá trị kiến trúc truyền thống, cảnh quan độc đáo, hấp dẫn của TBTT, làm ảnh hưởng đến tiềm năng loại hình du lịch này và tồn hại đến PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai như Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đề ra. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài “Quản lý KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉnh Lào Cai” làm đề tài Luận án Tiến sĩ là rất cần thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

- Kết quả nghiên cứu tổng quan công tác quản lý KTCQ thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập về tính pháp lý, về QHXD, về tổ chức bộ máy quản lý, về cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển v.v. Việc triển khai các hoạt động quản lý còn nhiều yếu kém, chưa khai thác được sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng dân cư, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Thực tế này đã đặt ra cho tỉnh Lào Cai trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội một nhu cầu cấp thiết là phải quản lý và bảo tồn và khai thác tốt giá trị KTCQ các thôn bản truyền thống để phục vụ PTDL bền vững, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt người dân thôn bản và tăng thu ngân sách cho địa phương.

- Để có những căn cứ giải quyết và khắc phục những tồn tại, yếu kém trên, luận án đã tiến hành nghiên cứu những cơ sở khoa học quản lý KTCQ thôn bản nói chung, thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai nói riêng gồm: i) Cơ sở lý thuyết

(định nghĩa, khái niệm phong cảnh, cảnh quan; khái niệm và các cách phân loại KTCQ, quản lý KTCQ và các vấn đề nội dung, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý); ii) Các cơ sở pháp lý gồm văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan và chức năng nhiệm vụ bộ máy quản lý nhà nước về KTCQ; iii) Các cơ sở thực tiễn gồm những kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tế quản lý trong và ngoài nước; iv) Phân tích lập luận làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý KTCQ để tham khảo vận dụng trong điều kiện thực tiễn ở tỉnh Lào Cai.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan và các cơ sở khoa học quản lý KTCQ, luận án đã đề xuất quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý KTCQ thôn bản tỉnh Lào Cai cũng như định hướng PTDL và KTCQ thôn bản ở tỉnh Lào Cai, luận án đã đề xuất 6 giải pháp cơ bản quản lý KTCQ thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai gồm: i) Đánh giá phân loại và xây dựng bộ tiêu chí về giá trị KTCQ thôn bản; ii) Hoàn thiện QHXD và QLQH, KTCQ thôn bản; iii) Xây dựng quy trình QLXD theo đồ án quy hoạch; iv) Hoàn thiện pháp lý và xây dựng cơ chế chính sách; v) Tổ chức bộ máy quản lý và vi) Khai thác sự tham gia của cộng đồng dân bản và các tổ chức, doanh nghiệp.

- Đối với nghiên cứu áp dụng tại thôn Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, luận án đề xuất áp dụng 5 giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện của các địa phương, đó là: i) Giải pháp tổ chức lập, điều chỉnh và hoàn thiện QHCTXD; ii) Giải pháp lồng ghép và phối hợp đồng bộ, hợp lý các hoạt động ngành lĩnh vực và các chủ thể tham gia quản lý; iii) Giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả bộ máy quản lý thôn bản; iv) Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư và v) Giải pháp tăng cường khai thác sự tham gia của cộng đồng dân thôn bản.

2. Kiến nghị‌

2.1. Đối vơi Quốc hội‌

Ban hành Luật Quy hoạch và quản lý xây dựng nông thôn (vì nước ta hiện nay có trên 60% dân số sống ở hàng chục ngàn các điểm dân cư nông thôn dải khắp các vùng miền của Tổ quốc, trong tương lai xa vẫn còn một bộ phận lớn dân số nước ta sống ở khu vực nông thôn) và các Luật khác liên quan đến nông thôn.

2.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương‌

- Ban hành hướng dẫn xây dựng Quy chế quản lý KTCQ thôn bản nông thôn, thôn bản truyền thống tương tự như Nghị định số 38 đối với đô thị.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về QHXD các thôn bản truyền thống (di tích, thôn bản cổ, truyền thống v.v.) có các yêu cầu nội dung khác thôn bản thông thường như bổ sung thêm nội dung thiết kế cảnh quan, Quy chế quy định quản lý KTCQ.

- Xây dựng ban hành các cơ chế chính sách đặc thù cho các TBTT có tiềm năng PTDL (làng nghề, làng cổ, truyền thống v.v)

- Ban hành Quy chế quy định bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán dân tộc và kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số.

2.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai‌

- Xây dựng ban hành Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn về thôn bản truyền thống KTCQ cấp tỉnh.

- Ban hành quy định, quy trình xét cộng nhận thôn bản truyền thống KTCQ cấp tỉnh.

- Xây dựng, ban hành Quy chế quản lý KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ phát triển đô thị.

- Xây dựng ban hành những cơ chế, chính sách về quản lý và PTDL các thôn bản truyền thống.

- Đầu tư nguồn lực xây dựng hệ thống HTKT, hệ thống giao thông kết nối trung tâm các đô thị, trung tâm du lịch của tỉnh, huyện, trung tâm xã với các thôn bản và hệ thống giao thông liên kết các thôn bản với nhau.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt nhân dân thôn bản tham gia vào công tác quản lý KTCQ gắn với PTDL bền vững tại các thôn bản truyền thống có giá trị về KTCQ, giá trị văn hóa, có tiềm năng PTDL.

- Kêu gọi các Công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư cải tạo, bảo tồn, phục dựng các thôn bản truyền thống và khai thác giá trị KTCQ thôn bản truyền thống để PTDL bền vững.

155


DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ‌‌‌


* Các bài báo khoa học

1. Tô Ngọc Liễn, Quản lý kiến trúc, cảnh quan làng bản truyền thống trong quá trình PTDL tại tỉnh Lào Cai - Tạp chí Quy hoạch đô thị - số 21 (2015).

2. Tô Ngọc Liễn, Bảo tồn các làng bản truyền thống của Lào Cai hiên nay - Tạp chí Biển Việt Nam số tháng 9/2018.

3. Tô Ngọc Liễn, Giải pháp tăng cường quản lý KTCQ tại thôn Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát để PTDL bền vững - Tạp chí Quy hoạch đô thị - số 34 (2018).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác đặc trưng sông, hồ, trong tổ chức cảnh quan đô thị Hà Nội, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác hệ thống sông nội thành Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc sư Việt Nam 201/2012.

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2019), Văn bản số 174/BVHTTDL- VHDT, Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa năm 2019.

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2017), Quyết định số 4051/QĐ-BVHTTDL, Phê duyệt tiêu chí điều tra, bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020.

5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2019), Văn bản sô 174/BVHTTDL- VHDT, Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2019.

6. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD về Hướng dẫn Quy chế quy hoạch, kiến trúc đô thị.

7. Bộ Xây dựng (2017), Thông tư số 02/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/3/2017 về Hướng dẫn về QHXD nông thôn.

8. Bộ Xây dựng (2003), Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2003.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 16/2006/TT- BNN ngày 18/02/2006 về việc công nhận làng nghề.

10.Đỗ Viết Chiến (2013), Công cụ quản lý hữu hiệu không gian và KTCQ,

Tạp chí kiến trúc Việt Nam (03/2012).


11.Chính phủ (2012), Nghị đinh số 70/2012/NĐ-CP về quy định thẩm quyền,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023