Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Nghiên Cứu, Tiếp Tục Giải Quyết


của nó như dễ vì lợi nhỏ mà làm những điều vi phạm đạo đức và pháp luật gây hại cho cộng đồng; tâm lý ỉ lại, cầu an, yên phận, tính địa phương hẹp hòi, thiếu sáng tạo, tổ chức kỷ luật kém.

Các công trình khoa học đã chỉ ra vấn đề tệ nạn xã hội, môi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh và sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa, dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nảy sinh các cách hành xử trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy nhiên, các công trình chưa đề cập tới sự lệch chuẩn văn hóa của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam trước sự tác động của tiếp biến, hội nhập quốc tế trong quan hệ truyền thống - hiện đại. Đây là những nhận định cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn giúp luận án nghiên cứu, kế thừa xem xét sự biến đổi truyền thống quân đội trước sự xâm nhập các giá trị hiện đại thông qua sai lệch chuẩn mực quân nhân ở đơn vị cơ sở; đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trước các nhân tố ảnh hưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế nhằm khẳng định, lan tỏa văn hóa quân nhân.

Ba là, các công trình khoa học đã chỉ ra tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống, hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các công trình khoa học đã khẳng định rằng việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành nhu cầu, điều kiện của sự phát triển, do đó, kế thừa phát triển truyền thống văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không đồng nghĩa với sự kỳ thị, đóng cửa đối với các nền văn hóa khác nhằm tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp loại bỏ cái xấu, không thích hợp. Một trong những xu hướng cần khắc phục là đứt gãy truyền thống - hiện đại trong quá trình đổi mới văn hóa dân tộc, nó khiến cho quan hệ xã hội, những giá trị đạo đức dễ bị lệch chuẩn, đảo lộn, nhiễu loạn. Các tác giả cũng nhận định sự đổi mới văn hóa truyền thống hiện nay là sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái cũ mất đi, cái mới chưa hình thành cộng thêm chưa xử lý tốt các vấn đề kế thừa và phát triển, tiếp thu và loại bỏ, chưa


có sự liên kết hữu cơ giữa chúng với nhau dẫn tới sự hụt hẫng trong đời sống văn hóa, làm cho đời sống văn hóa của nhân dân bị suy kiệt và trở nên nghèo nàn. Do đó, các dân tộc có thể tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác thông qua nhận rò được điểm mạnh và điểm yếu, tích cực và tiêu cực, tiến bộ và lạc hậu của dân tộc mình để xóa bỏ và tiếp thu cái gì, bằng cách nào nhằm hiện đại hóa giá trị truyền thống, bổ sung làm giàu hệ giá trị của mình, đây cũng là quá trình đấu tranh truyền thống - hiện đại hình thành giá trị mới phổ quát, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại.

Theo các nhà khoa học, giữ gìn, phát huy bẳn sắc văn hóa quân sự Việt Nam hiện nay là sự tiếp nối giá trị văn hóa quân sự truyền thống như một dòng chảy liên tục; cái hiện đại tạo nên bản sắc không xuất hiện một cách hư vô hoặc áp đặt từ bên ngoài vào mà xuất phát từ cái truyền thống; cách hành xử mềm dẻo nhưng cứng rắn, khoan dung nhân văn, nhân đạo, linh hoạt trong truyền thống dân tộc là điểm tựa để quân nhân giải quyết các vấn đề phản văn hóa, hình thành thói quen, hành vi đúng mực với truyền thống, phù hợp trong thực tiễn huấn luyện, chiến đấu, sinh hoạt công tác hàng ngày. Bên cạnh đó, các công trình khoa học cũng khẳng định rằng “Bộ đội Cụ Hồ” là nét đẹp của những giá trị văn hóa quân sự Việt Nam, là biểu trưng đặc sắc của văn hóa quân sự Việt Nam; “Bộ đội Cụ Hồ” được hun đúc, kết tinh, hòa quyện các giá trị văn hóa nhân văn, nhân đạo từ chiều sâu của bản sắc văn hóa, tâm hồn, cốt cách, nhân cách con người, dân tộc Việt Nam và bản chất khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam; là sự kết hợp các yếu tố truyền thống - hiện đại trở thành giá trị tiêu biểu của quân nhân thời đại Hồ Chí Minh, biểu trưng độc đáo giá trị văn hóa quân sự của một quân đội cách mạng. Đây là cơ sở cho luận án đề xuất định hướng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại để quân nhân phát huy tốt các phẩm chất cách mạng, truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống quân đội, đơn vị và khẳng định giá trị của mình trước yêu cầu nhiệm vụ quân đội, trước xã hội trong thời kỳ mới.


1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần nghiên cứu, tiếp tục giải quyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Một là, xây dựng khái niệm và làm rò quan hệ truyền thống - hiện đại, giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại, chỉ ra nhân tố quy định giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ nghiên cứu các công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài cho thấy, về cơ bản các tác giả có sự thống nhất về vị trí, vai trò của văn hóa; đặc trưng giá trị của truyền thống, của hiện đại trong văn hóa; quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa và chỉ ra tính tất yếu, yêu cầu và tầm quan trọng của việc kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; tiếp thu, phát triển các giá trị văn hóa hiện thời nhằm giải quyết tốt quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam như một nhân tố không thể thiếu trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại vẫn chưa được đề cập một cách thỏa đáng. Trên cơ sở tiếp cận, luận giải từ nhiều phương diện khác nhau, các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án chưa chỉ ra những nhân tố quy định giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, tác giả luận án sẽ tiếp cận văn hóa là một thực thể xã hội để nghiên cứu bổ sung thêm lý luận về truyền thống, về hiện đại trong văn hóa dân tộc; làm rò quan hệ truyền thống - hiện đại và thực chất giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại; chỉ ra những nhân tố quy định giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam - 4

Hai là, đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu văn hóa quân nhân, sự phát triển văn hóa quân nhân với tư cách là văn hóa cá nhân và chỉ ra sự biểu hiện, đặc điểm của nó trong


đời sống, sinh hoạt quân ngũ và đời sống xã hội. Mặt khác, các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án cũng chưa đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vì vậy, trên nền tảng lý luận, thực tiễn đã kế thừa, qua việc điều tra, khảo sát thực tế ở đơn vị cơ sở luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, phát hiện vấn đề đặt ra từ thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ba là, đề xuất những định hướng cơ bản giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Do đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau nên các

công trình khoa học đã công bố phần lớn chỉ tập trung luận chứng và đề xuất nhiều hệ thống giải pháp toàn diện, có chiều sâu, mang tính khả thi đối với quá trình giữ gìn bản sắc, di sản văn hóa dân tộc; giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc; tiếp biến và hội nhập văn hóa dân tộc Việt Nam; phát triển các giá trị truyền thống và con người Việt Nam; giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi. Tuy nhiên, các công trình khoa học đã công bố chưa đề xuất những định hướng cơ bản giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó, từ đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu và trên bình diện tiếp cận triết học văn hóa, đề tài luận án tiếp tục đề xuất định hướng có ý nghĩa phương pháp luận để giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, tập trung vào những định hướng cơ bản là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng; phát huy vai trò môi trường văn hóa quân sự; tích cực hóa vai trò của quân nhân để giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.


Kết luận chương 1

Những khái quát, kết luận, khẳng định trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các nhà khoa học là cơ sở để tác giả kế thừa xây dựng các khái niệm công cụ, khái niệm trung tâm và luận giải làm rò quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời giúp tác giả học tập được quy trình tiến hành nghiên cứu, triển khai làm một đề tài khoa học. Từ việc nghiên cứu, cách tiếp cận, kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy quan hệ truyền thống - hiện đại là quan hệ biện chứng của hai mặt đối lập; con người đến hiện tại và tương lai từ truyền thống; truyền thống văn hóa là nền tảng để phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa cũng như giữa con người, dân tộc với nhau, khi mất truyền thống tức là mất gốc rễ cội nguồn của chính mình. Bên cạnh đó, hiện đại là đích để vươn tới của văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc, nếu không tiếp thu, bổ sung hiện đại nền văn hóa của quốc gia, dân tộc đó sẽ bị tụt hậu. Vấn đề nổi cộm hiện nay trước sự giao lưu, tiếp biến văn hóa ngày một tăng là phải đảm bảo hài hòa quan hệ truyền thống - hiện đại trong sự phát triển. Thông qua việc tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy tại thời điểm hiện nay chưa có công trình khoa học nào tiếp cận dưới góc độ triết học, triết học văn hóa nghiên cứu có hệ thống về lý luận và thực tiễn quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Chương 1 cũng vạch ra những vấn đề luận án cần triển khai nhằm định hướng giải quyết, không để xảy ra đứt gãy truyền thống - hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, làm cho các đơn vị của quân đội và quân nhân nhận thức, kế thừa truyền thống, bổ sung hiện đại góp phần phát triển văn hóa quân nhân đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI VÀ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA QUÂN NHÂN

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1. Quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ truyền thống

- hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam

2.1.1. Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa

Truyền thống là: “Thói quen hình thành lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [145, tr.1380]. Truyền thống được nhiều khoa học tiếp cận, nghiên cứu, luận giải. Mỗi khoa học khác nhau, tiếp cận và luận giải có sự khác nhau. Trong đó, triết học văn hóa tiếp cận, luận giải truyền thống đi vào tầm sâu lịch sử, tầm cao sự khái quát và mang đặc trưng thế giới quan, phương pháp luận của triết học so với các khoa học khác. Theo đó, truyền thống trong triết học văn hóa là khái niệm phản ánh, khái quát hiện thực xã hội ở không gian, thời gian, sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Triết học văn hóa tiếp cận, luận giải ở mặt giá trị - giá trị văn hóa; giá trị nhân đạo, nhân văn. Nó thể hiện tầm bao quát rộng lớn và tầm cao khái quát giá trị văn hóa. Truyền thống thuộc quá khứ, nhưng đã vượt lên khỏi nội dung sự kiện có tính “thông sử” tiến tới nội dung giá trị văn hóa.

Truyền thống không phải tất cả những cái được sáng tạo ra trong quá khứ. Cái quá khứ rất rộng lớn, đa dạng phong phú, sinh động, còn truyền thống chỉ là những nội dung, giá trị được lưu truyền lại cho hiện tại và cho tương lai. Nội dung, giá trị được lưu truyền lại cho hiện tại và tương lai đã được chắt lọc, hệ thống hóa thành hệ thống, cho nên truyền thống là sản phẩm, đặc trưng của quá trình đã được lô gích hóa. Truyền thống là cốt lòi của quá khứ, như sợi chỉ xuyên suốt cái đã qua. Đặc trưng nổi bật của truyền


thống là sự giàu có hay nghèo nàn; lâu đời hay thời gian ngắn ngủi. Truyền thống hình thành, phát triển cùng với quá trình ra đời, tồn tại, phát triển của một cộng đồng, dân tộc. Lịch sử nhân loại diễn ra ở các vùng, các dân tộc, cộng đồng con người khác nhau rất đa dạng, phong phú. Có dân tộc có truyền thống lâu đời và giàu có về nội dung, giá trị. Có dân tộc, cộng đồng có truyền thống hình thành với thời gian ngắn ngủi.

Truyền thống có cái có giá trị và có cái không còn giá trị trong hiện tại hay hết giá trị đối với tương lai. Truyền thống được đề cập trong luận án thuộc về văn hóa có giá trị đối với hiện tại và đối với phát triển trong tương lai của một dân tộc, cộng đồng người. Những giá trị này đang đặt ra yêu cầu phải giữ gìn, phát huy, bởi nó có ý nghĩa là động lực tinh thần cho phát triển. Trong truyền thống có cái không còn phù hợp phải đào thải, vì nó là lực cản từ quá khứ đối với phát triển của hiện tại và tương lai. Cho nên, truyền thống cũng luôn tồn tại hai mặt của một mâu thuẫn biện chứng là tồn tại, phát triển hoặc không tồn tại, lụy tàn, nghĩa là giá trị phù hợp cần kế thừa để phát triển đồng thời với lọc bỏ cái không phù hợp với xu thế phát triển, tránh lụy tàn. Tiến trình phát triển của lịch sử, hai mặt ấy luôn có sự cọ sát với nhau và diễn ra đấu tranh giữa đào thải tác động xấu, tiêu cực với phát huy tác động tích cực của truyền thống một cách mạnh mẽ.

Mỗi lĩnh vực khác nhau có truyền thống khác nhau. Sự khác nhau là tùy thuộc vào quan hệ với mục đích, nội dung của quá trình phát triển cụ thể. Trong quan hệ với phát triển văn hóa quân nhân, truyền thống cũng rất rộng nhưng luận án chỉ tập trung ở truyền thống dân tộc và truyền thống quân đội, truyền thống của Đảng, đó là những giá trị văn hóa của dân tộc, của quân đội, của Đảng trong lịch sử đang hiện tồn, đặc biệt là lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc có vai trò to lớn đối với phát triển văn hóa quân nhân quân đội ta nói chung và hiện nay nói riêng. Dân tộc ta có lịch sử lâu đời chống giặc ngoại xâm, cho nên rất giàu có về giá trị văn hóa quân sự. Nó là nguồn giá trị phong


phú và sức mạnh, động lực tinh thần to lớn cho phát triển văn hóa quân nhân quân đội ta. Cùng với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là giá trị văn hóa quân đội, Đảng ta. Lịch sử hình thành phát triển quân đội ta là sản phẩm của lịch sử đấu tranh giành, giữ chính quyền, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên đương nhiên truyền thống trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam là những giá trị văn hóa của quân nhân được hình thành từ quá trình đó.

Như vậy, có thể quan niệm truyền thống là những giá trị văn hóa được sáng tạo ra trong lịch sử văn hóa dân tộc, văn hóa quân đội, văn hóa của Đảng được trao truyền từ thế hệ quân nhân trước sang thế hệ quân nhân sau, là nền tảng để xác định những nội dung cốt lòi phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Truyền thống trước hết phải là các giá trị văn hóa bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh lâu dài thông qua hoạt động lao động, sáng tạo của dân tộc, của quân đội, của Đảng trong lịch sử. Các giá trị văn hóa này tiêu biểu cho cốt cách của dân tộc, của quân đội. Nội dung của truyền thống rất phong phú, đa dạng bao gồm: thói quen, phong tục tập quán, tình cảm, tư tưởng, cách sinh hoạt, ứng xử. Truyền thống văn hóa của dân tộc cũng hàm chứa nhiều nội dung bao gồm: tâm thức con người, tâm thức dân tộc, bản sắc văn hóa, cách thức sinh hoạt, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với nhau, với chính bản thân, với thiên nhiên và với xã hội. Tuy nhiên, truyền thống văn hóa dân tộc có cả những điều tốt đẹp và những hạn chế, tiêu cực.

Truyền thống trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam là cái tích cực, có vai trò động lực, ý nghĩa đối với hoàn thiện nhân cách người quân nhân. Truyền thống trong phát triển văn hóa quân nhân cũng thường xuyên ở trạng thái vận động, đấu tranh giữa mặt còn giá trị tích cực,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022