Xác Thực Qua Lời Trình Bày Của Nhân Chứng Chuyên Gia


khá mơ hồ, Điều 9973 chủ yếu là thủ tục lấy lời khai, không áp dụng được trong trường hợp này. Đây là điều cần thiết, cần phải được quy định chặt chẽ, như thế nào là nhân chứng có kiến thức bởi vì chính nhân chứng này mới hiểu rõ quá trình hình thành hạng mục chứng cứ điện tử này, lời khai của họ giúp cho việc giải thích, lập luận hình thành chứng cứ là khách quan và có điều kiện để kiểm tra, đánh giá tính xác thực của hạng mục chứng cứ điện tử. Muốn thực hiện điều này pháp luật Việt Nam cần dựa vào Mục b Khoản 1 Điều 8774, và khoản 4 Điều 9475 để bổ sung quy định về nhân chứng có kiến thức vào Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự.

b. Nhân chứng chuyên môn hoặc người kiểm chứng thực tế

Trong thông tin liên lạc điện tử thí dụ qua email, khi nó không tự xác thực được thì sử dụng nhân chứng lời trình bày của chuyên gia, hoặc kiểm chứng thực tế, bằng sự so sánh nó với các mẫu đã được xác thực (Nguyễn Hải An, 2019).

Ví dụ 1: Một tình huống pháp lý, trong các email trao đổi liên lạc giữa nguyên đơn và bị đơn, cần xác thực còn một số email có chứa địa chỉ ncbcongtyA.nguyentrai@HCMcity.com không rõ người nhận và người gửi. Chủ thể tham gia tố tụng có thể sử dụng phương pháp xác thực bằng cách so sánh email này với các email đã được xác thực để kết luận về tính xác thực của nó. Khi phân tích ncbcongtyA.nguyentrai@HCMcity.com thấy trong địa chỉ email này có những thông tin tương đồng với việc bị đơn làm việc tại công ty A có trụ sở tại 44 Nguyễn Trãi, Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung của những email này có các luồng thông tin tương ứng, phù hợp với các email đã được xác thực, nơi ký tên của các email bị đơn gửi cho nguyên đơn là Nguyễn Công Bằng nhân viên bán hàng công ty A, 44 Nguyễn Trãi, Tp Hồ Chí Minh. Hội đồng xét xử kết luận những email có chứa địa chỉ ncbcongtyA.nguyentrai@HCMcity.com có hình thức, nội dung, mẫu giống như những email đã được xác thực, kết luận tính sự thật khách quan của các email là có, không ngụy tạo, tính xác thực của chứng cứ điện tử, thông tin liên lạc điện tử dạng email được công nhận.

Ví dụ 2: Thu trên facebook của C, facebook của B và A điều có bức ảnh của D. Trong máy iPhone của A có bức ảnh của D. Vấn đề đặt ra là làm rõ nguồn gốc từ đâu mà có bức ảnh của D trên facebook của C, B, A và được lưu trong iPhone của A, để từ đó xác định các tình tiết khác. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, nhưng ở đây chúng ta chọn cách giải quyết bằng nhân chứng chuyên môn và kiểm chứng thực tế để



73 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

74 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

75 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.


Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử - 14

làm rõ phương pháp này. Nhân chứng chuyên môn đọc siêu dữ liệu76 của bức ảnh D lưu trên iPhone của máy A sẽ rõ địa điểm, thời gian, công nghệ, thiết bị chụp bức ảnh và xác định tính xác thực của ảnh D. Sau đó dùng nó làm mẫu, kiểm tra thực tế so sánh với các bức ảnh còn lại cho kết quả chúng là một, nhân bản của ảnh D được lưu trên máy A. Từ đó, ta kết luận tính xác thực của các bức ảnh trên facebook của A, B, C.

Xét về biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ thì đây là biện pháp tương đồng với biện pháp giám định được quy định trong pháp luật Việt Nam. Nhưng Điều 205, 206, 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 chưa có quy định về giám định pháp y Kỹ thuật số, công nghệ thông tin, điện tử. Điều 18, 19, 20 Luật Giám định Việt Nam77 về giám định tư pháp theo vụ việc, Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin truyền thông có giám định lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử nhưng rất chung chung; chủ yếu là quy định về tổ chức, tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên, thủ tục giám định, không quy định các quy tắc về giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông. Đây là vấn đề quan trọng trong việc xử lý tình huống pháp lý cần phải được giám định pháp y kỹ thuật số nghiêm túc, bài bản, thiết nghĩ Bộ luật Tố tụng Hình sự, Dân sự cần quy định rõ vấn đề này và việc sử dụng lời khai nhân chứng chuyên môn với tư cách là giám định viên tư pháp hay chỉ là nhân chứng chuyên môn. Bên cạnh đó, Luật Giám định cũng cần làm rõ các chế định về giám định tư pháp trên lĩnh vực quan trọng này.

c. Báo cáo và hồ sơ điện tử công khai

Đó là những loại tài liệu văn bản dưới dạng dữ liệu điện tử công khai, ví dụ chính sách mua bán hàng của một trang web công ty, thông báo chiêu sinh của một trường đại học, báo cáo tổng kết tài chính của công ty cho cổ đông… Chỉ cần được người quản lý hệ thống xác nhận và giải thích đầy đủ các quy trình, nội dung hoặc các thuật ngữ trên đó là đủ tính xác thực, hoặc người có trách nhiệm xác nhận đúng là đủ (Nguyễn Hải An, 2019). Các loại tài liệu dưới dạng dữ liệu điện tử được công ty kinh doanh hoặc đơn vị, tổ chức thường xuyên, định kỳ tạo nên; ví dụ chứng từ, hóa đơn, báo cáo tài chính, các tiện ích công, dịch vụ công, chỉ cần được kiểm tra ở đơn vị chủ quản có sự tồn tại là chứng cứ điện tử có được tính xác thực. Pháp luật Việt Nam chưa thấy có quy định này, đây là điều rất dễ thực hiện, thiết nghĩ pháp luật nên có cụ thể hóa các điều khoản cho phép sự xác thực này.

d. Ấn phẩm điện tử chính thức của cơ quan công quyền


76 Siêu dữ liệu (metadata) là dạng dữ liệu điện tử, nhằm mô tả chi tiết thông tin về: cấu trúc của dữ liệu, thuật toán sử dụng để tổng hợp dữ liệu, ánh xạ xác định sự tương ứng dữ liệu từ môi trường tác nghiệp sang kho dữ liệu, tất cả các thông tin về hình thành, thay đổi của dữ liệu điện tử mà chúng ta đang quan tâm. (tác giả)

77 Luật Giám định tư pháp ngày 20/6/2012; sửa đổi, bổ sung ngày 10/6/2020


Sách, tài liệu, ấn phẩm khác, email, bản tin, web của cơ quan công quyền tự nó có tính xác thực. Ngoài ra, còn có các loại chứng cứ điện tử được sao chép từ cơ quan công quyền, chỉ cần được các cơ quan đó xác nhận là đủ tính xác thực. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) chưa có hướng dẫn thực hiện vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế, cơ quan công tố đã vận dụng để thực hiện chấp nhận chứng cứ điện tử có chữ ký của của người có trách nhiệm trên các bản sao chép. Trong lĩnh vực dân sự có thể vận dụng Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để xác định chứng cứ điện tử.

e. Hồ sơ thương mại điện tử của một công ty

Email, bản tin, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng của công ty, báo cáo tài chính … dưới dạng dữ liệu điện tử, được công bố, truyền tải có nguồn gốc từ một công ty hợp pháp thì tự nó cũng được xác thực (Nguyễn Hải An, 2019). Trên thực tế, cơ quan tư pháp đã vận dụng các quy định hiện hành trong Luật Tố tụng để thực hiện chấp nhận, hoặc không chấp nhận chứng cứ điện tử có chữ ký của của công ty, hoặc người làm chứng, hay người sở hữu tài liệu, mặc dù luật chưa có quy định.

f. Hồ sơ điện tử của chính phủ điện tử, dịch vụ công

Chỉ cần xác định đúng với bản gốc, hoặc được truy xuất từ chính nơi lưu trữ, quản lý là có tính tự xác thực. Đây là loại hồ sơ điện tử rất dễ xác thực bởi vì nó được lưu trữ bởi các doanh nghiệp dịch vụ công. Ví dụ như hồ sơ công chứng được số hóa, hải quan, thuế điện tử, hồ sơ cải chính nhân thân, hồ sơ kết hôn, cư trú từ chính phủ điện tử. Việt Nam đang từng bước xây dựng chính phủ điện tử, dịch vụ công đang trên đà số hóa, đặc biệt trong trường hợp dịch vụ công phục vụ nền kinh tế số, thiết nghĩ pháp luật việt Nam cũng nên sớm cụ thể hóa, tính xác thực trong trường hợp này để làm cơ sở cho việc chấp nhận chứng cứ điện tử (Lê Văn Thiệp, 2016).

g. Sử dụng hàm băm

Có thể diễn đạt hàm băm (hash function) một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, nó là một hàm toán học được viết dưới dạng thuật toán, nó có nhiệm vụ nhận đầu vào là một khối dữ liệu điện tử và đầu ra gồm một chuỗi ký tự nhất định gọi là khóa. Như vậy, nếu hai khối dữ liệu giống nhau thì cùng một hàm băm nó sẽ cho ra một chuỗi ký tự như nhau, hay có cùng một khóa. Người ta sử dụng đặc điểm này để xác thực chứng cứ điện tử (Rothstein, B., Hedges, R., & Wiggins, E., 2007). Các thuật toán hàm băm thường được sử dụng có MD5, SHA1, SHA2, SHA3 và còn nhiều nữa.

Một tài liệu được sao chép là một khối dữ liệu không thể kiểm tra bằng mắt thường, và không thể so sánh bình thường vì nó lớn, tốn thời gian và chưa chắc chính xác. Nên khi sao chép người ta thường sử dụng hàm băm để sinh ra khóa gắn vào khối dữ liệu gốc và khối dữ liệu bản sao, khi cần kiểm tra xác thực nó chỉ cần kiểm tra các


khóa của dữ liệu này trùng là đúng. Luật Việt Nam chưa có hướng dẫn thực hiện vấn đề này, nhưng trên thực tế việc dùng hàm băm để sao chép dữ liệu, tạo đĩa sao để phân tích phục hồi dữ liệu điện tử đã được thực hiện và mặc nhiên thừa nhận. Người thừa nhận chứng cứ loại này, cũng không biết tại sao họ lại phải tin rằng đó là sự thật, và người muốn phản bác thì cũng không biết cách từ đâu. Luật cần phải rõ ràng, minh bạch là ở đây, cần có văn bản pháp quy quy định rõ loại hàm băm nào được dùng, phải được dùng trong trường hợp nào, không được dùng trong trường hợp nào, công cụ thương mại của nó là loại nào.

h. Sử dụng siêu dữ liệu (metadata)

Hầu hết các dữ liệu điện tử được tạo ra, truyền dẫn, luôn đi kèm với một loại dữ liệu thông tin về dữ liệu, đó gọi là siêu dữ liệu, nó thường là ẩn với người dùng. Các loại thông tin mà siêu dữ liệu chứa thông tin về cấu trúc dữ liệu là cách lưu trữ dữ liệu, ví dụ cấu trúc cây, mảng, hàng đợi… thuật toán để tổng hợp dữ liệu và với việc xác thực chứng cứ điện tử, người ta thường dùng ánh xạ xác định sự tương ứng dữ liệu từ môi trường tác nghiệp vào kho dữ liệu, ví dụ một bức ảnh được chụp bằng thiết bị kỹ thuật số, siêu dữ liệu sẽ lưu lại vị trí, thời gian, công nghệ, thiết bị, ảnh được sửa lại vào lúc nào, mở xem, sao chép lúc nào… vào dữ liệu đi kèm với dữ liệu bức ảnh. Người ta sử dụng thông tin của siêu dữ liệu để xác định nguồn gốc của dữ liệu phản ánh chứng cứ điện tử, tức là sử dụng siêu dữ liệu để xác thực chứng cứ điện tử (Cucu, L., 2007). Lưu ý siêu dữ liệu rất khó thay đổi, nhưng là khó chứ không phải là không. Luật Việt Nam cần phải cụ thể hóa việc công nhận siêu dữ liệu, làm chứng cứ xác thực, nhưng cần phải hướng dẫn rõ, loại tài liệu nào có loại siêu dữ liệu nào, cách thức, phương pháp, công cụ thu thập siêu dữ liệu, các rủi ro gặp phải thay đổi siêu dữ liệu cần phải được kiểm tra, thường xuyên cập nhật sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực này bằng hướng dẫn giải thích của cấp có thẩm quyền.

i. Xác thực qua lời trình bày của nhân chứng chuyên gia

Khi có sử dụng một phương thức, công cụ khác, tạm gọi là mới hoặc sử dụng một công nghệ cần đòi hỏi phải có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực này, để thu thập chứng cứ điện tử, thiết nghĩ cần nên trưng cầu ý kiến chuyên gia, cần ở họ lời trình bày, giải thích cặn kẽ về cơ chế hoạt động của quy trình công nghệ, hiệu quả của công cụ, độ rủi ro của nó, nguy cơ có thể gặp phải, đánh giá thành công hay thất bại (Lê Văn Thiệp, 2016). Xem lời trình bày của họ trong trường hợp cụ thể là lời khai chuyên gia để đánh giá tính xác thực của chứng cứ. Luật Việt Nam cần phải cụ thể hóa vấn đề này, nhưng cũng phải thận trọng về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm tương xứng, tiêu chuẩn về chuyên gia thật cụ thể cho từng lĩnh vực. Không thể có một chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau.


j. Xác thực dựa trên quy trình hệ thống

Hệ thống mạng máy tính, hệ thống thông tin, hoạt động có quy trình theo chuẩn ISO, chính sách bảo mật, chính sách người dùng, quản lý rõ ràng minh bạch, chính sách kinh doanh cụ thể thì các tài liệu kỹ thuật số được sản sinh từ đây, khi được công bố làm chứng cứ điện tử khả năng xác thực được là rất lớn.

Các biện pháp để xác định tính xác thực của chứng cứ điện tử như đã nêu trên chưa phải là đầy đủ, cần phải nghiên cứu theo chuyên đề hẹp, sâu hơn nữa mới có thể có giá trị cao hơn. Đặc biệt ở góc độ kỹ thuật, cần nghiên cứu sâu, dùng kỹ thuật, công nghệ để đánh giá tính xác thực, theo tác giả là hữu hiệu nhất đối với chứng cứ điện tử. Ví dụ với công nghệ web, thì những loại dữ liệu nào mang nét đặc trưng của chứng cứ điện tử, thu thập được nó thì chứng cứ ấy có tính xác thực không thể chối cãi được. Đáng tiếc đề tài này không nghiên cứu ở góc độ kỹ thuật, nên không thể đáp ứng đòi hỏi đó là điều hiển nhiên. Góc độ pháp luật trong bối cảnh Việt Nam, thấy cần phải luật hóa cụ thể các biện pháp nêu trên, là yêu cầu bức thiết của đời sống xã hội. Một hạng mục chứng cứ điện tử, hoặc một nhóm hạng mục chứng cứ điện tử, có thể dùng một biện pháp hoặc tổng hợp nhiều biện pháp, mới xác định được tính xác thực của chứng cứ điện tử.

3.3.3. Tính hợp pháp

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định78. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp79. Như vậy chúng ta đều thấy yêu cầu của chứng cứ theo pháp luật Việt Nam là phải có tính hợp pháp, có nghĩa là các hoạt động thu thập chứng cứ, đánh giá chấp nhận, sử dụng chứng cứ phải tuân thủ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Chứng cứ điện tử là loại chứng cứ nên cũng phải có tính này. Tuy vậy, với pháp luật Việt Nam hiện thời, chứng cứ điện tử khó mà có được tính hợp pháp nếu không quan tâm khắc phục những thiếu sót pháp lý.

Vấn đề quyền riêng tư, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai

78 Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).

79 Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.


được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Để đáp ứng được yêu cầu thu thập chứng cứ trong lĩnh vực hình sự, pháp luật cho phép khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử80; khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện81; thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử82; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông83.

Nếu chúng ta vận dụng Điều 192, 195 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) xem máy tính, điện thoại thông minh như phương tiện, đồ vật để ra lệnh khám xét thì đó là một sự vận dụng tùy tiện. Quy định như vậy là chưa đủ để cho phép thu thập chứng cứ điện tử ở máy tính, hệ thống máy tính, điện thoại, vì chúng ta đều biết hiện nay máy tính, điện thoại thông minh chứa rất nhiều thông tin thuộc về quyền riêng tư mà Hiến pháp bảo vệ, nó không phải của chỉ một người mà có liên quan đến nhiều người khác. Nếu không có lệnh khám xét máy tính, điện thoại mà tự động xâm nhập khám xét thì vi phạm Hiến pháp, việc thu thập dữ liệu điện tử, trong trường hợp hệ thống máy tính đang hoạt động cũng cần phải được cho phép, vì có như vậy mới bảo đảm được quyền riêng tư của người khác. Với quy định của pháp luật hiện nay thì đa phần chứng cứ điện tử ở Việt Nam đang sử dụng là không hợp pháp, ngoại trừ được tự nguyện giao nộp, hoặc cung cấp của cơ quan công quyền. Câu chữ trong các điều luật nêu trên có liên quan đến chứng cứ điện tử cũng cần phải được xem lại, ví dụ “khám xét người ... dữ liệu điện tử”84 dữ liệu điện tử ta không thể khám xét được mà phải tìm kiếm, thu thập, khai thác và phân tích thông tin mà nó mang.

“Phương tiện” ở đây nói rõ là phương tiện trong lĩnh vực nào. Luật Việt Nam thì có rất nhiều, nhưng để ứng xử hiệu quả với chứng cứ điện tử, thì không có một văn bản pháp quy nào mang lại hiệu quả, cho việc thực thi tính hợp pháp của chứng cứ điện tử. Sở dĩ lâu nay, cái gọi là chứng cứ điện tử được sử dụng trong các vụ án hình sự mà có hiệu quả là do: Ngầm chấp nhận giữa các cơ quan tố tụng, phớt lờ những sai phạm khác, xem nhẹ tính chất hợp pháp, chú trọng tính liên quan và tính xác thực; vai trò vị trí của luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam rất hạn chế. Trong lĩnh vực dân sự, sử dụng chứng cứ điện tử được chấp nhận, hay không là chuyện không tưởng đối với Thẩm phán, vì căn cứ để chấp nhận không được hướng dẫn, niềm tin vào tính hợp pháp, tính xác thực chứng cứ không có.



80 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). 81 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). 82 Điều 196 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). 83 Điều 197 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). 84 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).


Muốn tính hợp pháp được thực hiện nghiêm, việc đầu tiên là vấn đề pháp y cần phải thay đổi nhận thức, pháp y không đồng nghĩa giám định, không đồng nghĩa giám định tâm thần, giám định y khoa, giám định tử thi, hay chỉ có trong lĩnh vực y học. Pháp y nội hàm của nó bao quát hơn nhiều, rộng lớn hơn nhiều. Khoa học pháp y áp dụng khoa học tự nhiên, vật lý và xã hội để giải quyết các vấn đề pháp lý. Thuật ngữ pháp y đã được gắn với nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, nhân chủng học, nha khoa, bệnh học, độc chất học, côn trùng học, tâm lý học, kế toán, kỹ thuật và pháp y máy tính (Marasa, M. H., Mirandab, M. D., 2014). Do yếu tố lịch sử nên người ta thường gọi là pháp y máy tính nhưng thực tế thuật ngữ pháp y kỹ thuật số là chính xác hơn. Pháp y kỹ thuật số là hoạt động thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu kỹ thuật số theo cách được pháp luật chấp nhận (Pande, J., & Prasad, A., 2015). Theo tác giả, pháp y kỹ thuật số là một tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp điều tra để thu thập chứng cứ điện tử, phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án, các cơ quan tài phán khác. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần nên sớm thay đổi nhận thức và luật hóa vấn đề này. Nên chăng, cần có quyết định trưng cầu điều tra pháp y kỹ thuật số, để nó sớm trở thành một biện pháp điều tra kỹ thuật số một cách hợp pháp, có như vậy, chứng cứ điện tử thu được qua biện pháp pháp y kỹ thuật số mới có tính hợp pháp. Đồng thời, vấn đề Pháp y trong luật pháp Việt Nam cũng cần được xây dựng thành Luật, thật rõ ràng cụ thể.

Trong mục nghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba ở Chương 2, chúng ta đã trình bày rất rõ về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba. Ở phần này, không nên lặp lại, nhưng để bảo đảm tính pháp lý của chứng cứ điện tử, pháp luật nên quy định rõ ràng và minh bạch, có chế tài công bằng, tương xứng, để thu thập chứng cứ điện tử từ bên thứ ba gặp được nhiều thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời, phải đáp ứng yêu cầu bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia tố tụng trong mọi lĩnh vực, bởi lẽ, khi đó việc cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba sẽ được hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm pháp lý, thể hiện tính hợp pháp của chứng cứ.

Tính hợp pháp là một yêu cầu bắt buộc trong việc chấp nhận chứng cứ điện tử của pháp luật Việt Nam. Chứng cứ điện tử không hợp pháp thì không được chấp nhận, dù cho nó có giá trị sử dụng đến đâu cũng bị từ chối và nếu việc thu thập vi phạm pháp luật vẫn bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

3.3.4. Độ tin cậy của chứng cứ điện tử

Pháp luật Việt Nam không có quy định khái niệm về độ tin cậy của chứng cứ. Chứng cứ điện tử được thu thập trong môi trường kỹ thuật, trong không gian mạng; từ thu thập, xử lý đến kiểm tra, phân tích, đánh giá đều phải thông qua môi trường kỹ thuật, không thể quan sát, kiểm tra trực tiếp bằng giác quan của con người được.


Chính vì vậy, độ tin cậy của chứng cứ điện tử là vấn đề phải được kiểm tra, đánh giá hết sức thận trọng. Nếu tính xác thực để chúng ta tin rằng chứng cứ đó tồn tại một sự thật khách quan, thì độ tin cậy là cách để cho chúng ta tin rằng, những kỹ thuật mà chúng ta sử dụng trong suốt quá trình hình thành chứng cứ điện tử là an toàn hợp lý và có độ tin cậy cao. Vì chứng cứ điện tử mang nặng yếu tố công nghệ, nên độ tin cậy được kiểm tra đánh giá trên các tiêu chí: (1) Liệu kỹ thuật đã được thử nghiệm hay chưa; (2) nó đã được trải qua sự đánh giá nghiêm túc hay chưa; (3) tỷ lệ lỗi đã biết có liên quan đến kỹ thuật này hay không; (4) chuẩn kiểm soát hoạt động của nó có tồn tại và được duy trì hay không và (5) kỹ thuật này có được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi hay không. Đánh giá độ tin cậy của chứng cứ điện tử phải dựa trên kết quả đúng đắn của yêu cầu công nghệ (Zatyko, K., & Bay, J. S, 2012).

Như vậy, độ tin cậy là yêu cầu cần thiết để chấp nhận chứng cứ điện tử khi dựa vào công nghệ để thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ. Pháp luật hóa tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ cho các quy trình, công cụ trong quá trình thu thập, phân tích đánh giá chứng cứ điện tử là yêu cầu cấp bách trong điều kiện pháp luật hiện nay.

3.3.5. Tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử

Là một tiêu chuẩn để đánh giá chấp nhận chứng cứ điện tử, bởi yêu cầu nguyên vẹn của dữ liệu điện tử - phần phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử, phải được bảo đảm rằng không có sự thay đổi, hư hỏng hoặc bị sửa đổi một cách vô tình, cố ý hay do sự cố kỹ thuật. Tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử dựa trên tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử. Nhưng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Toàn vẹn của chứng cứ điện tử là một hạng mục của chứng cứ phải phản ánh trọn vẹn một thông tin nào đó, tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử là gói dữ liệu ấy 12 kilobyte thì thu giữ, sao chép hay qua bất kỳ công đoạn nào nó cũng như vậy về dung lượng và nội dung phản ánh của nó nếu có thay đổi thì phải có thuyết minh hợp lý chấp nhận được. Đánh giá tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử phải dựa vào trạng thái của mối quan hệ, ví dụ giai đoạn bảo quản chứng cứ cần phải ở trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ, có thể làm thay đổi dữ liệu điện tử, hay ở giai đoạn thu giữ điện thoại thông minh phải giữ chúng ở trạng thái chế độ máy bay, duy trì pin của máy để tránh sự thay đổi dữ liệu điện tử có trong thiết bị có thể bị xoá từ xa. Đối với máy tính dữ liệu điện tử sẽ thay đổi khi khởi động lại máy tính.

Muốn đánh giá được tính toàn vẹn của chứng cứ điện tử, pháp luật phải quy định cụ thể trạng thái của từng thiết bị, phương tiện điện tử, hệ thống mạng, ứng với từng giai đoạn trong vòng đời của chứng cứ điện tử, thích ứng với từng loại công nghệ tạo ra chứng cứ và tiêu chí kỹ thuật bảo đảm tính toàn vẹn. Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định này, thiết nghĩ cần phải luật hóa quy định thì mới có cơ sở kiểm

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí