Nguyên lý thống kê kinh tế - 20

TÓM TẮT CHƯƠNG


Chỉ số là số tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của cùng một hiện tượng nghiên cứu. Hai mức độ đó có thể khác nhau theo thời gian, theo không gian hoặc so với mục tiêu. Đơn vị tính của chỉ số là lần hay %.

Phân loại chỉ số:

- Theo phạm vi tính toán, ta có chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp.

- Theo đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, ta có chỉ số phát triển, chỉ số không gian và chỉ số kế hoạch.

- Theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, ta có chỉ số của chỉ tiêu khối lượng và chỉ số của chỉ tiêu chất lượng.

Đặc điểm của phương pháp chỉ số:

- Thứ nhất, khi so sánh các mức độ của một hiện tượng gồm nhiều đơn vị hay phần tử có tính chất khác nhau, trước hết phải chuyển chúng về dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.

- Thứ hai, khi có nhiều nhân tố tham gia vào việc tính toán chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định rằng các nhân tố khác không đổi.

Tác dụng của chỉ số:

- Phản ánh biến động của hiện tượng theo thời gian.

- Phản ánh biến động của hiện tượng qua các không gian khác nhau.

- Phản ánh nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động chung của hiện tượng nghiên cứu.

Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình. Cấu thành của một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số chung và ác chỉ số nhân tố. Xây dựng hệ thống chỉ số cần một số quy ước sau đây:

- Nhân tố chất lượng xếp trước, nhân tố khối lượng xếp sau theo thứ tự tính chất lượng giảm dần, tính khối lượng tăng dần.

- Khi nghiên cứu một nhân tố thì cho nhân tố đó biến động, cố định các nhân tố còn lại.

- Quyền số của nhân tố nghiên cứu là các nhân tố còn lại và lấy ở kỳ gốc đối với các nhân tố xếp trước và kỳ nghiên cứu đối với các nhân tố xếp sau.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày khái niệm và phân biệt chỉ số trong thống kê với chỉ số theo nghĩa rộng trong thực tế.

2. Trình bày đặc điểm và tác dụng của chỉ số thống kê.

3. So sánh đặc điểm của chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres và của Paasche. Liên hệ với các ứng dụng thực tế và giải thích.

4. Giải thích và lấy ví dụ minh họa cho nhận định chỉ số phát triển tổng hợp thực chất là trung bình gia quyền của các chỉ số đơn.

5. Trình bày khái niệm, đặc điểm cấu thành và phân loại hệ thống chỉ số.

6. Trình bày việc xây dựng hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn.

BÀI TẬP


Bài 1

Một nhà đầu tư sở hữu một danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu thường của ba công ty A,B,C. Giá các cổ phiếu này tại 3 thời gian gần đây được thể hiện như sau:

Cổ phiếu

Giá cổ phiếu (nghìn đồng)

Thời gian 1

Thời gian 2

Thời gian 3

A

20

25

35

B

120

60

140

C

40

35

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nguyên lý thống kê kinh tế - 20

Theo dữ liệu mà nhà đầu tư này thu thập được, khối lượng giao dịch khớp lệnh ở thời gian thứ nhất của các cổ phiếu trên lần lượt là: 56.470, 15.894 và 32.456.

Yêu cầu:

a. Hãy xác định chỉ số giá của từng loại cổ phiếu qua các thời gian trên.

b. Hãy xác định chỉ số và phân tích biến động giá chung của nhóm cổ phiếu trên.

Bài 2

Một nhà sản xuất ôtô tổng hợp dữ liệu về tình hình tiêu thụ qua hai năm như sau:


Loại xe

Năm 2015

Năm 2016

Tỷ trọng doanh số(%)

Giá bán (USD)

Giá bán (USD)

A

57,14

10.000

11.000

B

25,72

12.000

13.000

C

7,14

20.000

20.500

D

10,00

14.000

14.500

Yêu cầu:

a. Xác định chỉ số giá của từng loại xe năm 2016 so với 2015.

b. Xác định chỉ số giá chung các loại xe của nhà sản xuất trên.

Bài 3

Có số liệu trong bảng thống kê dưới đây:


Tên sản phẩm

Giá trị sản lượng sản

phẩm kỳ gốc (triệu đồng)

Chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm kỳ

báo cáo so với kỳ gốc (%)

A

350

160

B

402,5

108

Biết thêm: Giá trị sản lượng sản phẩm ở kỳ báo cáo là 1.023,4 triệu đồng. Yêu cầu tính:

a. Chỉ số khối lượng, chỉ số giá cả chung của hai loại sản phẩm.

b. Tính chỉ số giá trị sản lượng sản phẩm của 2 loại.

c. Lập hệ thống chỉ số phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động của giá trị sản lượng 2 loại sản phẩm.

Bài 4

Tình hình sản xuất của doanh nghiệp X như sau:


Phân xưởng

Chi phí nguyên vật liệu cho 1 kg sản phẩm (ngàn đồng)

Mức năng suất lao động bình quân 1 công nhân (Kg)


Số công nhân

Số 1

100

400

240

Số 2

104

369

260

Số 3

108

320

250

Biết rằng:

- Tổng chi phí nguyên vật liệu kỳ gốc là : 25.431.272 ngàn đồng.

- Tổng mức chi phí nguyên vật liệu kỳ gốc theo sản lượng kỳ báo cáo: 29.446.736 ngàn đồng.

Yêu cầu:

a. Tính mức chi phí nguyên vật liệu bình quân cho một kg sản phẩm chung của doanh nghiệp.

b. Tính mức năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân toàn doanh nghiệp.

c. Lập hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng mức nguyên vật liệu và nhân tố ảnh hưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Trần Thị Kim Thu, Giáotrình Lý thuyết thống kê, NXB TrườngĐại họcKinh tếQuốc Dân, 2012.

[2]. Trần Ngọc Phác, Trần Thị Kim Thu, Giáotrình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, 2006.

[3]. Trịnh Thị Huyền Thương, Giáo trình nguyên lý thống kê, Trường Đại học Vinh – Trung Tâm đào tạo từ xa và quan hệ doanh nghiệp, 2011.

[4]. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXBĐại học quốc gia Hà Nội, 2001.

[5]. Khoa dự báo và phát triển Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình dự bào phát triển kinh tế xã hội,NXB Thống kê, 2003.

[6]. Ngô Thị Thuận, Phạm Vân Hùng, Nguyễn Hữu Ngoan,Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2006

[7]. Tổ hợp giáo dục Topica, Bài giảng Lý thuyết thống kê, Tài liệu lưu hành nội bộ [8]. Trần Bá Nhẫn,Lý thuyết thống kê, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,

1998.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022