Nồng độ hoạt độ
232Th(Bq/kg)
Nồng độ hoạt độ
226Ra(Bq/kg)
Nồng độ hoạt độ
40K(Bq/kg)
Nồng độ oạt độ
238U(Bq/kg)
Tương quan giữa Raeq và nồng độ hoạt độ nhân phóng xạ tự nhiên ngoài thân quặng.
Bảng 3.7 cũng chỉ ra rằng suất liều hấp thụ gamma (D) thay đổi từ (65,9÷375,0) nGy/h (trung bình 212 nGy/h) trong thân quặng và từ (30,8÷270) nGy/h (trung bình 133 nGy/h) ngoài thân quặng. Liều hiệu dụng hàng năm tương đương (AEDE) trong thân quặng dao động từ (80,9÷460,0) Sv/năm với giá trị trung bình là 260 Sv/năm trong khi giá trị ngoài thân quặng thay đổi từ (37,8÷331,0) Sv/năm với mức trung bình là 163 Sv/năm. Nguy cơ ung thư (ELCR) khi sinh sống trong thân quặng thay đổi từ 0,35.10-3 đến 1,99.10-3 (trung bình 1,12.10-3) và ngoài thân quặng từ 0,16.10-3 đến 1,43.10-3 (trung bình 0,70.10-3). Có thể thấy, các chỉ số nguy cơ phóng xạ (D, AEDE, ELCR) trong thân quặng cao hơn khoảng 1,6 lần so với các chỉ số gần thân quặng. Trong thân quặng, các chỉ số này cao hơn khoảng 3,7 lần so với giá trị trung bình của thế giới trong khi ở gần thân quặng, các chỉ số này cao hơn khoảng 2,3 lần so với giá trị trung bình của thế giới.
3.3.2.7. Đánh giá tính liều chiếu xạ gia tăng do hoạt động khoáng sản tại mỏ sa khoáng monazite Bản Gié
Kết quả tính liều bức xạ trước thăm dò và sau thăm dò quặng monazite Bản Gié được đưa ra trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả tính liều bức xạ gia tăng do hoạt động khoáng sản mỏ
Bản Gié
Khu mỏ | Liều bức xạ trước thăm dò mỏ (mSv/năm) | Liều bức xạ sau thăm dò mỏ (mSv/năm) | Mức gia tăng liều bức xạ (mSv/năm) | |||||
Hn | Hp | Heff | Hn | Hp | Heff | |||
1 | Bản Gié | 4,43 | 1,95 | 6,38 | 5,76 | 2,75 | 8,51 | 2,13 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Phân Bố Nồng Độ Khí Phóng Xạ Radon
- Đánh Giá Suất Liều Bức Xạ Gamma Và Nồng Độ Khí Radon
- Tương Quan Giữa Các Hạt Nhân Phóng Xạ Khác Nhau Trong
- Mối Tương Quan Giữa Nồng Độ Hoạt Độ Phóng Xạ, Mức Liều Chiếu Xạ Với Tình Hình Sức Khỏe, Đặc Điểm Bệnh Tật
- Công Trình Liên Quan Trực Tiếp Đến Luận Án
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá liều chiếu xạ tại một số khu vực mỏ đất hiếm và mỏ sa khoáng - 18
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Ghi chú: Hn, Hp, Heff tương ứng là chiếu ngoài, chiếu trong qua đường hô hấp và tổng liều hiệu dụng, tính theo công thức được đưa ra ở chương 2.
Như vậy, liều bức xạ khu vực nghiên cứu trước thăm dò có giá trị là 6,38 mSv/năm. Giá trị liều bức xạ sau thăm dò tại khu vực nghiên cứu là 8,51 mSv/năm, đây là giá trị liều bức xạ hiện thời tại khu vực nghiên cứu. Từ đó xác định được giá trị liều bức xạ gia tăng do hoạt động thăm dò quặng monazite là 2,13 mSv/năm, lớn hơn 2 lần so với mức liều giới hạn đối với dân chúng [29].
3.3.2.8. Mức liều bức xạ tự nhiên tại khu vực mỏ monazite Bản Gié
Tổng liều hiệu dụng năm khu vực điều tra chi tiết thay đổi từ 1,07÷15,66 mSv/năm, trung bình 4,65 mSv/năm.
Khu vực có tổng liều hiệu dụng năm nhỏ hơn 3 mSv/năm có tổng diện tích 2,1 km2 (chiếm 34,31%), đây là khu vực có tổng liều hiệu dụng năm ở mức thấp, phân bố rải rác phía đông khu vực mỏ.
Khu vực có tổng liều hiệu dụng năm từ (3÷5) mSv/năm có tổng diện tích 2,89 km2 (chiếm 47,22%) và khu vực có tổng liều hiệu dụng năm từ 5÷7 mSv/năm có tổng diện tích 1,02 km2 (chiếm 16,67%), đây là 2 khu vực có tổng liều hiệu dụng năm ở mức trung bình, phân bố chủ yếu ở xóm Thái Lão phía tây nam diện tích khảo sát và một phần nhỏ rải rác dọc theo suối Cồng.
Khu vực tổng liều hiệu dụng năm lớn hơn 7 mSv/năm có tổng diện tích 0,77 km2 (chiếm 3,49%), đây là khu vực có tổng liều bức xạ ở mức cao, phân bố chủ yếu ở phía tây bắc và rải rác ở trung tâm diện tích. Trong khu vực này có nơi tổng liều hiệu dụng năm lên đến 15,66 mSv/năm chỉ là những điểm đơn lẽ được ký hiệu trên bản đồ phân vùng.
Hình 3.19. Bản đồ phân vùng ảnh hưởng môi trường khu vực Bản Gié
3.4. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trường tại các mỏ khoáng sản chứa NORM
3.4.1. Giái pháp tổng thể
3.4.1.1. Giải pháp trước mắt
- Trong các diện tích có chứa phóng xạ, có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ cần xây dựng hệ thống xử lý phóng xạ để có thể sử dụng được như các hệ thống lọc nước, xây dựng các bể nước có kích thước lớn, mặt thoáng lớn, ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào để người dân lấy nước sử dụng. Nước đưa vào bề cần làm theo quy trình: khi lấy nước vào bể không sử dụng ngay, mà để một thời gian khoảng 3 ÷ 5 ngày để nồng độ các chất khí phóng xạ phân giã và lợi dụng
ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn… sau đó nước sẽ sạch hơn và nhân dân có thể sử dụng.
- Người dân sinh sống trong diện tích có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ, chính quyền các cấp cần có biện pháp tuyên truyền và khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân, cần phản ánh đúng và kịp thời mức độ ô nhiễm phóng xạ và có các biện pháp xử lý thích hợp.
3.4.1.2. Giải pháp lâu dài
- Nhà nước:
+ Cần phải kiện toàn và xây dựng một bộ luật chi tiết về bảo vệ môi trường nói chung và phóng xạ nói riêng, để từ đó các cấp chính quyền có thể áp dụng và giảm thiểu ô nhiễm của phóng xạ đến môi trường. Từ đó đưa ra các chính sách pháp luật của nhà nước về môi trường.
+ Cần xây dựng các trạm quan trắc môi trường phóng xạ.
+ Trong các khu vực ô nhiễm phóng xạ không cấp mới đất cho các hộ gia đình ở, không xây dựng các khu công nhiệp, các công trình công cộng trong các diện tích này.
+ Cần quy hoạch về công tác điều tra thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản khác nhau trên các vùng lãnh thổ và cả nước. Đồng thời phải tiến hành công tác quy hoạch tổng thể về điều tra phóng xạ môi trường chiến lược trên toàn quốc hoặc trên từng vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa phương:
+ Cần ngăn chặn sự khai thác trái phép các mỏ, điểm mỏ khoáng sản, đặc biệt là các mỏ, điểm khoáng sản phóng xạ và các mỏ có chứa nhân phóng xạ trên địa bàn của từng địa phương, từ đó giảm thiểu sự phát tán của các nhân phóng xạ ra môi trường.
+ Tại các mỏ có chứa nhân phóng xạ chưa khai thác, cần quản lý chặt chẽ và bố trí trồng rừng phủ kín để bảo vệ lớp đất phủ không bị sói mòn, sạt lở nhằm giảm thiểu tối đa sự phát tán các nhân phóng xạ ra môi trường.
+ Đối với các mỏ chuẩn bị đóng cửa, chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét phương án phê duyệt về phương án khôi phục và hoàn trả môi trường và phối hợp kiểm tra đôn đốc để chủ đầu tư thực hiện đúng đề án đã phê duyệt .
+ Giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân sinh sống lân cận khu mỏ biết tác hại của phóng xạ đến môi trường và sức khỏe con người, để mọi người dân sinh sống trong diện tích có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ biết. Cần có biện pháp truyền thông, để người dân biết một số biện pháp có thể thực hiện để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của khoáng sản phóng xạ đến sức khỏe con người. Tuyên truyền cho nhân dân biết và không nên sử dụng nước chảy ra từ các diện tích có chứa phóng xạ hay không trồng các cây lương thực trên các khu vực không an toàn phóng xạ để tránh sự phát tán của chúng ra môi trường trong quá trình cày, xới…
+ Phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, thường xuyên đưa các vấn đề giáo dục môi trường chung và phóng xạ môi trường nói riêng cho người dân.
a. Giải pháp về quy hoạch dân cư
Tại các khu vực chứa phóng xạ và diện tích có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ đều có mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn an toàn phóng xạ đối với con người về cả 3 yếu tố là nguồn nước, không khí và đất (trong đất có sự tác động cả liều chiếu ngoài, và liều chiếu trong thông qua việc ăn uống). Cần hạn chế bố trí dân cư sinh sống trên đó, không bố trí dân cư tái định cư vào khu vực đã khoanh định có khoáng sản chứa NORM.
b. Giải pháp về nguồn nước
Không được sử dụng nguồn nước chảy ra trực tiếp từ những khu vực có chứa phóng xạ và hạn chế sử dụng nguồn nước chảy ra từ các diện tích có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ cho mục đích sinh hoạt. Nên sử dụng nguồn nước thay thế từ các khu vực không bị ô nhiễm phóng xạ. Nếu chưa có nguồn nước mới thay thế để có sử dụng nước phải xây dựng các loại bể to, thoáng khí, mục tiêu là sử dụng mặt thoáng và lợi dụng ánh nắng mặt trời để làm thoát các chất khí phóng xạ trong nước và tiêu diệt các loại vi sinh vật yếm khí trước khi đưa vào sử dụng.
c. Giải pháp về sử dụng đất và sản xuất lương thực
Hạn chế trồng các loại cây lương thực như lúa, sắn, ngô… trên các khu vực chứa phóng xạ mà nên thay thế bằng các loại cây kinh tế khác. Các diện tích có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ môi trường vẫn có thể trồng các loại cây lương thực, tuy nhiên phải có sự kiểm tra định kỳ hàng năm của các ngành quản
lý tài nguyên và môi trường về mức độ xâm nhập các nhân phóng xạ trong các loại lương thực. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong các diện tích chứa phóng xạ, hạn chế làm nhà hoặc lấy đất trong diện tích này để làm nhà ở và xây dựng các công trình công nghiệp và công trình dân dụng.
d. Giải pháp về kinh tế xã hội
- Tuyên truyền, giáo dục để chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mỏ khoáng sản chứa NORM có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ đến con người. Các diện tích chứa phóng xạ nếu để định cư, sinh hoạt, sản xuất thì khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe là khó tránh khỏi và thậm chí còn ảnh hưởng di truyền đến các thế hệ mai sau.
- Tuyên truyền sâu rộng trong dân cư nên thay đổi thói quen trong sinh hoạt như: không nằm sát mặt đất, không sử dụng nước trực tiếp từ đường nước dẫn về mà phải sử dụng bể nước, không dùng đất trong diện tích chứa phóng xạ làm đường, làm nhà và trồng cây lương thực…
- Cơ quan y tế địa phương cần tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho cộng đồng dân cư trong vùng, để theo dõi và phát hiện sớm các bệnh thông thường và bệnh có liên quan như: máu, biến đổi gen, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản nhằm phản ảnh kịp thời mức độ ảnh hưởng của các chất phóng xạ đến sức khoẻ của dân cư.
3.4.2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu đối với khu vực có mức liều bức xạ cao
Các khu vực có mức liều bức xạ cao, hàm lượng phóng xạ cao, lại đang được tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến quặng, tức là thực hiện các công việc bức xạ làm tăng sự phát tán các chất phóng xạ vào môi trường và gia tăng liều bức xạ. Vì vậy cần có những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trường:
- Đối với các khu vực có tổng liều bức xạ 10mSv/năm cần phải có sự can thiệp để giảm thiểu liều bức xạ. Đây là các diện tích nằm trên các thân quặng đất hiếm, monazite… nên cần có các biện pháp giảm thiều liều chiếu ngoài (che chắn, cách ly...), giảm sự phát tán các chất phóng xạ vào nguồn nước và không khí; giảm nồng độ các chất khí phóng xạ, nồng độ bụi phóng xạ, xử
lý nước thải từ các công trình thăm dò, khai thác, chế biến quặng, kiểm tra hàm lượng các chất phóng xạ các nguồn nước chảy từ các khu mỏ ra sông, suối…
- Khu vực có nồng độ khí radon radon tại nơi làm việc NRn > 100Bq/m3 vượt quá mức hành động. Cần có các biện pháp thông gió để giảm nồng độ Rn bảo vệ sức khỏe cho cán bộ và công nhân đang tiến hành công việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa NORM.
- Đối với khu vực khai thác khoáng sản có chứa NORM cần thực hiện nghiêm túc công tác giám sát môi trường phóng xạ, kiểm soát và kiểm toán môi trường phóng xạ trong và sau quá trình đóng cửa mỏ.
3.5. Điều tra xã hội học, tình hình sức khỏe dân chúng sinh sống trong và lân cận khu mỏ khoáng sản chứa phóng xạ
Tình hình sức khỏe, đặc điểm bệnh tật của dân chúng sống trên vùng mỏ đất hiếm Mường Hum được thể hiện qua xử lý tổng hợp kết quả điều tra xã hội học sau đây [1, 18, 19, 21, 22]:
3.5.1. Xử lý tổng hợp kết quả điều tra xã hội học tại khu vực nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nội dung của luận án, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học dân chúng đang sinh sống tại khu mỏ và khu vực lân cận.
Xử lý thống tài liệu điều tra xã hội học dân chúng đang sinh sống trong và ngoài khu vực mỏ đất hiếm Mường Hum, kết quả được đưa ra ở Hình 3.20 và Hình 3.21.
Hình 3.20. Tỉ lệ mắc các bệnh theo độ tuổi của dân chúng sống trong khu mỏ Từ Hình 3.20 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp và tai mũi họng
là cao hơn so với tỉ lệ mắc các bệnh khác. Xét chung cho các độ tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh ở người > 18 tuổi là cao, đặc biệt là tuổi > 45.
Hình 3.21. Tỉ lệ mắc các bệnh của dân chúng sống lân cận khu mỏ
Tỉ lệ mắc bệnh của dân chúng sống trong khu mỏ (Hình 3.20) và tỉ lệ mắc các bệnh của dân chúng sống lân cận vùng mỏ (Hình 3.21) là gần như tương đồng với nhau, chỉ có khác về tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng.
3.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe dân chúng trong khu vực mỏ đất hiếm Mường Hum
Việc đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe dân chúng thể hiện qua sự so sánh tình hình sức khỏe, đặc điểm bệnh tật của dân chúng sống trên vùng mỏ có hoạt độ phóng xạ cao và sống ngoài vùng mỏ có hoạt độ phóng xạ bình thường và các triệu chứng bệnh có liên quan với tác hại của phóng xạ.
Việc so sánh tình hình sức khỏe, đặc điểm bệnh tật của dân chúng sống trên vùng mỏ có hoạt độ phóng xạ cao và sống ngoài vùng mỏ có hoạt độ phóng xạ bình thường dựa trên nghiên cứu mối tương quan giữa hàm lượng phóng xạ, mức liều chiếu xạ với tình hình sức khỏe, đặc điểm bệnh tật của dân chúng tại khu vực mỏ (Bảng 3.9).
Bảng 3.9 đưa ra thông tin về mối tương quan giữa hàm lượng xạ, mức liều bức xạ tự nhiên với tình hình sức khỏe, đặc điểm bệnh tật của dân chúng sống trên khu vực mỏ, khu vực lân cận mỏ và sống ngoài vùng mỏ.
Các khu vực Mường Hum, Nậm Pung nằm trên mỏ đất hiếm có hàm lượng xạ, mức liều bức xạ tự nhiên cao: trong mẫu đất hàm lượng trung bình U, Th cao gấp hàng trăm lần so với hàm lượng của chúng trong mẫu đất ngoài vùng mỏ. Trong mẫu nước mặt trong vùng mỏ hàm lượng 238U, 232Th cao gấp hàng chục lần mẫu nước ngoài vùng mỏ. Hàm lượng 238U, 232Th trong các mẫu lương