Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 14

thực và hợp lý BCTC (β = 0,295), Kế hoạch trả thưởng (β = 0,282). Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình cho thấy giá trị hệ số R² hiệu chỉnh là 0,565. Hay ý nghĩa của giá trị hệ số R² hiệu chỉnh là các biến độc lập giải thích được 56,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc CSKT. Ngoài ra, phần còn lại là 43,5% được giải thích bỡi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Điều này chứng minh các doanh nghiệp nghiệp FDI quan tâm đến “Thuế”, “Sự trung thực hợp lý BCTC”, “Kế hoạch trả thưởng” trong lựa chọn chính sách kế toán. Qua nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị mang tính hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu, ngoài những kết quả đạt được cũng có những hạn chế nhất định về thời gian, nguồn lực. Do đó, từ những hạn chế này tác giả đưa ra những hướng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Kiến nghị và hàm ý chính sách

5.2.1 Đối với Thuế

Nhân tố “Thuế” là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự lựa CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay, nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên các chính sách hỗ trợ và ưu đãi thuế của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi việc đầu tư kinh doanh. Bình Dương trở thành nơi có môi trường đầu tư tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Bình Dương sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi theo luật đầu tư, các chính sách ưu đãi thuế suất thuế TNDN, thuế khẩu, nhập khẩu tùy theo từng ngành nghề, loại hình đầu tư, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Kết quả đánh giá thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thuế” được đo lường bỡi có 4 biến quan có hệ số tương quan biến tổng lần lượt THUE1(0,754), THUE2(0,710), THUE3(0,821), THUE4(0,616). Kết quả nghiên cứu

đã phân tích hồi quy đã xác định được nhân tố Thuế (β = 0,489) có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Bình Dương, nhà đầu tư nước ngoài họ quan tâm đến các chính sách ưu đãi thuế, thời gian hưởng miễn, giảm thuế suất thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Từ đó, các doanh nghiệp FDI sẽ vận dụng tối đa thời gian được hưởng chính sách ưu đãi thuế

suất thuế TNDN, các loại thuế liên quan như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản miễn, giảm tiền thuê đất để lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh để mang lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Qua đó, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế của nước ta cần bố trí đủ lực lượng, đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế, đạo đức nghề nghiệp trong công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát các doanh nghiệp FDI việc tuân thủ, áp dụng dúng các chính sách thuế. Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế cũng cần tuyên tuyền, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài về các chính sách pháp luật, biện pháp chế tài khi xảy ra các hành vi vi phạm các quy định về quản lý thuế, giúp các doanh nghiệp nâng cao ý thức chấp hành tốt về các chính sách thực thi của pháp luật.

5.2.2. Đối với Sự trung thực hợp lý báo cáo tài chính

Nhân tố “Sự trung thực hợp lý BCTC” là nhân tố thứ hai tác động đến sự lựa lựa CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sự trung thực hợp lý BCTC trong việc trình bày và lập BCTC làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính. Thông qua báo cáo tài chính người đọc và người sử dụng có thể hiểu được tình hình kinh doanh, sức khỏe tài chính, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng sử dụng vốn, nợ phải trả, dòng tiền của doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả và mang lại lợi ích kinh kế hay không. Sự trung thực hợp lý BCTC giúp cho nhà quản lý chủ doanh nghiệp, cổ đông hay các nhà đầu tư, ngân hàng và tổ chức tín dụng biết được mức độ trung thực, tính chính xác những số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Kết quả phân tích hồi quy nhân tố “Sự trung thực hợp lý BCTC” có hệ số Beta (β = 0,295) tác động thứ hai đến chính sách kế toán. Thông qua đó, chúng ta biết được các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI cũng quan tâm đến các nguyên tắc kế toán như sự trung thực hợp lý BCTC, tính phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính để cho người sử dụng cũng như các cổ đông, đối tác khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng tin tưởng và đặt niềm tin vào doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đều áp dụng chế độ kế toán theo thông tư Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) để lập và trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của thế giới và toàn cầu hóa thông tin tài chính của doanh nghiệp việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam theo lộ trình 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2019 đến năm 2021), giai đoạn 2 là giai đoạn thử nghiệm (từ năm 2022 đến năm 2025), giai đoạn 3 là áp dụng bắt buộc (từ sau 2025). Do đó, việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC sẽ giúp thông tin tài chính của doanh nghiệp được rõ ràng, minh bạch dễ dàng tiếp cận gần với thị trường tài chính thế giới, thu hút được nhà đầu tư trên toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và đạt được lợi ích kinh tế trong kinh doanh.

Nghiên cứu sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 14

5.2.3. Đối với Kế hoạch trả thưởng

Kết quả phân tích hồi quy nhân tố “Kế hoạch trả thưởng” có hệ số Beta (β = 0,282) là nhân tố cuối cùng tác động đến sự lựa lựa CSKT của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các khoản tiền lương, tiền thưởng của nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp được nhận dựa trên hợp đồng lao động và những thỏa thuận được ký kết. Ngoài ra, để thu hút và mời được những nhà quản lý giỏi, nhà điều hành có chất lượng lại có tầm nhìn và mang lợi ích phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Giữa chủ doanh nghiệp và nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp phải đưa ra những cam kết về mức đãi ngộ xứng đáng, những khoảng tiền thưởng nhận được khi đạt được hiệu quả công việc hay kết quả kinh doanh như cam kết ban đầu. Với những cam kết đó giúp cho nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp có xu hướng áp dụng kế hoạch tiền thưởng trong lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định được các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng do khác nhau về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Nên trong nghiên cứu này tác giả cũng gặp phải những giới hạn nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu đều dựa trên sự tổng hợp các nghiên cứu trước ở trong nước và nước ngoài cũng như các lý thuyết nền được vận dụng vào trong nghiên cứu nên sẽ có sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực hoạt động. Trong phạm vi 150 mẫu khảo sát là các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương tương đối ít do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiên. Chính vì thế, nghiên cứu còn chưa phản ánh hết các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương .

Sự lựa chọn Chính sách kế toán của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ giải thích được 56,5% sự biến thiên của 03 nhân tố: “Thuế”, “Sự trung thực hợp lý BCTC”, “Kế hoạch trả thưởng” . Như vậy, còn lại 43,5% chưa giải thích được bỡi tác động của nhân tố khác và sai số ngẫu nhiên. Trong các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng mô hình hoặc xây dựng bảng câu hỏi, xác định các thang đo quan sát phù hợp với các nhân tố và có thể đề xuất các nhân tố mới theo hướng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương 5, tác giả dựa vào kết quả khảo sát, kiểm định thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA và kết quả phân tích hồi quy. Nghiên cứu đưa ra kết luận và hàm ý chính sách cho đề tài nghiên cứu cũng như đối với các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài về các nhân tố “Thuế”, “Sự trung thực hợp lý BCTC”, “Trình độ nhân viên kế toán”, “Kế hoạch trả thưởng”, “Mức vay nợ” tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá những hạn chế của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


Bộ Tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.

Bộ Tài Chính (2003), Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính, theo quyết định số 234/2003/QĐ – BTC.

Bộ Tài Chính (2005), Chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán, theo quyết định số 12/2005/QĐ – BTC.

Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013.

Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 200/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 133/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016.

Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015; Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH, ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2020. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu với SPSS –Tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Hồng Đức.

Nguyễn Thúy An (2019), “Nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của doanh nghiệp gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Luận văn thạc sĩ.

Hoàng Tâm Vân Anh (2016). “Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trên địa bàn thành phố HCM”. Luận văn thạc sĩ.

Lê Thị Mai Chi (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu đối với doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ.

Trần Quốc Dũng (2017), “Các nhân tố tác động đến lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ. Nguyễn Hồng Hà (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện

nay”. Luận văn thạc sĩ.

Bùi Thị Thu Lan (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu”. Luận văn thạc sĩ.

Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các DN xây lắp trên địa bàn TP.Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ.

Trần Thị Hoài Thương (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ.

Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Luận văn thạc sĩ.

Phạm Thị Bích Vân (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thuế TNDN đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ.

Tiếng Anh

Charles P. Cullinan (1999), International Trade and Accounting Policy Choice: Theory and Canadian Evidence”. Accounting Journal Articles. Volume 34, Issue 4, October 1999, Pages 597-607.

Christos Tzovas (2006), Factors influencing a firm’s accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting coincide, Managerial Auditing Journal, Vol. 21 No. 4, pp. 372-386.

Desrir Miftah (2018), “Bonus Plan and Income Smoothing on the Selection of Accounting Policy and Corporate Governance Determination Manufacturing

Companies Listed on the Indonesian Stock”. Journal of Resources Development and Management, ISSN 2422-8397. An International Peer- reviewed Journal, Vol.41, 2018.

Franck Missonier-Piera (2004), Economic Determinants of Multiple Accounting Method Choices in a Swiss Context, Journal of International Financial Management and Accounting (2004), pp.118-144.

Healy, P.M. (1985), The Effect of Bonus Schemes on Accounting Decisions. Journal of Accounting and Economics, Volume 7, Issues 1–3, April 1985, Pages 85-

107.

Kenneth W. Lemke, Michael J. Page (1991), Economic determinants of accounting policy choise, Journal of Accounting and Economics 15 (1992) North- Holland.

Mariana Guran (2014), Three types of accounting policies reflected in Finacial Statements. Case study for Romania. Global Economic Observer, vol 2, issuel, pp. 209-221.

Okpala, Kenneth Enoch (2016), Factors influencing accounting policy choices under IFRS in the Airline-GSA companies. Ilorin Journal of Accounting. IJA. Ilorin Journal of Accounting (IJA), Vol. 2, Number 2, 2016

Robert L.Hagerman and Mark E.Zmijewski (1979), Some economic determinants of accounting policy choice. Journal of Accounting and Economics, Volume 1, Issue 2, August 1979, Pages 141-161.

Sandra Alves (2019), “Accounting for investment property determinants of accounting policy choice by portuguese listed firms”. International Journal of Accounting and Taxation. December 2019, Vol. 7, No. 2, pp. 1-10.

Szilveszter Fekete et al (2010), Explaining Accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation Methods, European Research Studies, Volume XIII, Issue (1), pp. 33-48.

Sirwan Lutfulah Abdulla et al (2022), The Impact of The Change in Accounting Policy on Banking Credit in Light of The Financial Crisis. QALAAI ZANIST JOURNAL, 7(1), 567–599.

Steven Young (1998), The Determinants of Managerial Accounting Policy Choice: Further Evidence for the UK, Accounting anh Business Research, Vol. 28, No. 2, pp. 131-143.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023