Những chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại triển khai và mở rộng dịch vụ NHĐT đồng thời đảm bảo được an toàn trong hệ thống.
4.2.1.3. Môi trường kinh tế
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để dịch vụ NHĐT có thể phát triển. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu Chakravorti và Chaturvedi (2017) thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ), Việt Nam mặt dù chỉ thứ 48 về tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa trong số 60 quốc gia được xếp hạng nhưng tốc độ phát triển số hóa của Việt Nam được đánh giá là khá nhanh với vị thứ 22/60. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế số hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế số đang gia tăng mạnh mẽ.
Nguồn: Kantar Worldpanel (2017)
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện tử tại một số quốc gia
Riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, nghiên cứu của Kantar
Worldpanel (2017) ở 11 quốc gia phát triển và đang phát triển về tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện tử cho thấy Việt Nam là thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 3 với 69% năm. Thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Thái Lan (104%) và thứ hai là Malaysia (88%). Đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tốc độ tăng trường thương mại điện tử cũng đã ở mức khá cao với 60%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử khá cao nhưng nghiên cứu của Kantar Worldpanel (2017) cũng cho thấy chỉ mới có 8,8% dân số người mua sắm thông qua các nền tảng thương mại điện tử tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018) đánh giá trong năm 2017 tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt trên 25% và tốc độ tăng trưởng này sẽ được duy trì cho đến năm 2020. Tương tự, nghiên cứu của Tập đoàn iPrice (2018) cũng cho thấy tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến bằng thiết bị di động tại Việt NFt/&