Phương Pháp Xác Định Số Tàu Thuyền Cắt Giảm Cho Giải Pháp 1

- Đối với khối thứ nhất tiếp tục phân loại sản phẩm theo tên gọi của từng loài cá, tôm, mực, cua, ghẹ...

- Đối với từng loại sản phẩm được tiến hành phân chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn quy định và nhóm thứ hai gồm những sản phẩm có kích thước bằng và lớn hơn quy định.

- Tiến hành đếm số cá thể của từng nhóm và tính tỷ lệ.


Công việc thu số liệu điều tra được thực hiện trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Mỗi đợt thu số liệu được tiến hành ít nhất là 10 mẻ lưới theo mẫu phiếu điều tra số 2, 3 (Phụ lục 1).

Đối với hải sản con, non trong mẻ lưới thì tiến hành như sau:


Mỗi mẻ lưới, đặc biệt là lưới kéo đáy, sau khi nhặt hết sản phẩm có thể bán được vẫn còn lại phần mà ngư dân sẽ vứt xuống biển, tạm gọi là "phần bỏ đi" của mẻ lưới. Thực tế khảo sát cho thấy trong phần bỏ đi này còn có rất nhiều tôm, cá, cua, ghẹ...nhỏ, đấy chính là cá thể non của các loài hải sản. Người thu số liệu tiến hành xúc một xô nhỏ của “phần bỏ đi" này. Sau đó nhặt tất cả cá thể cá, tôm, mực, cua, ghẹ

...đếm xem mỗi loại hải sản đó có bao nhiêu cá thể rồi ghi vào mẫu phiếu điều tra số 4 (Phụ lục 1).

2.3.3. Phương pháp xác định số tàu thuyền cắt giảm cho giải pháp 1


Trong thời gian 2016-2017, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành điều tra, đánh giá NLTS trong VBVB tỉnh Quảng Nam và lân cận. Kết quả ngiên cứu đã sử dụng các phương pháp hiện đại để tính toán và đưa ra số liệu cụ thể về trữ lượng nguồn lợi và sản lượng cho phép khai thác của VBNC. Số liệu về trữ lượng nguồn lợi và sản lượng cho phép khai thác của VBNC được trình bày trong báo cáo tổng hợp của đề tài cấp Nhà nước [42], trong đó NCS là một thành viên nhóm nghiên cứu. Nhóm điều tra NLTS của Viện Nghiên cứu Hải sản coi “sản lượng cho phép khai thác” là “sản lượng khai thác bền vững tối đa” trong VBVB tỉnh Quảng Nam và lân cận. NCS sẽ sử dụng số liệu này để làm cơ sở tính toán số lượng tàu thuyền cần cắt giảm. Số lượng tàu cần cắt giảm được xác định như sau:

- Đảm bảo nguyên tắc, sau khi cắt giảm số lượng tàu thì số tàu còn lại đủ để khai thác phần sản lượng không vượt quá sản lượng cho phép của VBNC.

- Ưu tiên cắt giảm những tàu thuyền theo thứ tự sau:


+ Ưu tiên số 1 là những tàu thuyền ngoại tỉnh;


+ Thứ hai là cắt giảm những tàu thuyền làm nghề cấm, nghề gây hại NLTS;


+ Thứ ba là những tàu thuyền hoạt động sai vùng quy định (tàu có công suất ≥ 20CV).

- Tính toán tổng sản lượng của số tàu này so sánh với phần sản lượng chênh lệch giữa sản lượng cho phép khai thác và sản lượng thực tế khai thác của cả đội tàu.

ΔSL = TSL – [SL] (2.11)


Trong đó: ΔSL là số chênh lệch giữa sản lượng cho phép khai thác và sản lượng thực tế khai thác của cả đội tàu; TSL là tổng sản lượng cuả đội tàu khai thác được trong năm tính toán; [SL] là sản lượng cho phép khai thác của VBNC được xác định bởi Viện Nghiên cứu Hải sản năm 2017.

So sánh giá trị ΔSL và giá trị tổng sản lượng của nhóm tàu bị cắt giảm đã khai thác được trong năm tính toán (ký hiệu là SLCG). Nếu ΔSL ≤ SLCG thì số tàu được cắt giảm thỏa mãn yêu cầu đặt ra.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra


2.3.4.1. Xử lý số liệu thứ cấp


Các tài liệu phục vụ luận án bao gồm:


- Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thông tin nghề cá của địa phương nghiên cứu được dùng để viết phần tổng quan nghiên cứu.

- Các báo cáo hội thảo, bài báo, kết quả nghiên cứu được dùng để trình bày phần tổng quan nghiên cứu khoa học liên quan đề tài Luận án.

- Bài giảng, sách giáo khoa, sách chuyên khảo được dùng để phục vụ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận án.

2.3.4.2. Xử lý số liệu sơ cấp


1. Xử lý thô phiếu điều tra

- Kiểm tra nội dung, thông tin trong phiếu điều tra có được ghi đầy đủ các thông tin hay không. Những phiếu điều tra nào ghi thiếu hoặc không rõ ràng các thông tin quan trọng thì phải loại bỏ;

- Kiểm tra lại mức độ chính xác của thông tin điều tra, nếu phát hiện thấy thông tin bị sai lệch, thiếu chính xác thì cũng loại bỏ;

Cần tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cán bộ quản lý nghề cá địa phương hoặc trực tiếp trao đổi với chủ tàu, thuyền trưởng để có được số liệu chính xác.

2. Xác định khoảng tin cậy của giá trị trung bình


Các số liệu được tính toán và phân tích với độ tin cậy 90% và ước lượng khoảng tin cậy cho tổng thể đối với các yếu tố điều tra, bằng công thức 2.12 [17].

Xtb - ε < m < Xtb + ε (2.12)


ε là độ chính xác của ước lượng được tính theo biểu thức 2.13:


'

t S

n


(2.13)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam - 9

S' được tính bởi công thức 2.14:


S '2S 2n

n 1

(2.14)


với S được tính bởi công thức 2.15:


S 21nXi Xtb2


(2.15)

n 1


Trong đó: Xtb là giá trị trung bình của số liệu điều tra; ε là độ chính xác của ước lượng; n: độ lớn của mẫu điều tra (số mẫu); tγ: là phân vị Student với n-1 bậc tự do và mức xác suất γ = 1- α/2 được xác định bởi [17]; S là độ lệch chuẩn của mẫu ngẫu nhiên; S' là độ lệch chuẩn điều chỉnh của mẫu ngẫu nhiên.

Các thông tin, số liệu được phân tích và xử lý nhờ sử các phần mềm máy tính phổ biến hiện nay (như Microsoft Excel, SPSS).

2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác


2.3.5.1. Dựa vào năng suất đánh bắt của các nghề KTTS


Nếu năng suất khai thác của các nghề đang hoạt động trong VBNC giảm dần theo thời gian thì có thể kết luận hiệu quả khai thác không cao. Kết hợp so sánh với năng suất khai thác của các nghề tương ứng trong VBVB của các địa phương khác để so sánh và kết luận.

2.3.5.2. Dựa vào sản lượng đánh bắt của các nghề KTTS


Nếu sản lượng khai thác của các nghề đang hoạt động trong VBNC giảm dần theo thời gian thì có thể kết luận hiệu quả khai thác không cao. So sánh sản lượng khai thác của các nghề để thấy được nghề nào có sản lượng cao hay thấp. Sử dụng số liệu sản lượng của thành phần loài để đánh giá, nếu sản lượng đánh bắt cân đối giữa các nhóm loài (nhóm cá đáy, nhóm cá nổi) thì sẽ có hiệu quả khai thác cao.

2.3.5.3. Dựa vào chỉ số so sánh


1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (DL1 (%)) = Lợi nhuận thu được trong kỳ/ Số vốn bỏ ra * 100%. Công thức tính như sau:


DL1 (%) = LN/V (%) (2.16)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh rằng, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.

2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (DL2 (%)) = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/ Tổng doanh thu * 100%. Công thức tính như sau:

DL2 (%) = LN/DT (%) (2.17)


Ý nghĩa: Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu người ta có thể thấy rằng cứ một đồng doanh thu được tạo ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

3. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (DL3 (%)) = Tổng lợi nhuận trong kỳ/Tổng chi phí phát sinh trong kỳ * 100%. Công thức tính như sau:

DL3 (%) = LN/C (%) (2.18)


Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh rằng, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao có nghĩa là bỏ ra chi phí thấp nhưng lại thu về mức lợi nhuận cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thấp chứng tỏ là bỏ ra chi phí cao nhưng lợi nhuận thu về lại thấp; khi đó nên có kế hoạch giảm bớt chi phí để thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Trong đó:


- V là vốn đầu tư ban đầu là tổng giá trị của con tàu bao gồm vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, trang bị hàng hải và trang thiết bị khác,... Vốn đầu tư ban đầu được tính bằng Việt Nam đồng, cho thấy mức độ đầu tư của nghề khai thác cao hay thấp.

- DT là doanh thu, được tính bằng Việt Nam đồng, là tổng số tiền bán sản phẩm khai thác của tàu, được xác định bằng công thức:

n

DTmp g

i i


(2.19)

j1i1


Trong đó (pi), (gi) tương ứng là khối lượng và đơn giá của sản phẩm thứ (i) của chuyến biển thứ (j); n là tổng số loại sản phẩm trong chuyến biển (j) và m là tổng số chuyến biển trong một năm.

Hoặc tổng doanh thu của tàu trong một năm DT được xác đinh bằng doanh thu 1

Hoặc tổng doanh thu của tàu trong một năm (DT) được xác đinh bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm.

(2.20)

- C là chi phí sản xuất, được tính bằng Việt Nam đồng, là chi phí mà chủ tàu bỏ ra hàng năm phục vụ cho sản xuất của tàu khai thác. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, được xác định bởi công thức:

C = CP+ CP(2.21)


Trong đó:


+ Chi phí cố định (ký hiệu là CP) là khấu hao tài sản cố định, sữa chữa lớn, lãi vay, thuế, bảo hiểm, đăng kiểm, lệ phí gia hạn giấy phép khai thác thuỷ sản; Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm.

+ Chi phí biến đổi (ký hiệu là CP) gồm: Dầu, nhớt, đá, lương thực thực phẩm và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất trên biển.

- LN là lợi nhuận của tàu, Việt Nam đồng, là số tiền chủ tàu thu được trên đơn vị tàu trong một năm, được xác định sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất và tiền công của lao động (TC):

LN = DT - C-TC (2.22)


2.3.5.4. Dựa vào thu nhập của thuyền viên


Thu nhập bình quân của thuyền viên được so sánh theo nghề để thấy nghề nào người lao động thu được nhiều tiền thì nghề đó sẽ có hiệu quả kinh tế cao. Mức thu nhập cao hay thấp được so sánh với chuẩn nghèo trong giai đoạn 2016-2020 [36].

2.3.6. Phương pháp đánh giá thực trạng về hiệu quả công tác bảo vệ NLTS


Đánh giá hiệu quả công tác BVNL thủy sản dựa vào các tiêu chí sau:


1. Dựa vào hiệu quả về hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục ngư dân;


2. Dựa vào công tác kiểm tra giám sát hoạt động của tàu cá trên vùng biển ven bờ;


2. Dựa vào sự suy giảm về nguồn lợi thủy sản trong VBNC;


3. Dựa vào thực trạng sản phẩm khai thác vi phạm quy định hiện hành nhiều hay ít;


4. Dựa vào thực trạng vi phạm sử dụng ngư cụ cấm và kích thước mắt lưới sai quy định;

5. Dựa vào thực trạng suy giảm nơi cư trú của các loài hải sản trong VBVB.

2.3.7. Phương pháp xây dựng giải pháp nâng cao HQKT và BVNL thủy sản


2.3.7.1. Các quan điểm và định hướng để xây dựng giải pháp


- Nội dung giải pháp phải khắc phục được các tồn tại, khiếm khuyết của thực trạng khai thác và bảo vệ NLTS tại VBNC.

- Cơ sở khoa học của giải pháp phải dựa trên nền tảng thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS ở VBNC; phù hợp với chủ trương của Nhà nước từ trung ương đến địa phương; phải có sự đồng thuận của ngư dân và đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng ngư dân hoạt động khai thác ven bờ; phải có tính kế thừa từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Kết quả nghiên cứu phải có tính khả thi cao, có khả năng nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ NLTS thật sự bền vững.

2.3.7.2. Các giải pháp dự kiến lựa chọn


- Cắt giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản trong VBNC.


- Chuyển đổi nghề khai thác bị cấm sang nghề thân thiện môi trường và nguồn lợi.

- Ngăn ngừa tàu lưới kéo hoạt động trái phép và tăng nơi cư trú cho các loài hải sản.

- Tăng cường kiểm tra giám sát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trong VBNC.


2.3.7.3. Các bước xây dựng giải pháp


Bước 1:Xây dựng tên gọi và nội dung giải pháp;


Bước 2:Tham vấn chuyên gia và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền liên quan;


Bước 3:Thăm dò ý kiến của cộng đồng ngư dân liên quan;


Bước 4:Xây dựng mô hình và thử nghiệm mô hình (nếu có);


Bước 5:Họp cộng đồng ngư dân phổ biến mô hình và kết quả thử nghiệm (nếu có);

Bước 6:Họp và hướng dẫn ngư dân tự nguyện đăng ký tham gia mô hình (nếu có);

Bước 7:Xây dựng lộ trình triển khai thực hiện giải pháp.



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Kết quả điều tra thực trạng hoạt động KTTS tại VBVB Quảng Nam


3.1.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động KTTS tại VBVB Quảng Nam


3.1.1.1. Biến động số lượng tàu cá KTTS tại VBVB Quảng Nam


Tỉnh Quảng Nam gồm 6 huyện, thị xã và thành phố (Núi Thành, Tam Kỳ, Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên và Hội An) ven bờ biển có tàu thuyền làm nghề khai thác thủy sản. Thực tế khảo sát cho thấy không chỉ tàu thuyền của các địa phương nói ở trên hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) tại vùng biển ven bờ (VBVB) tỉnh Quảng Nam mà còn có tàu thuyền của các Tỉnh khác (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi,...), tạm gọi là ”tỉnh khác”, cũng thường xuyên có mặt trong vùng biển này. Kết quả điều tra số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động khai thác thủy sản trong VBVB tỉnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2023