Kế Toán Chi Phí Bán Hàng Và Quản Lý Doanh Nghiệp


vào số tiền người mua phải thanh toán thì doanh nghiệp tiến hành giảm trừ khoản này trên hóa đơn mà không sử dụng TK 5212, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). Trường hợp các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất... thì doanh nghiệp phản ánh khoản giảm giá hàng bán vào TK 5212, cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 để xác định kết quả kinh doanh

Đối với hàng bán bị trả lại:

Trong quá trình bán hàng, khi phát sinh trường hợp hàng đã tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại do hàng không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm các cam kết theo hợp đồng đã ký. Khi đó khách hàng phải lập biên bản trả lại hàng và ghi rõ nguyên nhân hàng bán bị trả lại (ví dụ do không đúng quy cách, do chất lượng kém) kèm theo bản phô tô liên 2 của hóa đơn đã nhận trước đó. Sau đó thì bên bán sẽ lập phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. Số lượng hàng bán bị trả lại sẽ làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đối với hàng bán bị trả lại được doanh nghiệp hạch toán và vào sổ kế toán TK 5213.

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Đối với doanh thu hoạt động tài chính từ hoạt động cho vay, gửi tiết kiệm tại các DN may: Hàng tháng, kế toán không tiến hành tính lãi và xác định số lãi vay phải thu của các khoản cho vay, các khoản gửi tiết kiệm. Chỉ khi ngân hàng gửi thông báo lãi, kế toán tính toán lại chính xác số lãi mà doanh nghiệp có thể được hưởng dựa vào thỏa thuận trước đó của ngân hàng và doanh nghiệp, sau đó so sánh với thông báo lãi và thời điểm này kế toán mới ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, tăng tiền gửi ngân hàng.

- Đối với doanh thu hoạt động tài chính do khách hàng trả chậm tiền hàng: Đối với khách hàng trả chậm tiền hàng, khi khách hàng thanh toán kế


toán dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký giữa hai bên tính ra số tiền lãi trả chậm và yêu cầu khách hàng thanh toán toàn bộ cả nợ cũ và lãi phạt trả chậm. Kế toán ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, ghi giảm nợ phải thu và ghi tăng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng.

- Đối với doanh thu hoạt động tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Cuối năm khi tiến hành đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ trên các TK 111, TK 112, TK 131, TK 136, TK 331,... Căn cứ vào tỷ giá hối đoái liên ngân hàng thời điểm hiện tại, kế toán đánh giá lại ngoại tệ, nếu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng, căn cứ vào chênh lệch này kế toán ghi tăng các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Nợ TK 111, 112, 131,…) và ghi tăng chênh lệch đánh giá lại tài sản (Có TK 413). Căn cứ vào chênh lệch này kế toán ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, ghi giảm Chênh lệch đánh giá lại TS và tiến hành vào sổ liên quan.

- Đối với doanh thu hoạt động tài chính do mua, bán chứng khoán: Khi phát sinh khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn thì doanh nghiệp tiến hành ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và ghi tăng các TK 111, 112, 221, 222,…

Theo khảo sát, để theo dõi và hạch toán doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp ghi sổ cái TK 515. Cuối kỳ, kế toán tập hợp doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ rồi tiến hành kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. Trong kỳ, khi mua hàng hóa, mọi chi phí hạch toán vào TK 156, chi tiết thành 1561 – Giá mua hàng hóa, theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hóa và 1562 – Chi phí mua hàng. Trong đó, TK 1562 được theo dõi chi tiết cho từng lô hàng để tínhvàphân bổ vào giá trị hàng hóa. Các chứng từ kế toán


trong hạch toán chi phí giá vốn hàng bán trong DN gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn BH, bảng kê mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hóa, phiếu chi, giấy báo nợ.

TK sử dụng: TK 632 ―GVHB‖( Phụ lục 2.6). Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: TK 156, TK157,…

Khi mua hàng hóa, căn cứ vào Bộ chứng từ thu mua, kế toán nhập vào chương trình, chương trình sẽ tự động cập nhật vào các tài khoản tương ứng.

Công ty áp dụng phương pháp bình quân cuối kỳ để tính giá vốn hàng bán. Khi xuất bán hàng hóa, giá vốn hàng bán được tính bằng đúng giá trị của hàng hóa đó (bao gồm giá mua và chi phí thu mua nếu có đã phân bổ). Căn cứ vào Phiếu xuất kho, mã hàng hóa xuất bán, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán: ghi nợ TK 632 đồng thời ghi có cho TK 156

Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK xác định kết quả kinh doanh. Kế toán ghi Nợ TK 911 đồng thời ghi Có cho TK632. (phụ lục 2.6, 2.7).

2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

*Kế toán chi phí bán hàng

Nội dung: Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên bộ phận bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng, chi phí điện nước điện thoại, fax... chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận bán hàng.

*Tài khoản sử dụng: Chi phí bán hàng của công ty được phản ánh trên TK 641 - Chi phí bán hàng.

TK 641 được chia thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 6411 - Chi phí nhân

viên

TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì TK 6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng


TK 6414 - Chi phí KH TSCĐ

TK 6415 - Thuế, phí, lệ phí

TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 - Chi phí khác bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các TK đối ứng khác: TK111, TK112,

TK331, TK911.

*Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Phiếu xuất kho, Các hợp đồng dịch vụ mua ngoài,…

*Trình tự kế toán: Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng dựa trên cơ sở các chứng từ hợp pháp như hoá đơn thuế GTGT (hoá đơn mua hàng, các dịch vụ mua ngoài), bảng thanh toán tiền lương, bảng tính khấu hao TSCĐ... kế toán sẽ lập phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), lập uỷ nhiệm chi (nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng), lập chứng từ (đối với những khoản nợ chưa thanh toán), kế toán tập hợp phân loại chứng từ, vào sổ chi tiết tài khoản 641- chi phí bán hàng để theo dõi. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 – Xác định kết quả bán hàng.

Công ty chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm do đó chế độ trả lương cho nhân viên không phải tính theo sản phẩm mà tính theo thời gian trả theo tháng.

Mức lương phải trả = Thời gian làm việc * Mức lương thời gian / Ngày Trong đó:

Mức lương thời gian = Lương cơ bản * Hệ số / Số ngày theo chế độ Và các khoản tính vào thu nhập của nhân viên như thưởng, phụ cấp.

Còn các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), công ty áp dụng theo đúng quy định: BHXH được tính bằng 17,5% lương cơ bản, BHYT được tính bằng 3% lương cơ bản, BHTN được tính bằng 1% lương cơ bản, KPCĐ bằng 2% lương thực tế. (phụ lục 2.8).

*Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Nội dung: Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt


động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Phiếu xuất kho, Các hợp đồng dịch vụ mua ngoài,…

Tài khoản sử dụng: Chi phí quản lý doanh nghiệp được công ty phản ánh trên TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:

TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý, TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí

TK 6426 - Chi phí dự phòng

TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428 - Chi phí bằng tiềnkhác.

Trình tự kế toán: Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp, dựa trên cơ sở là các chứng từ hợp pháp như hóa đơn GTGT (hóa đơn mua hàng, các dịch vụ mua ngoài), bảng thanh toán tiền lương, bảng tính khấu hao TSCĐ… kế toán tiến hành lập phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), lập ủy nhiệm chi (nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng), lập chứng từ (đối với những khoản nợ chưa thanh toán), kế toán tập hợp, phân loại chứng từ, vào sổ chi tiết TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để theo dõi, cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 – Xác định kết quả bán hàng.


Về tính khấu hao TSCĐ: Công ty đã dùng phương pháp tính khấu hao trung bình (hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng).

Theo phương pháp này thì số tiền khấu hao được tính cho mỗi thời kỳ trong thời gian hữu ích của tài sản là như nhau và được tính theo công thức:

Số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ = Số khấu hao TSCĐ phải trích kỳ trước + Số khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ - Số khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ. (phụ lục 2.9).

2.2.4. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

* Về chi phí tài chính và các chi phí khác

Khi nhận được các chứng từ liên quan như thông báo lãi vay của ngân hàng, hóa đơn phí ngân hàng… kế toán lập chứng từ và ghi sổ cái TK 635 và các sổ kế toán có liên quan.

Ngoài ra, do các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ khá thường xuyên, với số lượng lớn và đa dạng về ngoại tệ giao dịch, chênh lệch tỷ giá cũng là một nội dung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá được công ty thực hiện theo các quy định hiện hành. Khi đánh giá số dư ngoại tệ cuối năm, nếu chênh lệch lỗ về tỷ giá thì phần chênh lệch sẽ được ghi nhận vào chi phí tài chính.( Phụ lục 2.14).

Các khoản chi phí khác như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, công ty sử dụng TK 811- chi phí khác để ghi nhận. Căn cứ vào chứng từ thực tế, kế toán nhậpvào chương trình, hệ thống tự động cập nhập vào các tài khoản tương ứng. Cuối kỳ, TK 635 và 811 được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. ( phụ lục 2.10, 2.11)

2.2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Nội dung kết quả kinh doanh

Kế toán kết quả kinh doanh là quá trình để đánh giá kết quả hoạt động


kinh doanh của công ty trong kỳ, bằng cách tính lãi (lỗ) qua việc so sánh tổng doanh thu với tổng chi phí bỏ ra trong kỳ. Việc xác định kết quả kinh doanh thực hiện sau khi đã tổng hợp chi phí và doanh thu. Do đó, kết quả kinh doanh của công ty có được xác định chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tập hợp chi phí và doanh thu của công ty trong kỳ.

Tại công ty Cổ phần xây dựng Minh Phú 68, kết quả kinh doanh được xác định dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thông thường, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Trong đó:

Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và chi phí, được thể hiện qua công thức sau:

Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh


=

Doanh thu về bán hàng và cung cấp

dịch vụ


-

Giá vốn hàng bán


-

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng 68 Minh Phú - 10


+

Doanh thu hoạt động

tài chính

-

Chi phí hoạt động

tài chính

Kết quả từ hoạt động khác được xác định như sau:


Lãi (lỗ) từ hoạt động khác

=

Thu nhập khác

-

Chi phí khác

Nhìn chung, kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tương đối đơn giản. Các dữ liệu được nhập từ ban đầu khi phát sinh nghiệp vụ. Chương trình tự động cập nhật vào các tài khoản và các sổ tương ứng. Cuối kỳ, chương trình tự động lên các Báo cáo tổng hợp và kết chuyển số dư các tài khoản theo đúng trình tự trên.

Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Công ty mở TK 911. Cuối kỳ (cuối tháng, quý, năm) công ty tiến hành xác định kết


quả kinh doanh. Các khoản doanh thu được kết chuyển vào bên Có TK 911, các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, chi phí khác, giá vốn hàng bán, chi phí thuế TNDN được kết chuyển vào bên Nợ TK911. (phụ lục 2.1)

Số dư trên TK 911 bên Có hoặc bên Nợ thể hiện số lãi (lỗ) trong kỳ kinh doanh. Số dư này được kết chuyển sang TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Kế toán kết quả kinh doanh.

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 ― Xác định kết quả kinh doanh‖.

Kết quả kinh doanh của công ty CPXD 68 Minh Phú bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. Trong đó kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu. Lợi nhuận thuần từ HĐKD của công ty được xác định bằng cách kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần và giá vốn của hàng hóa, dịch vụ của tất cả các loại HĐKD cùng với chi phí bán hàng, chi phí QLDN, doanh thu và chi phí HĐTC, doanh thu và chi phí hoạt động khác sang TK 911 để cân đối giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Việc xác định kết quả kinh doanh tại Công ty tuân thủ đúng theo nguyên tắc phù hợp nghĩa là việc ghi nhận doanh thu phù hợp với việc ghi nhận chi phí. Khi ghi nhận một khoản doanh thu sản phẩm nào đó thì ghi nhận một khoản chi phí tương ứng gồm chi phí đầu vào, chi phí bán hàng và các chi phí khác có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán, cuối mỗi tháng kế toán chỉ cần vào thao tác cuối tháng, phần mềm kế toán sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu bán hàng thuần, trị giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022