Mô Hình Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Kết Hợp Tập Trung Với Phân Tán


Hai là, Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, linh kiện điện tử; khoáng sản hàng hóa, kim loại màu.

Ba là, Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế, vật tư, trang thiết bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường, vật tư trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;

Bốn là, Mở rộng thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho việc xuất khẩu và kinh doanh nội địa.

2.1.3 Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2020

Trong những nỗ lực nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp CNH, HĐH sau gia nhập WTO, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam cần phấn đấu hoàn thành vượt mức mục tiêu xuất khẩu đề ra. Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã và đang sản xuất được trong nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,5%/năm và đến năm 2020 đạt khoảng trên 100 tỉ USD;

Thứ hai, Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 17%/năm và đến năm 2020 đạt khoảng 30 tỉ USD;

Thứ ba, Đến năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 9%, nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chiếm khoảng 10%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 63% và nhóm hàng hóa khác chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu á chiếm khoảng 40%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 28%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.


Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2015.

Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khuyến khích xuất khẩu, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu; liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam,...

Cải tiến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển các chiến lược thị trường/mặt hàng xuất khẩu hiệu quả và khả thi trong thực tiễn. Tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của các văn phòng đại diện thương mại của doanh nghiệp ở nước ngoài trong việc xúc tiến, quảng bá về thương hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp; cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài. Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, ma-két-ting, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước... Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác, phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài...

Tiếp tục khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới từ hiệu ứng gia nhập WTO vào các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhất là các ngành chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh, như: sản phẩm gỗ, đóng tàu, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử và vi tính, phần mềm, dịch vụ xuất khẩu... thông qua các biện pháp: tích cực cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc nhanh chóng, nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp phù trợ cho sản xuất hàng chế tạo xuất khẩu và công nghệ cao xuất


khẩu; tăng cường xúc tiến đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu; xác định một số ngành chiến lược, một số địa bàn then chốt đối với sự phát triển lâu dài của đất nước để tập trung nỗ lực, xúc tiến và kêu gọi đầu tư của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn.

Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, hợp lý hoá quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí; khi thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất-cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.


2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

2.1.4.1 Về tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty hay Công ty xuất nhập khẩu

Mô hình quản lý theo tổng công ty (theo sơ đồ 2.1)

Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Cơ cấu tổ chức quản lý gồm hội đồng quản trị và ban kiểm soát, Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các phòng chuyên môn nghiệp vụ, chức năng.

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh doanh XNK

Phòng

Công ty thành viên hạch toán độc lập

Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc

Dưới tổng công ty có các công ty thành viên, có thể là hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ trong kinh doanh và tài chính, chịu sự quản lý của tổng tông ty; có thể là hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hạn chế, có quyền tự chủ trong kinh doanh và tài chính theo sự phân cấp của tổng công ty. Ở các đơn vị thành viên cũng có các Phòng chức năng giúp việc cho lãnh đạo.


Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh doanh

Phòng tổng hợp

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng v.v..

TỔNG CÔNG TY


Chi nhánh XNK

Trung tâm XNK

Kho trung chuyển

Trạm thu mua

v.v.

.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam - 10


Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý theo tổng công ty


Mô hình quản lý theo công ty xuất nhập khẩu (Sơ đồ 2.2)

Công ty Xuất nhập khẩu là đơn vị kế toán cơ sở, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Dưới Công ty là các Chi nhánh, trung tâm, siêu thị, trạm thu mua…., trong đó bố trí thành các Phòng, Ban và có sự phân cấp quản lý rõ ràng.

Ở Công ty: Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ chính sách kế toán, tài chính, và những quy định của pháp luật, trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở quy chế chung của Nhà nước và của Ngành Công thương.

Ở đơn vị cấp dưới: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của công ty về mặt tổ chức, nghiệp vụ và có trách nhiệm thực hiện tốt công việc được giao.

- Các phòng là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty, được công ty giao nhiệm vụ phù hợp với chức năng của mình như: Phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng nghiệp vụ 1, 2 …..


Công ty xuất nhập khẩu

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh

Phòng tổng hợp

Phòng v.v..

Chi nhánh XNK

Trung tâm XNK

Trạm thu mua

Kho trung chuyển

v.v..


Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý theo kiểu công ty

2.1.4.2 Về tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có thể được hiểu như một tập hợp những cán bộ, nhân viên kế toán cùng trang bị kỹ thuật, phương tiện ghi chép tính toán để thực hiện toàn bộ công tác hạch toán của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác quản


lý. Tổ chức bộ máy kế toán thích hợp là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến quy mô, chất lượng và hiệu quả của thông tin kế toán, trên cơ sở lựa chọn đúng mô hình tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, kinh phí của đơn vị, phù hợp với sự phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở đơn vị.

Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo mô hình sau:

Đơn vị hạch toán độc lập

Đơn vị hạch toán phụ thuộc

- Đối với tổng công ty hoặc công ty vừa có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập vừa có các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Có thể khái quát theo mô hình sau (Sơ đồ 2.3).


Kế toán thanh toán

Kế toán tiền mặt

Kế toán v.v..

Kế toán vật tư hàng hóa

Kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng


Kế toán vật tư hàng hóa


Kế toán thanh toán

Kế toán TSCD

Kế toán

Kế toán tổng hợp

Kế


Kế


Kế toán

v.v

toán


toán


trạm

chi


trung


thu mua


nhánh


tâm





Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp tập trung với phân tán

Đối với công ty có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, hoạt động trên địa bàn tập trung thì áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Có thể khái quát theo mô hình này như sau: (Sơ đồ 2.4)


Kế toán trưởng

Kế toán vật tư hàng hóa

Kế toán thanh toán

Kế toán TSCĐ

Kế toán tiền mặt

Kế toán v.v..

Kế toán tổng hợp

Nhân viên kế toán ở đơn vị hạch toán phụ thuộc


Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung


2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.1.1. Tổ chức phòng điện toán

Theo số liệu thống kê của Tác giả Luận án phản ánh qua kết quả của cuộc thăm dò các nhân viên và các nhà quản lý của hơn 50 doanh nghiệp, chủ yếu là 5 tỉnh/ thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hoà Bình) theo mẫu khảo sát tại Phụ lục Số 1, số lượng đơn vị được khảo sát tuy không lớn nhưng cũng cho chúng ta biết trong từng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mức độ cơ giới hóa cho những bộ phận nào. Bảng 2.1 cho thấy, việc sử dụng công nghệ thông tin, về các bộ phận được tin học hóa, nhận thấy rằng: máy tính được sử dụng nhiều nhất ở bộ phận kế toán với số lượng 210 máy trong tổng số hơn 50 doanh nghiệp khảo sát (chiếm 70%), trong khi bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, hành chính….chiếm (30%). Tuy nhiên do mẫu điều tra nhỏ nên kết quả trên có thể không đại diện cho toàn bộ đám đông. Nhưng cũng cho chúng ta thấy rằng các phòng kế toán là sử dụng nhiều nhất.


Bảng 2.1: Các bộ phận trong doanh nghiệp ứng dụng CNTT


Bộ phận ứng dụng CNTT

Số lượng (Máy)

Tỷ lệ %

1. Bộ phận kế toán

210

70%

2. Bộ phận kinh doanh

60

20%

3. Bộ phận Nhân sự

30

10%

Tổng Cộng

300

100%


Nguồn: Tác giả thống kê theo phiếu điều tra tại Phụ lục 1

Tại Việt Nam trong các năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều mua sắm máy vi tính để sử dụng vào công tác kế toán, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ thông thường không tổ chức một phòng điện toán riêng mà chỉ sử dụng một máy chủ (máy server - nếu có) kết nối với các bộ phận còn lại trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa hay lớn thường tổ chức một phòng máy tính riêng (còn gọi là phòng IT Inrormation System), có chức năng quản lý thông tin từ các bộ phận/ phòng ban/ chi nhánh cho toàn doanh nghiệp. Máy chủ (server) thường đặt tại phòng máy tính, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng đồng thời vừa làm máy chủ vừa làm công việc, được nối mạng với tất cả các phòng ban còn lại trong toàn doanh nghiệp, phòng máy tính có nhiệm vụ phát triển, cài đặt, bảo trì tất cả phần mềm và phần cứng của toàn doanh nghiệp.

Khi đã tổ chức phòng máy tính hoặc bộ phận điện toán, các doanh nghiệp bố trí người làm máy tính. Đa số các số liệu kinh tế tài chính cung cấp cho nhà quản lý doanh nghiệp đều có quan hệ thông tin với phòng kế toán, cho nên về mặt tổ chức phòng máy tính thường đặt trực thuộc phòng kế toán.

Công việc của các nhân viên phòng máy tính, ngoài việc cài đặt các phần mềm sử dụng cho quản trị mạng (nếu có), phần mềm sử dụng văn phòng…. thì thiết kế triển khai vận hành hệ thống thông tin kế toán trong toàn doanh nghiệp bằng các phần mềm do doanh nghiệp mua từ bên ngoài hay do chính các nhân viên ấy thiết kế.

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí