Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành - 1


Luận văn

“Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành”

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG

TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 5

I. Vai trò và vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh 5

II. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

1. Đặc điểm 5

2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định 6

III. Nhiệm vụ và nội dung kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

sản xuất 6

1. Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định 6

2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định 7

3. Nội dung tổ chức kế toán tài sản cố định ở đơn vị sản xuất 12

PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH 34

I. Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành 34

1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 34

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành 36

3. Tình trạng chung về công tác kế toán của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành theo mô hình tập trung 41

II. Tình thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ Tại công ty TNHH

may và thương mại Việt Thành 45

1. Tình hình và công tác quản lý TSCĐ 45

2. Thủ tục chứng từ tăng giảm TSCĐ và chứng từ kế toán 47

3. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ công ty TNHH may và thương mại

Việt Thành 48

4. Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ 52

PHẦN THỨ III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY TNHH MAY VÀ

THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH 67

I. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ 67

II. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hạch

toán TSCĐ 67

1. Ưu điểm 67

2. Những tồn tại và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hạch toán tại

công ty TNHH may và thương mại Việt Thành 69

KẾT LUẬN 71

LỜI MỞ ĐẦU


Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tài sản cố định. Tài sản cố định là một trong các bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh khi có cơ sở vật chất ban đầu đầu như: nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị...

Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì cũng cần phải có ba yếu tố như: tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động. Ba yếu tố này kết hợp hài hoà với nhau và coi như điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định là một trong ba yếu tố quan trọng đó (vì tài sản cố định là tư liệu lao động). Tài sản cố định bao gồm nhiều loại hình thái, biểu hiện khác nhau nhưng đều có đặc điểm giống nhau là giá trị đầu tư ban đầu lớn (bằng hoặc lớn hơn 5 triệu đồng) và thời gian sử dụng dài (bằng hoặc lớn hơn 1 năm).

Tài sản cố định được cải tiến, hoàn thiện theo đúng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sử dụng nó một cách có hiệu quả thì nó sẽ là một nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Hiện nay nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mới đó là mở rộng mới quan hệ, hợp tác lao động với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, với mục đích là để đẩy mạnh nền kinh tế ngày càng vững mạnh đi lên.

Với bản thân em là một sinh viên được nhà trường cho đi thực tế tại các doanh nghiệp, trong thời gian này em được biết Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng may mắc để phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Do vậy tài sản

cố định là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được. Nó đóng vai trong hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của Công ty. Vì vậy hạch toán tài sản cố định là một vấn đề cần quan tâm và rất cần thiết đối với Công ty.

Xuất phát từ lý luận thực tiễn và tầm quan trọng của tài sản cố định, em mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành”. Qua thời gian thực tập này em đã được sự chỉ bản nhiệt tình và đầy trách nhiệm của các thầy cô trong Khoa Kế toán. Đặc biệt là cô giáo ………… cùng với sự chỉ bản tận tình của các anh chị trong Phòng Kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế và lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên chuyên đề khó tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Vậy em kính mong các thầy cô cùng quý công ty chỉ bảo, góp ý và lượng thứ cho em để chuyên đề được hoàn thiện và phong phú hơn.

Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần:

Phần I:Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

Phần II:Tình hình tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Phần III:Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán TSCĐ ở

Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH.

Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và tg sử dụng dài (giá trị trên 5 triệu đồng và thời gian sử dụng trên 1 năm).

Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có đầy đủ ba yếu tố là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Mà tài sản cố định là những tư liệu lao động, một trong những yếu tố cần thiết trong qúa trình sản xuất kinh doanh nên nó có vị trí rất quan trọng và không thể thiếu được trong qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dòi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác và sử dụng hợp lý tài sản cố định, góp phần phát triển sản xuất và không ngừng đổi mới tài sản cố định, đồng thời phải tìm cách thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất giản đơn và sản xuất mở rộng.

Từ những vấn đề phân tích khái quát trên ta có thể khẳng định: tài sản cố định là cơ sở vật chất có vai trò và vị trí hàng đầu, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.


1. Đặc điểm.

- Về mặt giá trị: khi tham gia vào qúa trình sản xuất lao động, tài sản cố định hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Về mặt hiện vật: tài sản cố định tham gia vào nhiều qúa trình kinh doanh những vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng không sử dụng được.

2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định.

Do tài sản cố định có đặc điểm nêu trên nên yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý tài sản cố định là phải thường xuyên theo dòi nắm chắc được tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn tài sản cố định sử dụng đầy đủ hợp lý công suất tài sản cố định luôn luôn phát hiện để thay thế những tài sản cố định không hoạt động được, hoạt động kém so với tài sản cố định hiện đại.

III. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

Kế toán tài sản cố định rất phức tạp vì các tài sản cố định thường có quy mô lớn và thời gian phát sinh dài. Do vậy doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý để đáp ứng yêu cầu và kế hoạch đặt ra.

1. Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định.

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp, chính xác kịp thời số lượng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.

- Tính toán và phân bổ mức tính khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ trong từng đơn vị.

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả việc sửa chữa.

- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng trang bị thêm, đổi mới, nâng cao hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Hướng dẫn việc kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định.

- Tham gia kiểm tra, đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.

2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định.

Trước khi tìm hiểu nội dung tổ chức kế toán TSCĐ ở đơn vị sản xuất doanh nghiệp ta phải tìm hiểu rò và nắm vững cách tổ chức phân loại và đánh giá TSCĐ.

a. Phân loại:

Mục đích của việc phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ này thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán.

* Phân loại theo cách biểu hiện:

Theo cách phân loại này TSCĐ được phân làm hai loại: TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình.

- Với TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ biểu hiện thành hình thái vật chất cụ thể: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý, cây lâu năm...

- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ chưa biểu hiện thành hình thái vật chất cụ thể: chi phí về quyền sử dụng đất và đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp...

* Phân loại theo quyền sở hữu về TSCĐ:

Theo cách phân loại này TSCĐ được phân làm hai loại là: TSCĐ tự có và TSCĐ đi thuê.

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng hoặc hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như ngân sách cấp, nhận liên doanh liên kết, được bổ sung từ các quỹ của doanh nghiệp hoặc được biếu tặng.

- TSCĐ đi thuê: là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của các doanh nghiệp khác để sử dụng trong thời gian ngắn, nhất định phải theo hợp đồng đã ký kết. Trong đó TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp được quyền sử dụng trong thời gian dài có quyền sở hữu có thể thuộc về doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã trả hết nợ. Tiền thu về cho thuê đầu tư cho người trang trải được các chi phí của tài sản cho thuê cộng với các khoản lợi nhuận đầu tư từ đó.

* Phân loại theo nguồn hình thành:

Theo cách này TSCĐ được chia làm bốn loại:

- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp.

- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay (ngân hàng, tín dụn...).

- TSCĐ được hình thành từ các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính.

- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn liên doanh liên kết.

* Phân loại TSCĐ theo hình thức sử dụng. Theo cách này TSCĐ được chia làm 3 loại:

- TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: nhà văn hoá, câu lạc bộ.

- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với đổi mới quy trình công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022