Bảng 2.15. Đánh giá của khách về kết quả tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám 76
Bảng. 2.16. Đánh giá của khách về tiêu chí “Đã có những trải nghiệm tốt đẹp” tại
di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám 77
Bảng 2.17. Đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật theo hướng phát triển bền vững tại di tích Ngọc Sơn 82
Bảng. 2.18. Đánh giá của khách về tiêu chí “Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền thống” tại di tích Ngọc Sơn 83
Bảng 2.19. Đánh giá của khách về hoạt động hướng dẫn tham quan heo hướng phát triển bền vững tại di tích Ngọc Sơn 84
Bảng.2.20. Đánh giá của khách về tiêu chí “Những thông tin TMV/HDV cung cấp
đầy đủ, chính xác” tại di tích Ngọc Sơn 85
Bảng 2.21. Đánh giá của khách về hoạt động bán hàng lưu niệm heo hướng phát triển bền vững tại di tích Ngọc Sơn 87
Bảng. 2.22. Đánh giá của khách về tiêu chí “Chủng loại sản phẩm phù hợp” tại di tích Ngọc Sơn 89
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững - 1
- Cơ Sở Khoa Học Về Tổ Chức Các Hoạt Động Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa
- Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Di Tích Lịch Sử Văn Hóa
- Nhu Cầu Được Tham Gia Các Hoạt Động Du Lịch Tại Di Tích Lịch Sử Văn Hóa
Xem toàn bộ 286 trang tài liệu này.
Bảng 2.23. Đánh giá của khách về công tác tổ chức hoạt động theo hướng phát triển bền vững tại di tích Ngọc Sơn 90
Bảng. 2.24.Đánh giá của khách về tiêu chí “Hệ thống bảng chỉ dẫn lối đi, ngôn ngữ phù hợp” tại di tích Ngọc Sơn 92
Bảng 2.25. Đánh giá của khách về kết quả các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững tại di tích Ngọc Sơn 93
Bảng.2.26. Đánh giá của khách về tiêu chí “Đã có những trải nghiệm tốt đẹp” tại
di tích Ngọc Sơn 94
Bảng 2.27. Đánh giá khách về hoạt động trưng bày hiện vật theo hướng phát triển
bền vững tại di tích Cổ Loa 99
Bảng.2.28. Đánh giá của khách về tiêu chí “Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền thống” tại di tích Cổ Loa 100
Bảng 2.29. Đánh giá của khách về hoạt động hướng dẫn theo hướng phát triển bền vững tại di tích Cổ Loa 101
Bảng.2.30. Đánh giá của khách về tiêu chí“Những thông tin TMV/HDV cung cấp
đầy đủ, chính xác” tại di tích Cổ Loa 102
Bảng 2.31. Đánh giá của khách về hoạt động lễ hội theo hướng phát triển bền vững tại di tích Cổ Loa 104
Bảng. 2.32. Đánh giá của khách về tiêu chí “HĐ lễ hội diễn ra hấp dẫn” tại di tích
Cổ Loa 105
Bảng 2.33. Đánh giá của khách về hoạt động bán hàng lưu niệm theo hướng phát
triển bền vững tại di tích Cổ Loa 107
Bảng.2.34. Đánh giá của khách về tiêu chí “Chủng loại sản phẩm phù hợp” tại di
tích Cổ Loa 108
Bảng 2.35. Đánh giá của khách về công tác tổ chức hoạt động du lịch theo hướng
phát triển bền vững tại di tích Cổ Loa 109
Bảng. 2.36. Đánh giá của khách về tiêu chí “Hệ thống bảng chỉ dẫn lối đi, ngôn
ngữ phù hợp” tại di tích Cổ Loa 111
Bảng 2.37. Đánh giá của khách về kết quả các hoạt động du lịch theo hướng phát
triển bền vững tại di tích Cổ Loa 112
Bảng.2.38. Đánh giá của khách về tiêu chí “Đã có những trải nghiệm tốt đẹp” tại
di tích Cổ Loa 113
Bảng 2.39. Đánh giá của khách về tổ chức hoạt động trưng bày theo hướng phát
triển bền vững tại ba di tích 114
Bảng.2.40. Đánh giá của khách về tiêu chí “Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền thống” tại ba di tích 115
Bảng 2.41. Đánh giá của khách về hoạt động hướng dẫn tham quan theo hướng
phát triển bền vững tại ba di tích 116
Bảng.2.42. Đánh giá của khách về tiêu chí “Những thông tin TMV/HDV cung cấp
đầy đủ, chính xác” tại ba di tích 116
Bảng 2.43 Đánh giá của khách về hoạt động lễ hội theo hướng phát triển bền vững tại ba di tích 117
Bảng.2.44. Đánh giá của khách về tiêu chí “HĐ lễ hội diễn ra hấp dẫn” tại ba di
tích 117
Bảng 2.45. Đánh giá của khách về hoạt động bán hàng lưu niệm theo hướng phát
triển bền vững tại ba di tích 118
Bảng.2.46. Đánh giá của khách về tiêu chí” Chủng loại sản phẩm phù hợp” tại ba
di tích 119
Bảng 2.47. Đánh giá của khách về công tác tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững tại ba di tích 120
Bảng.2.48. Đánh giá của khách về tiêu chí “Hệ thống bảng chỉ dẫn lối đi, ngôn
ngữ phù hợp” tại ba di tích 120
Bảng 2.49. Đánh giá của khách về kết quả các hoạt động du lịch theo hướng phát
triển bền vững tại ba di tích 121
Bảng.2.50. Đánh giá của khách về tiêu chí “Đã có những trải nghiệm tốt đẹp” tại
ba di tích 122
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phân công quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội 52
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa 135
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu của khách du lịch muốn tìm hiểu sâu hơn, cảm nhận đầy đủ hơn giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hoạt động du lịch tại các DTLSVH. Các hoạt động du lịch tổ chức tại các di tích lịch sử văn hoá thường bao gồm: hoạt động tham quan, thông tin hướng dẫn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hoạt động mô phỏng, lễ hội, bán hàng lưu niệm. Hoạt động du lịch giúp khách cảm nhận được giá trị của di tích lịch sử văn hóa, góp phần làm tăng giá trị của nơi đến. Hoạt động cung ứng dịch vụ tại các DTLSVH tạo nguồn thu để bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị của DTLSVH. Các doanh nghiệp du lịch phát triển sản phẩm với tuyến điểm khai thác các DTLSVH có tổ chức tốt các hoạt động du lịch sẽ làm gia tăng giá trị của DTLSVH và giá trị của sản phẩm du lịch.
Mỗi hoạt động du lịch có hình thức, nội dung, quy trình tổ chức, địa điểm, không gian, thời gian, kịch bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Vì vậy các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: có hoạt động giúp khách nhìn ngắm, hoạt động giúp khách trải nghiệm, hoạt động giúp khách học tập, hoạt động giúp khách nhận thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, môi trường,… Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động du lịch tại các DTLSVH ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, đơn điệu về cả hình thức và nội dung dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng tuyến điểm du lịch, sản phẩm du lịch liên quan.
Ngày nay, phát triển bền vững đang được quan tâm hàng đầu ở mọi cấp độ quản lý. Ba trụ cột của phát triển bền vững được thừa nhận và nhấn mạnh đó là sự bền vững về kinh tế, sự bền vững xã hội và sự bền vững về môi trường. Ba trụ cột này tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Nói phát triển bền vững có nghĩa là tạo một sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Ngành du lịch có một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững.
Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Nhưng đến nay, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại nơi có tài nguyên du lịch nói chung và
tại các di tích lịch sử văn hoá nói riêng trên địa bàn Hà Nội còn nhiều bất cập. Các hoạt động cung ứng dịch vụ tại các DTLSVH chưa phù hợp về nội dung và quy trình tổ chức, chưa đảm bảo được nguyên tắc bảo tồn và khai thác. Chưa coi trọng mục tiêu của phát triển bền vững, chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý DTLSVH với các doanh nghiệp lữ hành trong việc tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững, để phát triển chương trình du lịch theo hướng phát triển bền vững. Xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu lý luận và ứng dụng để phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với các đơn vị quản lý DTLSVH để phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững. Định hướng tổ chức các hoạt động du lịch tại các DTLSVH theo hướng bền vững bao gồm: thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích thông qua tổ chức các hoạt động du lịch hướng tới tự chủ về tài chính, tối đa lợi ích giữa các bên liên quan, bảo vệ môi trường và văn hóa cộng đồng.
- Đánh giá thực trạng tổ chức một số hoạt động du lịch tại các điểm du lịch lựa chọn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo hướng phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án lựa chọn ba di tích lịch sử văn hoá quốc gia ở Hà Nội để nghiên cứu. Bao gồm: di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, di tích Ngọc Sơn, di tích Cổ Loa. Tại mỗi điểm tập trung nghiên cứu bốn hoạt động cung ứng dịch vụ là: Trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2008 - 2010
4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận
Lý luận về tổ chức các HĐ DL tại DTLSVH
Lý luận về phát triển DLBV
Điều tra khách du lịch
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử làm nền tảng trong quá trình phân tích và kết luận vấn đề nghiên cứu. Căn cứ vào cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động du lịch tại DTLSVH, lý luận về phát triển du lịch bền vững, luận án đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại một số DTLSVH quốc gia của Hà Nội thông qua điều tra khách du lịch, phỏng vấn đại diện nhà quản lý tại một số cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch, đơn vị quản lý di tích từ đó xác định các vấn đề về tổ chức hoạt động du lịch; hệ thống các quan điểm, định hướng tổ chức hoạt động du lịch tại DTLSVH theo hướng phát triển bền vững; đưa ra các giải pháp hoàn thiện, các kiến nghị và điều kiện thực hiện các giải pháp được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Thực trạng tổ chức các hoạt động du lịch
Phỏng vấn nhà quản lý
Các vấn đề về tổ chức các hoạt động du lịch
Quan điểm
Định hướng phát triển du lịch của Nhà nước
Kiến nghị, giải pháp
Sơ đồ 1: Phương pháp luận nghiên cứu
Nguồn: Mô tả của tác giả
Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Nhu cầu của khách tại DTLS VH
Doanh nghiệp lữ hành
Các hoạt động du lịch
- Trưng bày hiện vật
- Hướng dẫn tham quan
- Biểu diễn nghệ thuật
- Bán hàng lưu niệm
-……………….
Nhà cung cấp dịch vụ
Cơ sở hạ tầng
Đơn vị quản lý di tích
Yêu cầu phát triển bền vững
Giá trị di tích
Môi trường tự nhiên
Môi trường xã hội
Định hướng phát triển bền vững
- Thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách
- Cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan
- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích thông qua các hoạt động du lịch
- Bảo vệ môi trường, văn hóa cộng đồng
Mô hình nghiên cứu lý thuyết được xây dựng trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa các bên trong phát triển du lịch bền vững, mối quan hệ giữa các bên trong tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH theo hướng phát triển bền vững, bộ tiêu chuẩn quản lý sự kiện bền vững (BS 8901). Căn cứ vào các giá trị của DTLSVH, các yêu cầu về phát triển du lịch bền vững, đơn vị quản lý di tích lịch sử văn hóa phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch tại DTLSVH để tổ chức các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm.v.v...nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLSVH thông qua tổ chức hoạt động du lịch hướng tới tự chủ về tài chính, đảm bảo lợi ích giữa các bên liên quan, bảo vệ môi trường và văn hóa cộng đồng. Tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng được minh họa theo mô hình nghiên cứu lý thuyết tại Sơ đồ 2 dưới đây:
Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa
Nguồn: Mô tả của tác giả
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp - nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính là sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý một số đơn vị liên quan. Nghiên cứu định lượng là sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đánh giá của khách du lịch.
- Phỏng vấn chuyên sâu
+ Mục tiêu phỏng vấn sâu
Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu cho đề tài là để xem xét ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của đơn vị quản lý di tích, đơn vị quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp lữ hành về thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và việc phối hợp giữa các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa.
+ Đối tượng tham gia
Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Doanh nghiệp lữ hành và ban quản lý di tích lịch sử văn hoá ( Phụ lục 1 Bảng 1.1).
+ Thu thập và xử lý thông tin
Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung quy trình tổ chức khảo sát, thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch (Phụ lục 2). Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 45 phút, về các nội dung đã nêu. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin khi được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân riêng rẽ theo từng nội dung cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự như nhau.