Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Sử Dụng Chứng Cứ Điện Tử


đòi hỏi dữ liệu điện tử phải cung cấp để đủ điều kiện cho Tòa án, hoặc các chủ thể tham gia tố tụng, các cơ quan tài phán khác chấp nhận.

Về chấp nhận chứng cứ điện tử, một vấn đề rất quan trọng, nhưng chưa thấy giới khoa học ở Việt Nam có bài viết về vấn đề này. Bài viết trên thế giới thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là họ phân tích các án lệ đã xét xử với việc vận dụng luật chứng cứ hiện có cho chứng cứ điện tử.

1.1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến sử dụng chứng cứ điện tử

Hiện nay, các công trình nghiên cứu về sử dụng chứng cứ điện tử rất ít. Do chứng cứ điện tử cũng là một loại hình chứng cứ, nên tác giả sử dụng các kết quả nghiên cứu về sử dụng chứng cứ và những thuộc tính đặc thù riêng có của dữ liệu điện tử, để tìm hiểu về vấn đề sử dụng chứng cứ điện tử. Các nội dung sử dụng chứng cứ điện tử để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh là rất cần thiết nhưng không có nhiều nghiên cứu. Cần lưu ý là nghiên cứu về sử dụng chứng cứ điện tử không đồng nhất với thu thập chứng cứ điện tử hay chấp nhận chứng cứ điện tử.

1.1.5 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu có liên quan

1.1.5.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã có về chứng cứ điện tử

Trên thế giới: Chứng cứ điện tử được các chuyên gia, các nhà khoa học rất quan tâm. Hiện nay đã có rất nhiều bài viết, ấn phẩm quan trọng từ nhận thức, quan điểm lý thuyết đến hướng dẫn thực hành cho các lĩnh vực lý thuyết về chứng cứ điện tử, thu thập chứng cứ điện tử, phân tích các yêu cầu pháp lý đối với chứng cứ điện tử để được chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử.

Về lý thuyết, chứng cứ điện tử được quan tâm nghiên cứu, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chứng cứ điện tử. Theo Burkhard Schafer và Stephen Mason, chứng cứ điện tử là dữ liệu điện tử được lưu trữ, truyền dẫn, xử lý, trong bất kỳ thiết bị điện tử nào, hệ thống máy tính hoặc hệ thống thông tin liên lạc, có khả năng làm công cụ chứng minh cho một hoặc nhiều sự kiện pháp lý tranh chấp và nó được Tòa án hay cơ quan tài phán khác chấp nhận (Stephen Mason & Daniel Seng, 2017). Với Eohan Casey, chứng cứ điện tử là bất kỳ dữ liệu nào có thể xác định rằng tội phạm đã được thực hiện hoặc có thể cung cấp một mối liên kết giữa tội phạm và nạn nhân của nó hoặc hành vi vi phạm mà thủ phạm thực hiện hành vi đó (Eoghan Casey, 2011). Nhóm làm việc tiêu chuẩn về bằng chứng kỹ thuật số và Tổ chức chứng cứ máy tính quốc tế (Standard Working Group on Digital Evidence - SWGDE and The International Organization of Computer Evidence - IOCE) thì định nghĩa chứng cứ điện tử là bất kỳ thông tin nào có giá trị làm chứng cứ được lưu trữ hoặc truyền đi dưới dạng kỹ thuật số (The Committee of Ministers of the Council of Europe, 2019). Với Hiệp hội Cảnh sát trưởng của Anh, thì xem chứng cứ điện tử là thông tin được dữ liệu phản ánh, có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

giá trị sử dụng trong quá trình điều tra, nó tồn tại ở trạng thái lưu trữ hoặc truyền qua máy tính (Association of Chief Police Officers of England, 2011).

Các tác giả dựa trên sự khác biệt của chứng cứ điện tử, so với chứng cứ truyền thống để nêu một số đặc điểm riêng của chứng cứ điện tử như: (1) Nó không được nhận biết trực tiếp bằng giác quan con người, mà phải thông qua phương tiện, thiết bị điện tử, công nghệ đóng vai trò trung gian; (2) chứng cứ điện tử không bị giới hạn trong biên giới quốc gia; (3) chứng cứ điện tử dễ thay đổi một cách vô ý hay cố ý; (4) công nghệ tiến bộ nhanh chóng, làm xuất hiện thường xuyên vấn đề mới; (5) bản gốc và bản sao của chứng cứ điện tử có chất lượng như nhau, rất khó phân biệt; (6) siêu dữ liệu phản ánh được bối cảnh phát sinh, hình thành chứng cứ điện tử, bản thân nó cũng là chứng cứ.

Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử - 5

Trên cơ sở đó, các tác giả đề ra các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, quy trình điều tra thu thập chứng cứ điện tử; cách thức chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử cũng được tác giả các bài viết quan tâm đề cập. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề trên, từ lý thuyết đến luật thực định được xây dựng trên các góc nhìn riêng biệt khác nhau của chứng cứ điện tử. Đặc biệt là góc nhìn yếu tố công nghệ của chứng cứ điện tử. Đơn cử, trong định nghĩa, có tác giả đồng nhất chứng cứ điện tử với dữ liệu điện tử. Điều này không chính xác bởi dữ liệu điện tử là dấu vết được máy móc, phương tiện, thiết bị điện tử ghi lại hoặc tác nghiệp theo hành động của cá nhân hoặc pháp nhân, ứng với một quy trình công nghệ tương ứng. Chính vì vậy, dữ liệu điện tử không thể đồng nhất với chứng cứ điện tử. Dữ liệu điện tử có thể trở thành chứng cứ điện tử, khi được cá thể hóa, định danh gắn với cá nhân, pháp nhân hoặc tác nhân cụ thể tạo ra nó, đồng thời phải trải qua một quá trình nhận thức, tư duy của con người.

Ngoài ra, trong đặc điểm của chứng cứ điện tử người ta cũng dựa vào sự khác biệt bên ngoài của hai loại chứng cứ để nêu đặc điểm. Điều này không thể hiện được bản chất của chứng cứ điện tử. Trong phương pháp, quy trình thu thập chứng cứ điện tử, người ta cũng tập trung vào công nghệ để phát hiện và thu thập được dữ liệu điện tử, với các công nghệ thích ứng, không đề cập đến các phương pháp ghi nhận, biện pháp hiệu quả, quy trình thích hợp giúp kiểm tra, đánh giá quá trình thu thập. Trong đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử, các tài liệu cũng chỉ dựa trên vận dụng luật thực định hiện có, xác định các yếu tố pháp lý của chứng cứ để chấp nhận và đưa vào sử dụng, thực hiện nghĩa vụ chứng minh.

Nhìn chung, các bài viết chưa giải quyết căn nguyên các vấn đề liên quan đến thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ điện tử ở góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn. Nguyên nhân có thể là do các công trình này chưa làm rõ được bản chất, cũng như


chưa cung cấp được các phương cách giải quyết vấn đề phù hợp cho các nội dung chủ yếu của chứng cứ điện tử như thu thập, đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử.

Trong nước: Các bài viết về chứng cứ điện tử thì chưa nhiều. Các bài hiện có chủ yếu là diễn giải các quy định pháp luật có liên quan đến chứng cứ điện tử, nguồn của chứng cứ điện tử là dữ liệu điện tử, thu thập dữ liệu điện tử, thu giữ thiết bị điện tử. Hiện nay, chưa thấy có bài viết nào nghiên cứu cụ thể về thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ điện tử. Hơn nữa, các bài viết chưa thấy được sự gắn kết giữa các yêu cầu chứng minh, yêu cầu pháp lý và yêu cầu công nghệ là một đòi hỏi tất yếu khách quan của chứng cứ điện tử.

1.1.5.2 Vấn đề cần nghiên cứu giải quyết mục tiêu nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần phải dựa trên kết quả nghiên cứu đã có, đồng thời khắc phục được các điểm hạn chế của các công trình nghiên cứu nêu ở phần trên. Nghiên cứu vận dụng lý thuyết và luật thực định trong, ngoài nước vào thực tiễn pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu khách quan của việc sử dụng chứng cứ điện tử. Muốn đạt được các điều trên, tác giả đề tài phải có cái nhìn tổng thể, bao quát, xây dựng tất cả các vấn đề về thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử, dựa trên nguồn gốc, bản chất của các khái niệm. Sự hình thành chứng cứ và chứng cứ điện tử, với góc nhìn trong mối liên hệ biện chứng giữa chứng cứ và chứng cứ điện tử - chứng cứ điện tử là trường hợp riêng của chứng cứ; và sự gắn bó hữu cơ giữa các yêu cầu chứng minh, yêu cầu pháp lý và yêu cầu công nghệ là một yêu cầu tất yếu khách quan của chứng cứ điện tử. Chính vì những lý do như vậy, nghiên cứu sinh thấy các vấn đề nghiên cứu được đặt ra để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là: (1) Giải quyết các vấn đề lý thuyết của thu thập chứng cứ điện tử. Sự tác động của các tác nhân là thách thức nghiêm trọng đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử, trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn là thu thập chứng cứ điện tử hiệu quả, giúp Tòa án và cơ quan tài phán khác thực thi được công lý, công bằng; (2) để chấp nhận chứng cứ điện tử theo pháp luật hiện hành là cần thiết, nhưng trước nhu cầu ngày càng cần có nhiều loại hình chứng cứ điện tử được phát hiện, thì pháp luật phải thay đổi như thế nào cho phù hợp, để chấp nhận các loại hình chứng cứ điện tử theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ, đồng thời thỏa mãn được các yêu cầu chứng minh, yêu cầu công nghệ và yêu cầu pháp lý; (3) sử dụng chứng cứ điện tử thực hiện nghĩa vụ chứng minh là bước cuối cùng thực thi công lý, vì vậy, cần phải có nguyên tắc cụ thể để các chủ thể tham gia sử dụng chứng cứ điện tử có được sân chơi bình đẳng trước pháp luật. Hay những ràng buộc của pháp luật trong việc sử dụng chứng cứ để chứng minh sự kiện pháp lý, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền sử dụng chứng cứ điện tử để chứng minh tình huống pháp lý có cần được thay đổi hay không; (4) trên cơ sở kết quả


nghiên cứu đề tài đề xuất chỉnh sửa, bổ sung pháp luật Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi khách quan của chứng cứ điện tử và thực tiễn thực thi pháp luật.

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Thông luật

Chứng cứ điện tử là một loại hình chứng cứ, nên khi nghiên cứu về chứng cứ điện tử thì phải dựa trên nền tảng lý thuyết về chứng cứ và hệ thống luật thực định về chứng cứ. Với hệ thống Thông luật, chúng ta xem xét hai lý thuyết điển hình để làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử, đó là: New evidence scholarship tạm dịch là: Nhận thức mới về chứng cứ, A foundation theory of evidence tạm dịch là: Lý thuyết nền tảng của chứng cứ và hệ thống Luật Chứng cứ hiện có của Anh, Mỹ. Hệ thống lý thuyết và luật thực định này, trong thời gian qua đã giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong việc sử dụng chứng cứ, chứng cứ điện tử. Vì vậy, cho phép tác giả tin rằng, nó vẫn là cơ sở lý thuyết vững chắc để giải quyết phần nào mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn.

Quan điểm New evidence scholarship được Roger C. Park nêu trong tác phẩm Evidence Scholarship, Old and New công bố năm 1991 trên tạp chí Minnesota Law Review. Những người theo quan điểm New evidence scholarship cho rằng các học thuyết khoa học có liên quan hỗ trợ cho nhau. Các kết quả thu được dựa trên nghiên cứu tâm lý con người, tâm lý xã hội, toán xác suất, khoa học pháp y, đều có thể được sử dụng làm chứng cứ, để xây dựng giả thuyết cho chứng minh tình huống pháp lý; khi đánh giá, chấp nhận chứng cứ có sử dụng những kiến thức này, điều quan trọng là cần thiết phải hiểu và biết trưng dụng ý kiến chuyên gia. Khi có vấn đề mới đặt ra, những nhà làm luật chưa kịp thay đổi quy tắc của pháp luật thì Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn và các cơ quan tài phán khác nên vận dụng học thuyết pháp lý làm trung tâm, kết hợp với kết quả của các học thuyết khoa học xã hội, tự nhiên ngoài ngành luật, xem các kết quả là công cụ phục vụ các yêu cầu pháp lý, càng không nên bị ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc của pháp luật.

Đồng quan điểm New evidence scholarship tác giả Michael S. Pardo năm 2013 công bố bài The Nature and Purpose of Evidence Theory trên tạp chí Vanderbilt Law Review. Theo tác giả việc sử dụng chứng cứ nên tập trung vào hai khía cạnh chính của chứng cứ đó là: Tính được chấp nhận và tính đầy đủ, mối quan hệ giữa các khía cạnh này. Tác giả cụ thể hóa sử dụng chứng cứ ở 3 cấp độ ràng buộc. Đầu tiên, ràng buộc ở cấp vi mô (The micro - level constraint): Từng hạng mục của chứng cứ phải cung cấp hoặc chứng minh được tính liên quan, mức độ liên quan đến một sự kiện pháp lý cụ thể, với một giá trị xác suất xuất hiện sự kiện có khả năng xảy ra. Thứ hai, ràng buộc cấp vĩ mô (The macro - level constraint): Nó phải cung cấp hoặc dựa vào một giải


trình hợp lý về các tiêu chuẩn của bằng chứng. Điều này có nghĩa chứng cứ phải đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ chứng minh gồm nghĩa vụ chứng minh hình thức và nghĩa vụ chứng minh nội dung. Nói cách khác, chứng cứ phải được công bố đúng thủ tục, đồng thời được sử dụng thực hiện nghĩa vụ chứng minh một cách thuyết phục. Thứ ba, ràng buộc tích hợp (The integration constraint) nó phải cung cấp hoặc dựa vào một nội dung sự kiện xác đáng về mối quan hệ giữa các nội dung ở hai cấp độ này, các hạng mục chứng cứ phải tương thích nhau. Cuối cùng, chứng cứ phải cung cấp hoặc dựa vào đó, một lời giải thích hợp lý về cách mà cấp vi mô và vĩ mô phù hợp, tương thích nhau.

Quan điểm A foundation theory of evidence được David S. Schwartz viết vào năm 2011 công bố trên tạp chí Georgetown Law Journal. Theo quan điểm Lý thuyết nền tảng của chứng cứ giải quyết một số nghịch lý nhất định và các vấn đề tồn tại lâu dài trong lý thuyết bằng chứng, vốn đã bị các nhà nghiên cứu chứng cứ hiểu lầm. Đồng thời, đặt ra một lý thuyết mới về nền tảng của chứng cứ. Các nghịch lý là học giả về chứng cứ khẳng định rằng tính liên quan là nguyên tắc cơ bản của luật chứng cứ, là một điều phổ biến và tính liên quan còn là thuộc tính cơ bản để chấp nhận chứng cứ, xem nó như là lý thuyết chung, tính liên quan là điều kiện đủ để chấp nhận chứng cứ. David S. Schwartz cho rằng, họ đã sai. Tiếp tục sai lầm khi một số học giả khác cho là sự liên quan là cơ bản với điều kiện ràng buộc của các Quy tắc 60220, 70121, 90122 và 104 (b)23 của Luật Chứng cứ liên bang Hoa Kỳ, bởi vì như vậy các yêu cầu của điều luật này sẽ không được xem xét cẩn trọng và đúng mức trong quá trình đánh giá, chấp nhận chứng cứ. Sau khi phê phán những sai lầm trên, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của nguyên đơn trong dân sự, buộc tội của công tố trong hình sự, và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng. Tác giả bài viết nêu quan điểm về lý thuyết nền tảng của chứng cứ hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: (1) Chứng cứ phải được nêu thật cụ thể, rõ ràng, không chung chung; (2) phải là những gì được khẳng định chắc chắn; (3) và tồn tại một sự thật, đưa ra được lý lẽ chứng minh một cách thuyết phục nó là sự thật.

Dưới góc độ luật thực định, ở quốc gia theo hệ thống Thông luật như Anh, Mỹ thì vấn đề chứng cứ được điều chỉnh qua Luật Chứng cứ và Luật Tố tụng Dân sự hay Luật Tố tụng Hình sự. Theo đó, Luật Chứng cứ có thể xem là luật nội dung, cung cấp quy tắc chung để chấp nhận chứng cứ, xây dựng các quy tắc về khái niệm của các loại hình chứng cứ và yêu cầu pháp lý cho từng loại hình chứng cứ cụ thể cần phải có, để


20 Quy tắc 602. Cần có kiến thức cá nhân.

21 Quy tắc 701. Lời khai hay ý kiến của nhân chứng thường.

22 Quy tắc 901. Xác thực hoặc xác định bằng chứng.

23 Bằng chứng phải được giới thiệu đủ để hỗ trợ một phát hiện rằng sự thật có tồn tại


đưa vào sử dụng làm công cụ chứng minh cho tình huống pháp lý đã xảy ra. Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự có thể xem là luật hình thức, chủ yếu cung cấp biện pháp, phương pháp, trình tự, thủ tục cho cả quá trình tố tụng. Trong lĩnh vực dân sự, cung cấp biện pháp thu thập chứng cứ (Luật Tố tụng Dân sự Hoa Kỳ quy định về khám phá – discovery tại Quy tắc 26, Tiêu đề V) có thể hiểu đây là một trong nhiều biện pháp thu thập chứng cứ được thực hiện thông qua điều tra, thẩm vấn do các đương sự hoặc yêu cầu Tòa án tiến hành. Luật Tố tụng Hình sự điều chỉnh hành vi chủ thể tham gia tố tụng, thủ tục tố tụng, cung cấp biện pháp thu thập chứng cứ, ví dụ như quy tắc 16 về khám phá và khám xét (Luật Tố tụng Hình sự Liên bang Hoa Kỳ).

1.2.2 Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Dân luật

Khác với hệ thống Thông luật, hệ thống Dân luật không tìm thấy lý thuyết về chứng cứ. Chế định chứng cứ được các quốc gia xây dựng gắn với Luật Tố tụng và luật nội dung. Chính vì vậy, vấn đề Luật Chứng cứ theo Dân luật khá phức tạp và đa dạng vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng. Hệ thống pháp luật của Pháp, Đức theo hệ thống Dân luật điển hình. Hiện nay, chúng ta dựa trên Luật Chứng cứ hiện có của Pháp và Đức, để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luật Chứng cứ trên nền của hệ thống Dân luật.

Theo tài liệu có tên “Evidence in Civil Law - France” của tác giả Martin Oudin, ở Pháp, Luật chứng cứ Dân sự là điểm giao nhau giữa Luật Tố tụng và Luật Dân sự. Luật Chứng cứ là một phần của luật tố tụng, nó được điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung do luật tố tụng quy định, chẳng hạn như nguyên tắc mâu thuẫn, nguyên tắc điều trần công khai hoặc nguyên tắc định đoạt tự do, có nghĩa là các bên xác định khuôn khổ của thủ tục tố tụng. Thẩm phán không thể đưa ra quyết định của mình dựa trên các sự kiện mà chính các bên không đưa ra. Chứng cứ cũng có những nguyên tắc chi phối riêng của nó. Hệ thống chế định Chứng cứ của Pháp khá cứng nhắc, niềm tin vào chứng cứ bằng văn bản là quan trọng. Tuy nhiên, nó được khắc phục bởi tính hợp lệ của các thỏa thuận về chứng cứ. Vì các quy tắc cơ bản về chứng cứ là mềm dẻo, nên Tòa án luôn thừa nhận rằng các quy tắc đó có thể bị các bên bác bỏ hoặc điều chỉnh. Hệ thống chế định chứng cứ dân sự không áp đặt việc tìm kiếm sự chắc chắn, mặc dù thủ tục tìm kiếm chứng cứ được quan tâm đến tính hợp pháp. Một nguyên tắc quan trọng nhưng bất thành văn trong hệ thống Luật Chứng cứ của Pháp, là không ai có thể tạo dựng trước bằng chứng có lợi cho mình, ví dụ như nhân viên của mình không thể làm chứng ủng hộ cho mình. Tuy nhiên, có một số trường hợp được chấp nhận như khi liên quan đến các sự kiện pháp lý, mà có thể buộc phải được chứng minh bằng mọi cách; hay liên quan đến tranh chấp thương mại, tùy theo điều kiện, tài khoản được lưu giữ hợp lệ có thể được chấp nhận để hoạt động như chứng cứ giữa các


thương gia đối với công cụ thương mại (Martin Oudin, 2015). Cũng trong tài liệu này, tác giả đề cập đến rất nhiều vấn đề về nguyên tắc thu thập, đánh giá, chấp nhận chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong vụ kiện dân sự, xem các nguyên tắc này là cơ sở để hình thành chứng cứ trong vụ kiện dân sự, thông qua các quá trình thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ. Ở Đức, trong lĩnh vực dân sự, Tòa án sẽ chỉ xét xử bằng chứng do các bên đưa ra và sẽ không tiến hành các cuộc điều tra của riêng mình. Đương sự có quyền khởi kiện, chống lại sự khởi kiện và khi ấy phải nộp bằng chứng để chứng minh yêu cầu của mình, kèm theo đầy đủ các nhân chứng nếu có. Tòa án không có trách nhiệm, buộc bên còn lại cung cấp chứng cứ có lợi cho nguyên đơn, hoặc tiến hành điều tra thu thập chứng cứ. Đánh giá, chấp nhận chứng cứ thuộc thẩm quyền của Tòa án, họ tự do quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ. Tòa án Đức chấp nhận các loại chứng cứ: Tòa án chứng kiến trực quan, lời khai của nhân chứng, xuất trình tài liệu, kiểm tra các bên và bằng chứng giám định. Góc độ chứng cứ, nghiên cứu Luật Tố tụng Dân sự của Đức, chứng cứ có được qua việc giao nộp của các bên tham gia vụ kiện, trong các phiên điều trần, tranh tụng xét xử công khai trước phiên tòa, Thẩm phán thu thập chứng cứ qua các biện pháp này, xem xét chấp nhận và ra phán quyết cuối cùng.

Trong lĩnh vực hình sự, theo Luật Tố tụng Hình sự Pháp, chứng cứ được hình thành dựa trên các quy định về trình tự thủ tục, tiêu chí thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ thông qua các loại hình chứng cứ cụ thể, hoặc thông qua các biện pháp điều tra, tranh tụng, thẩm vấn… Với Đức, trong lĩnh vực hình sự, các tiêu chí chấp nhận chứng cứ, cách thức, trình tự thủ tục thu thập chứng cứ được xây dựng với các quy tắc cho từng loại hình chứng cứ. Đặc biệt, ứng với chứng cứ điện tử, được xác định theo các Điều quy định tại Chương 4 của Luật Tố tụng Hình sự Đức.

1.2.3 Nhận xét, đánh giá và sử dụng cơ sở lý thuyết của chứng cứ

Theo lý thuyết về chứng cứ của hệ thống Thông luật được trình bày ở trên, chứng cứ có được là kết quả của việc các chủ thể tham gia tố tụng, dựa trên quy luật tự nhiên, xã hội, thông qua sử dụng công cụ, quy trình khoa học, công nghệ hợp lý, để thu thập các ghi nhận của sự việc, hiện tượng có liên quan đến tình huống pháp lý đã xảy ra trong đời sống, hoạt động xã hội của con người. Bên cạnh đó, các học thuyết đưa ra những tiêu chí chấp nhận chứng cứ với nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, các học giả đều thống nhất ở điểm chung là cần phải có tiêu chí cho việc đánh giá, chấp nhận chứng cứ. Đồng thời, các học giả cũng thừa nhận chứng cứ là công cụ thiết yếu để xây dựng giả thuyết, sử dụng chứng cứ chứng minh tình huống pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Luật Chứng cứ và các luật khác có liên quan của hệ thống Thông luật, không nêu một cách tường minh về thu thập, đánh giá, chấp nhận và sử dụng


chứng cứ, nhưng tất cả các quy tắc của Luật Chứng cứ và luật khác có liên quan, đều buộc các chủ thể tham gia tố tụng phải thực thi việc thu thập, đánh giá, chấp nhận chứng cứ dựa trên các quy tắc này, nhằm phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là dùng chứng cứ làm công cụ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chứng minh, có nghĩa là sử dụng chứng cứ làm công cụ, xây dựng giả thuyết chứng minh tình huống pháp lý đã xảy ra. Đối với hệ thống Dân luật, tiêu biểu là các luật tố tụng hình sự và luật tố tụng dân sự của Pháp, Đức, dù không đề cập trực tiếp, nhưng qua các điều luật, quy tắc, cho ta thấy rằng, muốn có chứng cứ để phục vụ việc phán quyết của Tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác một cách công bằng, bảo đảm công lý, thì phải có chứng cứ xác đáng, chính xác, khách quan. Muốn có chứng cứ thì không có gì khác hơn là phải thông qua các hình thức, biện pháp khác nhau do luật quy định, để thu thập chứng cứ; và nó phải được đánh giá, chấp nhận với các tiêu chí được quy định rất rõ ràng, cụ thể, có như vậy chứng cứ mới được đưa vào sử dụng, làm công cụ chứng minh sự thật đã xảy ra trong quá khứ của một tình huống pháp lý cụ thể.

Mặc dù, quan điểm lý thuyết về chứng cứ trong cùng một hệ thống cũng khác nhau, hệ thống pháp luật thực định về chứng cứ của hai hệ thống cũng khác nhau, nhưng chúng có những điểm chung đó là: Hướng đến xây dựng những điều luật, quy tắc, quy định của pháp luật có liên quan đến chứng cứ, sao cho được thực thi một cách có hiệu quả nhất, kết quả là cho ra được chứng cứ có giá trị sử dụng cao. Để làm được điều đó, thì các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng cứ phải phù hợp, tạo một hành lang pháp lý tương xứng cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận và sử dụng cho từng loại hình chứng cứ xuất hiện trong thực tiễn khách quan, đáp ứng yêu cầu chứng minh có lý, thuyết phục, đúng đắn tình huống pháp lý. Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử cũng không ngoại lệ, sẵn sàng hướng tới việc tạo hành lang pháp lý phù hợp, thuận lợi cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử trong tương lai. Như vậy, đối với bất kỳ một hệ thống pháp luật hoạt động có hiệu quả trong việc sử dụng chứng cứ hay không, chính là do các quy định của pháp luật liên quan đến chứng cứ, có phù hợp tạo điều kiện cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ thực hiện trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ chứng minh thuận lợi, khách quan, công bằng, minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia tố tụng hay không.

Căn cứ vào phân tích trên, để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử” cần phải giải quyết được các vấn đề về thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử, cho pháp luật Việt Nam ở hiện tại và tương lai, trên cơ sở nền tảng lý thuyết của 2 hệ thống pháp luật hiện nay. Nghiên cứu sử dụng quan điểm lý thuyết Nhận thức mới về chứng cứ của hệ thống Thông luật, chấp nhận kết quả khoa học pháp y, cụ thể là điều tra pháp y kỹ thuật số vào việc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023