Nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ 4G cho mạng di động Viettel Mobile tại tỉnh Quảng Nam - 2

MSC

Security Gateway


SGSN

Serving GPRS Support Node

Nút hỗ trợ GPRS phục vụ

SGW

Signalling Gateway

Báo hiệu cổng

SMS

Short Message Service

Dịch vụ tin ngắn

SSCF-NNI

Service Specific Co-ordination

Function- Network Node Interface

Chức năng điều phối đặc thù

dịch vụ giao diện nút mạng

SSCOP

Service Specific Connection Oriented

Protocol

Giao thức định hướng theo nối

thông đặc thù dịch vụ

SIP

Session Initiation Protocol

Giao thức tạo phiên

TCH

Traffic Channel

Kênh lưu lượng

TCP

Transmission Control Protocol

Giao thức điều khiển phát

TDD

Time Division Duplex

Ghép song công phân chia

theo thời gian

TDMA

Time Division Multiple Access

Đa truy nhập phân chia theo

thời gian

TE

Terminal Equipment

Thiết bị đầu cuối

TFCI

Transport Format Combination

Indicator

Chỉ thị tổ hợp khuôn dạng phát

TFRC

Transport Format Resource

Combination

Tổ hợp tài nguyên khuôn dạng

phát

TFRI

Transport Format and Resource

Indicator

Điều khiển khuôn dạng và tài

nguyên phát

TPC

Transmit Power Control

Điều khiển công suất phát

TSN

Transmission Sequence Number

Số chuỗi phát

UDP

User Datagram Protocol

Giao thức datagram người sử

dụng

UE

User Equipment

Thiết bị người dùng

UMTS

Universal Mobile Telecommunications

System

Hệ thống viễn thông di động

toàn cầu

USIM

Universal Subcriber Identity Module

Môđun chỉ thị thuê bao toàn

cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ 4G cho mạng di động Viettel Mobile tại tỉnh Quảng Nam - 2

SEG

Universal Terrestrial Radio Access

Truy nhập vô tuyến mặt đất

toàn cầu

UTRAN

Universal Terrestrial Radio Access

Network

Mạng truy nhập vô tuyến mặt

đất toàn cầu

Uu

Radio Interface for UTRA

Giao diện vô tuyến dùng cho

UTRA

VLR

Visitor Location Register

Thanh ghi định vị tạm trú

WCDMA

Wideband Code Division Multiple

Access

Đa truy nhập phân chia theo

mã băng rộng

UTRA

Bảng 2.1 Các đặc tính và lợi ích của ăngten thông minh 46

Bảng 3.1 Các tham số QoS trong mạng 4G 67

Hình 1.1 Mô hình tham chiếu hệ thống di động 4G 19

Hình 1.2 Mô hình tham chiếu nền tảng dịch vụ 23

Hình 1.3 Mô hình tham chiều nền tảng dịch vụ: tiện nghi người dùng 24

Hình 1.4 Mô hình tham chiếu nền tảng dịch vụ: dịch vụ nâng cao 25

Hình 1.5 Mô hình tham chiếu nền tảng dịch vụ: quản lý hệ thống 26

Hình 1.6 Giao diện vô tuyến và ngữ cảnh thực tế của truy cập vô tuyến mới 28

Hình 1.7 Ví dụ về cấu hình chức năng cho các nút/ các thiết bị đầu cuối 29

Hình 1.8 Cơ bản về SCS-MC-CDMA 30

Hình 1.9 Kiến trúc mạng NGN 33

Hình 1.10 Cấu trúc logic mạng NGN 34

Hình 1.11 Cấu trúc vật lý mạng NGN 35

Hình 2.1 Sự phát triển của các mạng khác nhau dẫn đến mạng 4G 37

Hình 2.2 Sự kết hợp các mạng khác nhau 38

Hình 2.3 Người dùng ở các mạng khác nhau có thể truy cập vào hệ thống 38

Hình 2.4 Tốc độ truyền dữ liệu trong mạng 4G 40

Hình 2.5 Mô hình cấu trúc mạng 4G 43

Hình 2.6 Nguyên lý OFDM 47

Hình 3.1 Khái niệm QoS và mối quan hệ QoS với chất lượng mạng 62

Hình 3.2 Mối liên hệ giữa các khái niệm QoS theo ETSI 64

Hình 3.3 Kiến trúc dịch vụ trong mạng thế hệ sau 66

Hình 4.1 Logo công ty Viettel 71

Hình 4.2 Mạng di động Viettel 74

Hình 4.3 Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn Viettel 74

Hình 4.4 Mạng Viettel Internet 75

Hình 4.5 Mạng PSTN Viettel 76

Hình 4.6 Tổng thể mạng Viettel 77

Hình 4.7 Mô hình phát triển lên 4G từ hệ thống GSM 78

Hình 4.8 Hệ thống các cửa hàng Vettel tại tỉnh Quảng Nam 80

Hình 4.9 Cấu trúc mạng GSM-GPRS 82

Hình 4.10 Mạng lõi cơ sở IP 83

Hình 4.11 Mô hình 3,5G Viettel Mobile 84

Hình 4.12 Thay đổi ở RNC và Node B 85

Hình 4.13 Mô hình cấu trúc mạng 4G Viettel Mobile 85


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành công nghệ đã có những bước tiến ngoạn mục. Khi sự ra đời của công nghệ 3G chưa kịp khằng định vị thế của mình trên toàn cầu, người ta đã bắt đầu nói về công nghệ 4G (Fourth Generation) từ nhiều năm gần đây. Thông tin di động cho phép mọi người đàm thoại mọi lúc, mọi nơi trong vùng phủ sóng, kể cả khi đang di chuyển.Nên đề tài “Nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ 4G cho mạng di động Viettel Mobile tại tỉnh Quảng Nam” được em tích cực tìm hiểu.Đề tài nghiên cứu của tôi được chia thành 4 chương như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G Chương 2: MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI

ĐỘNG 4G

Chương 3: DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG 4G Chương 4: LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG 4G CHO MẠNG

VIETTEL Ở TỈNH QUẢNG NAM

Lý do chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các dịch vụ số liệu, trước xu hướng tích hợp và IP hoá đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp Viễn Thông di động. Mạng thông tin di động thế hệ ba (3G) ra đời đã khắc phục được các nhược điểm của các mạng thông tin di động thế hệ trước đó. Tuy nhiên, mạng di động này cũng có một số nhược điểm như: Tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất là 2Mbps, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng, khả năng đáp ứng các dịch vụ thời gian thực như hội nghị truyền hình là chưa cao, rất khó trong việc download các file dữ liệu lớn,…chưa đáp ứng được các yêu cầu như: khả năng tích hợp với các mạng khác (Ví dụ: WLAN, WiMAX,…) chưa tốt, tính mở của mạng chưa cao, khi đưa một dịch vụ mới vào mạng sẽ gặp rất nhiều vấn đề do tốc độ mạng thấp, tài nguyên băng tần ít,… Trong bối cảnh đó người ta đã chuyển hướng sang nghiên cứu hệ thống thông tin di động mới có tên gọi là 4G.

Mục đích nghiên cứu:

Với việc đưa ra đề tài nhằm tìm hiểu, nghiên cứu các dịch vụ mà công nghệ 4G đáp ứng thông qua đó cố gắng đưa vào áp dụng ở Việt Nam cụ thể là trên mạng di động củaViettelcủatỉnh Quảng Nam. Hiện nay thị trường di động Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc, số thuê bao không ngừng


tăng, nhu cầu về việc sử dụng các dịch vụ và các dịch vụ đa phương tiện ngày càng cao và càng đòi hỏi cao hơn trong tương lai. Do đó việc nghiên cứu một công nghệ mới để đáp ứng các nhu cầu thị trường trong tương lai là rất cần thiết.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng:

Hệ thống thông tin di động 4G Mạng di động Viettel Mobile Địa bàn tỉnh Quảng Nam

Phạm vi:

Trên thế giới

Trong nước Việt Nam Khu vực tỉnh Quảng Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Tìm hiểu trên Internet

Tìm hiểu thông tin trên báo, đài

Tìm hiểu các tài liệu, giáo trình của thư viện, và do thầy cô cung cấp

Dựa vào những kiến thức đã học, đã đọc, đã nghiên cứu để khảo sát thực tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Với sự bùng nổ về tốc độ của hệ thống thông tin di động 4G, thì hệ thống 4G sẽ được ứng dụng rộng rãi cho rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ở nước ta đang tồn tại đồng thời nhiều thế hệ của hệ thống thông tin di động (2G, 2.5G, 3G). Việc triển khai hệ thống di động 4G vẫn là vấn đề trong tương lai xa. Nhưng trước những xu thế phát triển chung về công nghệ viễn thông, đặc biệt là công nghệ thông tin di động thì việc nghiên cứu tìm hiểu hệ thống thông tin di động 4G là cần thiết.

Với việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ 4G cho mạng di động Viettel Mobile tại tỉnh Quảng Nam”,có thể tạo nên một bước tiến lớn cho sự phát triển viễn thông của tỉnh Quảng Nam, và cũng tạo tiền đề cho sự phát triển của mạng viễn thông Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G

1.1 Giới thiệu hệ thống thông tin di động 4G-LTE

1.1.1 Giới thiệu hệ thống 4G-LTE

1.1.1.1Các chuẩn mạng của 4G

ITU-R quy định một tập hợp đầy đủ các chuẩn của IMT-Advanced phải bao gồm các yêu cầu sau:

Dựa vào gói mạng chuyển mạch all-IP;

Tốc độ tải cao nhất đạt xấp xỉ 100Mbps tại các thiết bị, phương tiện, có tính di động cao (như tàu lửa, xe hơi) và 1Gbps tại các vật thể, phương tiện, thiết bị có tính di động thấp (như người sử dụng điện thoại di động đang đứng yên một chỗ, hoặc đang đi bộ chậm);

Có thể tự động chia sẻ và sử dụng tài nguyên mạng để hỗ trợ nhiều người dùng cùng một lúc;

Sử dụng các kênh có băng thông được mở rộng lên đến 5-20 MHz, tuỳ chọn đến 40 MHz;

Hiệu quả băng thông (là lượng thông tin có thể truyền tải qua một băng thông sẵn có trong một hệ thống giao tiếp cụ thể nào đó) cao nhất phải đạt mức 15 bit/s/Hz khi tải về, và 6,75 bit/s/Hz khi tải lên mạng;

Hiệu quả băng thông của hệ thống phải đạt mức 3 bit/s/mạng khi tải trang và 2,25 bit/s/mạng khi sử dụng trong nhà;

Truyền tải dữ liệu trên các mạng không đồng nhất phải diễn ra trơn tru, ổn định;

Có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao trong việc hỗ trợ đa phương tiện thế hệ tiếp theo;

1.1.1.2 Khái niệm

LTE, viết tắt của cụm từ Long-Term Evolution, được thương mại hoá trên thị trường với cái tên phổ biến là 4G LTE, là công nghệ truyền thông không dây tốc độc cao dành cho các thiết bị di động và trạm dữ liệu. Trên lý thuyết, LTE hoạt động dựa trên các công nghệ mạng GSM/EDGE và UMTS/HSPA - cho phép tăng cường hiệu năng và tốc độ tải mạng nhờ vào việc sử dụng các phương thức vô tuyến khác nhau, DSP mới (bộ xử lý tín hiệu), bộ điều chỉnh tần số, cùng với những cải tiến ở lõi mạng - đó cũng chính là mục tiêu trước mắt mà LTE đang hướng đến.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí