Thiết Bị Quan Trắc Lún Sâu Và Các Thiết Bị Phụ Trợ


dựng Trường Đại học Văn Hiến (Bình Chánh) và điểm quan trắc lún thứ hai tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (Bình Chánh) để làm cơ sở so sánh và tính toán.

2.5.1. Thiết bị quan trắc lún sâu

Hệ thống bao gồm ống nhựa PVC có đường kính trong 24.5mm và đường kính ngoài là 33.5mm, các đoạn ống telescope, các nhện từ và bàn từ. Các đoạn ống được nối với nhau bằng ống nối, các nhện từ, ống telescope sẽ được gắn vào ống theo bản vẽ thiết kế. Đo cao độ của các nhện từ để đo chuyển vị theo phương đứng của nền đất. Các ống telescope hay còn gọi là các ống sập, có cấu tạo để khi nền đất bị lún xuống thì ống nhựa PVC sẽ hạn chế bị nén ép làm phá hoại ống PVC, hình 2.9.

Số đọc ban đầu sẽ được lấy sau khi vữa đã đông kết và các nhện từ ổn định dưới trọng lượng bản thân.


Nhện từ

Thước đo lún sâu


Hình 2.9: Thiết bị quan trắc lún sâu và các thiết bị phụ trợ


2.5.2. Lắp đặt thiết bị quan trắc

a. Các bước tiến hành

Chuẩn bị mặt bằng thi công, khoảng 15m2, có đường di chuyển thiết bị thuận tiện.

Xác định vị trí lắp đặt và khoan lỗ khoan đường kính 110mm đến độ sâu yêu cầu khoảng 25 – 27m. Rửa sạch mùn khoan.

Đánh số các đoạn ống khác nhau cho công tác lắp đặt, cố định các nhện từ trên các đoạn ống ở độ sâu yêu cầu. Ghi nhãn ở dây thả nhện từ và các đoạn ống.

Hạ ống bơm vữa và ống đo xuống đáy hố khoan. Nối các đoạn ống tiếp theo , làm kín các đoạn nối dây thả nhện từ được giữ cẩn thận và hạ ống xuống hố khoan. Sắp xếp dây thả nhện một cách phù hợp sao cho chân nhện không bị bung. Tiếp tục thêm và hạ các đoạn nối ống kiểm tra độ sâu nhện.

Bắt đầu bơm dung dịch hỗn hợp vữa - nước - bentonite có tỉ lệ phù hợp với cường độ của đất, khi vữa bơm dâng tới chân nhện kéo dây thả nhện. tiếp tục bơm vữa cho tới khi hoàn tất việc thả toàn bộ các nhện từ , bơm vữa cho tới khi đầy lỗ khoan.

Dùng ống PVC có đường kính lớn hơn bảo vệ bên ngoài để đảm bảo ống có thể di chuyển tự do trong quá trính lún của đất nền.

Quan trắc lún sâu bằng dụng cụ thước đo lún và máy thủy bình. Thước đo lún được chế tạo bằng một con chip có thể phát ra tiếng kêu khi gặp nhện từ.

Nhện từ và bàn từ được đo bẳng cách hạ đầu dò của thước đo lún vào trong ống đo, khi nghe tiếng kêu thì xác định độ sâu của nhện từ. Để tránh sai số trong quá trình đo, cần thống nhất cách đo là đo từ dưới lên trên hoặc đo từ trên xuống dưới, đỉnh ống phải bằng và phải giữ thước thẳng song song với thành ống để lấy số đọc chính xác nhất.

Độ lún của nhện từ được tính toán từ cao độ của đỉnh ống và so sánh với số đọc ban đầu.

Một số hình ảnh quá trình thi công, lắp đặt thiết bị quan trắc lún sâu:


Hình 1 Lắp nhện từ vào ống PVC Hình 2 Khoan lắp ống Hình 3 Bơm vữa Hình 4 1Hình 1 Lắp nhện từ vào ống PVC Hình 2 Khoan lắp ống Hình 3 Bơm vữa Hình 4 2


Hình 1. Lắp nhện từ vào ống PVC Hình 2. Khoan lắp ống


Hình 3 Bơm vữa Hình 4 Rút dây chốt chân nhện từ Hình 5 Hoàn thành công tác 3Hình 3 Bơm vữa Hình 4 Rút dây chốt chân nhện từ Hình 5 Hoàn thành công tác 4

Hình 3.. Bơm vữa Hình 4. Rút dây chốt chân nhện từ


Hình 5 Hoàn thành công tác lắp đặt ống quan trắc đo lún sâu Hình 6 Mặt bằng 5Hình 5 Hoàn thành công tác lắp đặt ống quan trắc đo lún sâu Hình 6 Mặt bằng 6


Hình 5. Hoàn thành công tác lắp đặt ống quan trắc đo lún sâu

Hình 6. Mặt bằng hoàn tất, và đo lún tại Đại Học Văn Hiến ngày 01.11.2017


Hình 2.10: Một số hình ảnh quá trình lắp đặt thiết bị đo lún sâu (chi tiết thể hiện trong phụ lục 03_Phụ lục hình ảnh)


b. Vị trí lắp đặt

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn ra 02 vị trí quan trắc được thể hiện ở bảng 3.6, trang 48 với hai điểm quan trắc như sau:

+ QT1: Nằm phía Tây Nam của dự án. Cách đường Nguyễn Văn Linh khoảng 150m về phía Nam và cách khu chung cư cao tầng 40m về phía Đông. Khu vực đã có san lấp và nâng nền năm 2016 nhưng chưa có công trình hạ tầng xây dựng. Hình ảnh thể hiện vị trí quan trắc sâu như hình 2.11.


Vị trí quan trắc

Khu vực đang

xây dựng

Hình 2.11: Vị trí quan trắc lún sâu QT1


+ QT2: Nằm phía Nam khu nhà máy xử lý nước hiện hữu. Cách khu vực xây dựng giai đoạn 2: 20 - 40 m về phía Bắc. Khu vực đang trong quá trình xây dựng nên xe tải trọng lớn ra vào thường xuyên. Tại khu vực được san lấp năm 2009 với bề dày lớp cát gần 8,0m.

2.5.3. Thời gian quan trắc và ghi nhận kết quả

Dùng thước đo lún sâu đo số đọc của bàn từ và các nhện từ đã được lắp đặt, với mốc chính là miệng ống.

a. Thời gian quan trắc: 12 tháng kể từ ngày lắp đặt thiết bị. Lịch quan trắc cụ thể được trình bày như bên dưới:


Thời gian quan trắc: tháng 11/2017- tháng 10/2018. Bảng 2.8: Bảng thể hiện thời gian quan trắc lún sâu


STT

Ngày quan trắc


QT1


QT2


Ghi chú

1

1/11/2017




2

8/11/2017

...

....

17

31/10/2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu lún khu vực Nam Sài Gòn”


b. Kết quả được ghi nhận vào bảng như sau: Bảng 2.9: Bảng ghi nhất kết quả quan trắc lún sâu


KẾT QUẢ QUAN TRẮC LÚN


NGÀY ĐO

ĐỊA ĐIỂM

NHỆN

LẦN 1

LẦN 2

LẦN 3

TÍT 1

TÍT 2

TÍT 1

TÍT 2

TÍT 1

TÍT 2


01.11.2017


QT1

N1 N2 N3

N4








QT2

N1 N2 N3

N4








24.01.2018


QT1

N1 N2 N3

N4








QT2

N1 N2 N3

N4








HVCH: Vò Minh Quân _ MSHV: 1570200

62


Tóm lại:


Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu khoan khảo sát địa chất và các kết quả nghiên cứu trong khu vực để tạo bộ cơ sở dữ liệu làm căn cứ phát triển các phương pháp nghiên cứu khác. Trong đó có phương pháp biên tập bản đồ để xây dựng mặt cắt địa chất đặc trưng của khu vực cũng như lựa chọn các vị trí khảo sát hiện trạng, quan trắc lún sâu.

Phương pháp tính toán lún lý thuyết sử dụng chủ yếu kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý tại các hố khoan và tải trọng tác dụng lên nền đất để tính toán ra kết quả lún thực tế và phân tích lún trong tương lai. Phương pháp quan trắc lún mặt đất với 20 điểm khảo sát để thu thập kết quả lún mặt đất đã xảy ra trong khu vực. Phương pháp quan trắc lún sâu bằng thiết bị nhện từ được lắp đặt tại 02 vị trí trong khu vực và được đo đạc thường xuyên vào mỗi tuần, tháng để thu thập diễn biến lún đang diễn ra trong khu vực nghiên cứu.

Mỗi phương pháp cho ra những số liệu khác nhau về độ lún, từ thực trạng đến diễn biến hiện tại và dự báo trong tương lai. Các kết quả này được phân tích, so sánh đánh giá với nhau để đảm bảo độ tin cậy cho việc xác định và dự báo độ lún trong khu vực nghiên cứu.

Tuy nhiên, cũng cần có thêm nhiều hơn các dữ liệu hố khoan thu thập, dữ liệu quan trắc lún bề mặt, cũng như cần khoan, lắp đặt thêm nhiều thiết bị quan trắc lún sâu để xây dựng mạng lưới quan trắc rộng và đáp ứng được độ chính xác cao.


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ LÚN

3.1. Kết quả xây dựng tập dữ liệu trên mapinfo

Tập dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo khảo sát địa chất, có tổng cộng 243 hố khoan đã được thu thập. Các dữ liệu hố khoan được thống kê, tổng hợp xử lý trong Excel trước khi nhập vào phần mềm làm cơ sở phần tích, tính toán, dự báo lún khu vực nghiên cứu.

Tập dữ liệu thể hiện vị trí các hố khoan lên bản đồ qua thuộc tính tọa độ X, tọa độ Y được tổng hợp vào file excel. Vị trí các hố khoan được thể hiện chính xác bằng các thông số tọa độ X,Y trong hệ tọa độ VN-2000, múi 105 độ 45 phút Bắc (theo đơn vị độ dài mét).

Hình 3.1: Bản đồ thể hiện vị trí hố khoan thu thập


Ngoài việc thể hiện vị trí các hố khoan lên bản đồ vùng nghiên cứu, các số liệu hố khoan này còn mang các thuộc tính địa chất tại từng hố khoan. Với mỗi vị trí hố khoan, các thuộc tính dữ liệu được thể hiện bên cạnh, bao gồm: Kí hiệu, cao độ lớp đất đắp, cao độ hố khoan, tọa độ X, Y, chiều cao mực nước tĩnh. Tập hợp 243 hố khoan, ta có bảng thuộc tính từng hố khoan, hình 3.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022