Quy Định Cụ Thể Về Đánh Giá Ảnh Hưởng Đến Lợi Ích Công Của Biện Pháp Chống Bán Phá Giá


2.3.4 Quy định cụ thể về đánh giá ảnh hưởng đến lợi ích công của biện pháp chống bán phá giá

Việt Nam cũng đã có chủ trương bảo vệ lợi ích công khi quyết định áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X trong phần Hoàn thin thchế kinh tế thtrường định hướng xã hi chnghĩa nêu một trong những định hướng kinh tế quan trọng là Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời chú trọng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hoá. Do đó, việc thực hiện mọi chính sách, bao gồm chính sách phòng vệ thương mại cũng cần xét đến lợi ích công, bao gồm lợi ích người sản xuất và lợi ích người tiêu dùng.

Mặc dù Pháp lệnh đã có nhắc đến nội dung lợi ích công (lợi ích kinh tế - xã hội) song không quy định cụ thể các yếu tố liên quan đến lợi ích công là gì, cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện những thủ tục nào để đảm bảo lợi ích công không bị ảnh hưởng. Qua phân tích kinh nghiệm các nước, có thể học hỏi kinh nghiệm của EU và Ấn Độ trong việc xác định ảnh hưởng lợi ích công. Theo quy định của EU để quy định cụ thể hơn trong luật, theo đó, xác định lợi ích công bao gồm lợi ích của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong Cộng đồng và lợi ích của người tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu. Ấn Độ quy định cho phép các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Ấn Độ cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan điều tra. Đây là một công cụ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định ảnh hưởng đến lợi ích công, cũng như tạo điều kiện cho việc chứng minh ảnh hưởng đến lợi ích công của các bên liên quan.

2.3.5 Tổ chức phù hợp và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về chống bán phá giá

Qua phân tích kinh nghiệm các nước có thể thấy, năng lực thực tế của cơ quan điều tra CBPG được tạo ra bởi ba yếu tố: Một là quyền quyết định do luật định; Hai là phân định và giao đúng trách nhiệm điều tra cho cơ quan phù hợp; và Ba là năng lực tổ chức nhân sự của cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra.


Thứ nhất, trong những trường hợp pháp luật không thể lượng hóa tất cả các yếu tố liên quan đến việc xác định BĐPG, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại thì cần phải quy định quyền tự quyết cho cơ quan điều tra. Các nước Mỹ, EU, Ấn Độ đều quy định như vậy trong các vấn đề: xác định sản phẩm tương tự, ngành sản xuất nội địa, những điều chỉnh trong tính toán GXK và GTT, việc lựa chọn phương pháp tính BĐPG, thiệt hại. Trên cơ sở đó, luật pháp cần cụ thể hóa tối đa các quy định nội dung, song cũng cần trao cho cơ quan điều tra quyền quyết định những vấn đề mà trên thực tế sẽ không thuộc quy định nội dung nào hoặc phải quyết định lựa chọn một trong nhiều phương pháp.

Thứ hai, các nước thường tách biệt việc điều tra bán phá giá và điều tra thiệt hại cho hai cơ quan hoặc hai đơn vị khác nhau vì tính chất hai việc điều tra này là tương đối khác biệt và độc lập.

Thứ ba, năng lực tổ chức nhân sự của (các) cơ quan điều tra là đặc biệt quan trọng do việc điều tra CBPG đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong các lĩnh vực kinh tế và ngành cụ thể.

Do đó, để có thể sử dụng được chính sách chống bán phá giá, việc nâng cao năng lực cơ quan điều tra thông qua cả ba khía cạnh trên là rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến việc thực thi CBPG trên thực tế.

*

* *

Như vậy, qua phân tích kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá của một số nước có thể rút ra một số kết luận sau:

Vmc tiêu, quan đim chính sách CBPG: Các nước thể hiện những mục tiêu, quan điểm chính sách CBPG khác nhau, thể hiện qua các quy định nội dung của CBPG, trong đó Mỹ thực hiện chính sách chng bán phá giá bo htrit để, EU thể hiện chính sách chng bán phá giá hài hòa gia bo hsn xut và li ích công. Ấn Độ mặc dù học theo nhiều quy định của EU, bao gồm cả bảo vệ lợi ích công, song để mở rất nhiều nội dung cho cơ quan có thẩm quyền quyết định, do vậy chính sách CBPG của nước này mang tính chất linh hoạt rất cao. Trong khi ba nước trên thể hiện các xu hướng chính sách rõ ràng thì Trung Quốc, mặc dù thực hiện chủ


trương phòng vệ thương mại bằng biện pháp CBPG, nhưng hầu hết tuân theo quy định của Hiệp định ADA và có tính đến lợi ích công, song việc thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích công lại không rõ ràng; bằng chứng là các quy định liên quan đến bảo vệ lợi ích công rất sơ sài, mang tính nguyên tắc.

Về các nội dung cụ thể: Quy định cụ thể của các nước, đặc biệt là Mỹ, EU và Ấn Độ có nhiều nội dung không được nêu hoặc không được quy định cụ thể trong Hiệp định ADA, thể hiện chủ trương sử dụng chính sách CBPG của các nước là những bài học tốt cho Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Về cơ quan thực thi CBPG: Tổ chức cơ quan thực thi tất nhiên phụ thuộc vào hệ thống chính trị, hành chính sẵn có của mỗi nước (hay nhóm nước), song có một số điểm chung. Thứ nhất, việc điều tra BPG và thiệt hại thường do hai cơ quan hoặc hai đơn vị độc lập tiến hành. Thứ hai, vì tính chất phức tạp của vấn đề nội dung kỹ thuật, tổ chức của cơ quan điều tra thường phải có nhiều bộ phận tiến hành (Mỹ, EU) hoặc có cơ chế phối hợp với các cơ quan khác (Trung Quốc, Ấn Độ). Do đó, năng lực điều tra của các cơ quan là rất quan trọng. Thứ ba, việc quyết định áp dụng biện pháp thường được giao cho một cơ quan đảm nhiệm, trừ trường hợp của EU do việc quyết định áp dụng biện pháp ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước khác nhau nên được quyết định theo hình thức hội đồng. Trường hợp của Ấn Độ do Chính phủ quyết định, tuy nhiên, trên thực tế là theo đề nghị của Người được chỉ định.

Về bài học cho Việt Nam: Những bài học rút ra từ phân tích kinh nghiệm các nước thường xuyên sử dụng CBPG cũng như nước có điều kiện kinh tế tương đồng sẽ có ích cho Việt Nam. Việc Việt Nam cần cải thiện những nội dung gì từ những bài học trên sẽ phụ thuộc vào việc phân tích điều kiện cụ thể của Việt Nam trong phần sau. Tuy nhiên, có thể thấy học tập được những kinh nghiệm của các nước đồng thời cải thiện được những điều kiện cơ bản là rất cần thiết để Việt Nam có thể tiến hành và áp dụng CBPG thành công.

*

* *


Chương 3

ĐIU KIN VÀ GII PHÁP SDNG CHÍNH SÁCH CHNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHP KHU VIT NAM

3.1 Sự cần thiết phải sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu ở Việt Nam

3.1.1 Những yêu cầu của chính sách ngoại thương liên quan đến phòng vệ thương mại

Phân tích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính sách thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, có thể nhận thấy việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nói chung, chống bán phá giá nói riêng chưa được Chính phủ chú trọng, chưa được xây dựng thành chính sách, chiến lược hoàn chỉnh.

Khảo sát tất cả các mục tiêu, quan điểm chính sách ngoại thương có liên quan đến phòng vệ thương mại nói chung, chống bán phá giá nói riêng của Việt Nam, có thể thấy một số nội dung về mục tiêu và quan điểm liên quan đến chính sách CBPG như sau:

i) Thúc đẩy phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, giảm nhập siêu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh trong việc thực hiện mục tiêu phát trin công nghip và xây dng theo hướng hin đại,… nâng cao khnăng độc lp, tchca nn kinh tế việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, cụ thể là: “Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…”;

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 nêu nhiệm vụ của việc giảm nhập siêu trong thời gian tới. Cụ thể là “mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hoá thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng,


tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu...”

Do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước rơi vào khủng hoảng, nhập siêu của cả nước trong những năm gần đây tăng cao, Báo cáo chính trị đã yêu cầu khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước. Theo đó, một trong những giải pháp cụ thể đặt ra nhằm đổi mi mô hình tăng trưởng, cơ cu li nn kinh tế, đẩy mnh công nghip hóa, hin đại hóa, phát trin nhanh và bn vng là “Có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng…”

Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, giảm nhập siêu và khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước đều phải thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, giảm sự cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nội địa. Thực hiện chính sách chống bán phá giá sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên.

ii) Sử dụng thuế chống bán phá giá bảo vệ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước

Định hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá được đặt ra từ những năm 2000 và được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2003. Nghị quyết của Chính phủ số 13/2003/NQ-CP yêu cầu giải trình về dự thảo Pháp lệnh về Chống bán phá giá trên cơ sở nhận định: Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được đơn giản hoá và mang tính dài hạn nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hàng rào nhập khẩu đang từng bước được dỡ bỏ. Chính sách mở cửa thị trường của ta đã đáp ứng nhu cầu mở rộng buôn bán với các nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực do cạnh tranh không lành mạnh thông qua giá hàng hoá, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì vậy, việc ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá là hết sức cần thiết nhằm tạo ra hành lang pháp lý hạn chế những tác động tiêu cực do việc bán phá giá gây ra.

Năm 2008 Chính phủ có Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP, tiếp tục nêu định


hướng cần hoàn thiện pháp luật, bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Trong đó, Nghị quyết yêu cầu các Bộ: Ngoại giao, Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương “nghiên cứu xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự

thảo Lut Thuế chng bán phá giá; sửa đổi, bổ sung một số quy định phi thuế quan cần thiết”57. Cũng trong năm 2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP, yêu cầu thực hiện các công việc chủ yếu trong năm, trong đó có: “Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng đối

với hàng hóa sản xuất trong nước, phù hợp với các quy định của WTO”. Tuy nhiên, trên thực tế các công việc này không đem lại đề xuất gì trong xây dựng và sử dụng chính sách chống bán phá giá58.

Như vậy, trong các văn kiện thể hiện mục tiêu, quan điểm chính sách thương mại của Việt Nam đã có đề cập đến nhu cầu cần sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, trong đó có chống bán phá giá. Tuy nhiên, trực trạng các quy định hiện hành cũng như các điều kiện sử dụng chính sách CBPG của Việt Nam phân tích ở dưới đây cho thấy Việt Nam chưa xây dựng được một chính sách CBPG hoàn chỉnh.

3.1.2 Nhu cầu phòng vệ thương mại bằng chống bán phá giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu

Phân tích ở Chương 1 cho thấy phòng vệ thương mại có hai vai trò chủ yếu là bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu, hai mục tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, có các ngành công nghiệp non trẻ và thường là các nước nhập siêu. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của biện pháp chống bán phá giá nằm ở vị trí của biện pháp này so với hai biện pháp còn lại và các biện pháp khác.

Do đó, để xác định nhu cầu phòng vệ thương mại bằng chống bán phá giá



57 Tuy vậy, yêu cầu này đến nay chưa được thực hiện.

58 Trên thực tế, không nước nào có luật Thuế chống bán phá giá, mà chỉ có Luật Chống bán phá giá, việc tính thuế và thu thuế không phải là một việc phức tạp của chống bán phá giá vì tỷ suất

bằng biên độ phá giá, việc thu thuế đã có hệ thống thuế quan hiện hành thực thi.


của một nước, cần phải trả lời ba nội dung: thứ Nhất, nền sản xuất công nghiệp có cần được bảo hộ hay không; thứ Hai, có cần hạn chế nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại hay không; và thứ Ba, tại sao cần sử dụng biện pháp chống bán phá giá mà không phải là các biện pháp khác.

Có thể nói, trong điều kiện Việt Nam hiện nay cả ba nội dung trên đều cho câu trả lời là cần thiết.

khía cnh thnht - nhu cu bo hngành sn xut trong nước - có thể thấy đây là một nhu cầu hiển nhiên vì Việt Nam chưa có ngành công nghiệp nào có năng lực cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế và do đó, đang bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 đã phân tích những hạn chế, khuyết điểm về kinh tế, nêu rõ: “Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sc cnh tranh thp… Cụ thể, năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện. Đầu tư vẫn dàn trải. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, còn thất thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyn dch cơ cu kinh tế theo hướng công nghip hoá, hin đại hoá chm”.

Năng lực cạnh tranh được hiểu cả trên thị trường xuất khẩu (thị trường quốc tế) và thị trường nội địa. Chính chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm là sự thể hiện và cũng là nguyên nhân của sức cạnh tranh kém tại thị trường nội địa. Chính vì vậy, nhu cầu bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước đang tồn tại và trở nên cấp thiết.

khía cnh thhai nhu cu gim nhp khu (nhập siêu) – số liệu kinh tế cho thấy những năm gần đây nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng cao. Nếu như giai đoạn 2001 – 2005, tỉ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu trung bình là 17.08% thì giai đoạn 2006 – 2010 tỉ lệ này là 22.05%.


Bảng 3.1 Tình hình nhập siêu của Việt Nam (2001 – 2010)

Đơn vị: triệu USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cân đối

Tỉ lệ nhập siêu/XK (%)

2001

15029,2

16217,9

-1188,7

7.90

2002

16706,1

19745,6

-3039,5

18.19

2003

20149,3

25255,8

-5106,5

25.34

2004

26485,0

31968,8

-5483,8

20.70

2005

32447,1

36761,1

-4314,0

13.29

2006

39826,2

44891,1

-5064,9

12.71

2007

48561,4

62764,7

-14203,3

29.24

2008

62685,1

80713,8

-18028,7

28.76

2009

57096,3

69948,8

-12852,5

22.51

2010

70780,2

82821,3

-12041,1

17.01

2011

96910,3

106750,3

-9840

10,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 20

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong điều kiện đó, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 (được phê duyệt theo Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011) đã xác định các mục tiêu, định hướng và giải pháp. Trong đó, để đảm bảo thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thương mại (mục tiêu tổng quát), tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015, cân bằng vào năm 2020 (mục tiêu cụ thể), Chính phủ đưa ra định hướng nhập khẩu là: “chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022