Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án “ Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước luật pháp về lời cam đoan trên!


Hà nội, ngày 30 tháng 09 năm 2009


Nghiên cứu sinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Nguyễn Thị Hoa


Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 1

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 13

1.1. Quan niệm đói nghèo và vai trò của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo

...............................................................................................................................13 1.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo ...................................................................24

1.3. Cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo 27

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết đói nghèo 41

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM 62

2.1. Tổng quan về hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 62

2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu 67

2.3. Đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu 121

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 135

3.1. Các thách thức đối với quá trình giảm nghèo ở Việt Nam 135

3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện các chính sách giảm nghèo đến năm 2015 139

3.3. Giải pháp hoàn thiện một số chính sách giảm nghèo chủ yếu đến năm 2015 148

KẾT LUẬN 198

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BHYT Bảo hiểm y tế

CSHT Cơ sở hạ tầng

CTCC Công trình công cộng

CSSK Chăm sóc sức khỏe

CT 135 Chương trình 135

GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

KCBNN Khám chữa bệnh cho người nghèo

KCB Khám chữa bệnh

MDGs Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

LĐ, TB & XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

NS Ngân sách

NSNN Ngân sách nhà nước

Nhóm 1 Nhóm nghèo

Nhóm 2 Nhóm cận nghèo

Nhóm 3 Nhóm trung bình

Nhóm 4 Nhóm khá

Nhóm 5 Nhóm giàu

Quĩ 139 Quĩ khám chữa bệnh cho người nghèo

TYT Trạm y tế xã

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

UBND Ủy ban nhân dân


Vùng 1 Vùng Đông Bắc

Vùng 2 Vùng Tây Bắc

Vùng 3 Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng 4 Vùng Bắc Trung Bộ

Vùng 5 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng 6 Vùng Tây Nguyên

Vùng 7 Vùng Đông Nam Bộ

Vùng 8 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

WB Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Khung hoàn thiện chính sách 31

Sơ đồ 1.2: Mô hình logic "chuỗi kết quả" của chính sách 34

Bảng 1.1: Hệ thống chỉ số đánh giá một số chính sách XĐGN chủ yếu 39

Bảng 2.1: Sự biến động về lãi suất tín dụng ưu đãi từ năm 1996 đến nay 70

Bảng 2.2: Hạn mức cho vay tín dụng ưu đãi từ năm 1995 đến nay 71

Bảng 2.3: Kết quả cho vay tín dụng ưu đãi giai đoạn 1996 – 2008 72

Bảng 2.4: Mức độ tiếp cận tín dụng ưu đãi theo vùng và nhóm chỉ tiêu 73

Bảng 2.5: Hiệu quả của công tác xác định đối tượng của chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo 74

Bảng 2.6: Tổng hợp phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương qua các năm.83 Bảng 2.7: Kết quả và kết cấu đầu tư xây dựng các công trình CSHT 84

Bảng 2.8: Kết quả hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo qua các giai đoạn 96

Bảng 2.9: Mức độ tiếp cận hỗ trợ giáo dục theo nhóm chi tiêu và theo vùng 98

Bảng 2.10: Hiệu quả của công tác xác định đối tượng của chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo 100

Bảng 2.11: Kết quả hỗ trợ giáo dục phân chia theo vùng từ năm 2001 đến nay

............................................................................................................................102

Bảng 2.12: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo từ năm 2001 đến nay 110

Bảng 2.13: Mức độ tiếp cận tới hỗ trợ y tế theo nhóm chi tiêu và vùng 111

Bảng 2.13: Mức độ tiếp cận hỗ trợ y tế theo nhóm chi tiêu và theo vùng 112

Bảng 2.14: Hiệu quả của công tác xác định đối tượng của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 113

Bảng 3.1: xếp loại xã và phân cấp đầu tư các công trình CSHT 168

Bảng 3.2: Khung hoàn thiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 194


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thời gian qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc giảm nghèo. Để có được kết quả như vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều thể hiện bằng việc đưa ra một loạt các giải pháp trong đó có nhóm giải pháp chính sách tấn công đói nghèo. Ban đầu chỉ là một số các chính sách đơn lẻ, sau đó đã xây dựng thành chiến lược XĐGN giai đoạn 2001- 2010 với các nhóm chính sách khác nhau nhằm tạo cơ hội cho người nghèo cải thiện về thu nhập cũng như cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hỗ trợ người nghèo chống đỡ với rủi ro, tránh nguy cơ bị tổn thương.

Việc triển khai hệ thống chính sách XĐGN thời gian qua đã có tác động tích cực đến tấn công đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, trong quá trình thực hiện, các chính sách cũng dần bộc lộ những bất cập đòi hỏi phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, khi bước sang thế kỷ 21, cụ thể giai đoạn 2011- 2015, Việt Nam sẽ phải đương đầu với một loạt các thách thức mới trong tấn công đói nghèo như: (i) nghèo đói chỉ tập trung ở một số vùng có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, trình độ dân trí thấp và tốc độ giảm nghèo chậm hơn các thời kỳ trước; (ii) các khoản hỗ trợ ưu đãi cho nước nghèo sẽ dần bị cắt giảm khi Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp; (iii) sự biến đổi khí hậu sẽ tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngành nông nghiệp nơi đang tạo thu nhập chủ yếu cho đại bộ phận người dân ở nông thôn. Để chống đỡ với những thách thức này, đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược giảm nghèo trong đó là một hệ thống chính sách XĐGN có tính khả thi và hiệu lực cao hơn.

Muốn vậy, điều đầu tiên cần phải đánh giá một cách nghiêm túc các chính sách đã và đang được thực hiện để tìm ra những điểm bất cập. Tiếp đến, trên cơ sở kết quả đánh giá, Việt Nam sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách XĐGN theo hướng khắc phục những điểm yếu và phát huy những tác động


tích cực trong mỗi chính sách, sửa đổi những chính sách không phù hợp, bổ sung những chính sách còn thiếu để hệ thống chính sách XĐGN tác động có hiệu quả hơn nữa đến người nghèo, giúp họ khắc phục những khó khăn để có thể tự vươn lên thoát nghèo, được hưởng một cách công bằng những thành quả của công cuộc đổi mới. Tất cả những điều này chỉ có thể có được khi tiến hành một nghiên cứu đánh giá có hệ thống và đầy đủ quá trình triển khai thực hiện các chính sách XĐGN ở Việt Nam qua các giai đoạn.

2. Tổng quan nghiên cứu

Với mục tiêu hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng một chiến lược tấn công đói nghèo toàn diện, thời gian qua có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vấn đề đói nghèo, chỉ có một số rất nhỏ đánh giá một chính sách hoặc một số chính sách trong hệ thống chính sách XĐGN của Việt Nam.

Một nghiên cứu được coi là đầu tiên liên quan đến chính sách XĐGN đó là “nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” của Tuan Phong Don và Hosein Jalian (1997) [92]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung phân tích đánh giá một số chính sách giảm nghèo như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và chính sách xây dựng CSHT. Nghiên cứu đã chỉ ra được tầm quan trọng của các chính sách giảm nghèo trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam. Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu khác của WB được thực hiện với qui mô và phạm vi lớn hơn “Đánh giá nghèo đói và chiến lược” (1995) [30]. Bên cạnh đánh giá thực trạng đói nghèo của Việt Nam, nghiên cứu này bước đầu đã hệ thống hoá các giải pháp trong đó có các chính sách tác động đến giảm nghèo ở Việt Nam. Điều quan trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy để tấn công đói nghèo không chỉ các chính sách góp phần tăng trưởng kinh tế mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo. Trong đó, một số chính sách như đất đai, CSHT, giáo dục và y tế đã được đề cập đến. Một


nghiên cứu của UNDP cũng đã được tiến hành đồng thời đó là “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”( 1995) [62]. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này đó là đã làm rõ được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng với các nguyên nhân. Trong đó, một số chính sách XĐGN như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT cũng được đánh giá khá chi tiết. Có thể nói, trong giai đoạn này các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến XĐGN và các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn 1998- 2000.

Sau khi triển khai chương trình XĐGN (giai đoạn 1998-2000), với hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn tiếp theo. Trong số đó, báo cáo “tấn cống đói nghèo” (2000) [34] của WB được coi là nghiên cứu đầu tiên mà trong đó có đánh giá tác động của hệ thống chính sách XĐGN trên phạm vi cả nước. Kết quả đánh giá (tuy mục đích báo cáo không phải trọng tâm vào chính sách XĐGN) có ý nghĩa lớn vì đã chỉ ra những tác động tích cực của các chính sách cũng như những điểm bất cập trong mỗi chính sách. Đồng thời được coi là một kênh thông tin quan trong phục vụ cho công tác hoạch định chính sách trong chương trình XĐGN giai đoạn 2001- 2005. Bên cạnh đó, các cá nhân cũng tiến hành các nghiên cứu độc lập, trong đó tác giả Nguyễn Thị Hoa với đề tài “Tổng quan đói nghèo và một số kiến nghị chính sách XĐGN ở nông thôn Việt Nam đến năm 2010” (2000) [91]…. nghiên cứu này tiến hành đánh giá tác động một số chính sách như đất đai, tín dụng, CSHT, giáo dục và y tế cho người nghèo. Dù là nghiên cứu của các tổ chức hay cá nhân nhưng chúng đều có điểm chung như: (i) chính sách đã được triển khai nhưng chưa đến được đúng đối tượng; (ii) nhiều người nghèo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022