được các thông tin tin cậy và điều kiện cần thiết để xác định giá CK, đưa ra các quyết định mua bán CK. Việc đáp ứng các yêu cầu này còn có tác dụng ngăn chặn, hạn chế các hành vi tiêu cực như gian lận, lừa đảo, lũng đoạn thị trường, mua bán nội gián,…cũng gây tác động xấu đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường.
- Đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường. Tính mâu thuẫn về quyền lợi và sự cạnh tranh giữa các chủ thể trên TTCK có thể dẫn đến những hoạt động thiếu lành mạnh trên thị trường. Để góp phần tạo ra sự ổn định, hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững thì phải đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trên TTCK. Điều này được biểu hiện qua việc Nhà nước đảm bảo cho các chủ thể tham gia TTCK được tự do tham gia và rút khỏi thị trường, bình đẳng trong việc cung cấp thông tin, bình đẳng giữa nhà đầu tư nhỏ với nhà đầu tư lớn, bình đẳng giữa DN nhỏ với DN lớn,…Sự bình đẳng này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và hướng tới lợi ích chung của nền kinh tế.
- Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường. Hiệu quả của TTCK thường được đánh giá qua chi phí, khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính. TTCK được coi là có hiệu quả khi các giao dịch trên thị trường được thực hiện với chi phí thấp và thị trường phát huy tốt vai trò tập trung và phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Để đảm bảo tính hiệu quả của TTCK, một mặt phải cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, minh bạch và đầy đủ làm cơ sở tin cậy cho việc định giá CK, mặt khác, các quy luật của thị trường cần được tôn trọng, đồng thời sử dụng các công cụ và biện pháp quản lý để tác động, can thiệp nhằm tạo nên sự vận hành thông suốt, ổn định và phát triển lâu dài của thị trường. Tuy nhiên, những can thiệp và tác động của các biện pháp quản lý phải phù hợp để tạo nên kết quả mong muốn, tránh trường hợp can thiệp trái quy luật và can tiệp thô bạo bằng các biện pháp hành chính đưa đến những tác động và hiệu quả xấu.
1.2.2.2. Nội dung QLNN đối với TTCK [94, 35]
Cho đến nay không ai phản đối phải QLNN đối với TTCK nhưng quản lý thế nào với nội dung ra sao và bằng phương thức gì thì chưa có ý kiến thống nhất. Sở dĩ có ý kiến khác nhau là do quan niệm, xuất phát điểm, cách xem xét, điều kiện môi trường và lịch sử các quốc gia khác nhau nên dẫn đến nhận thức, quan điểm và năng lực tổ chức thực hiện QLNN khác nhau. Có các quan điểm khác nhau sau đây:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng QLNN đối với TTCK đòi hỏi Nhà nước phải quản lý thông qua hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, sử dụng các công cụ quản lý, thanh tra giám sát và điều hành thị trường phát triển theo mục tiêu nhất định. Mặt mạnh của quan điểm này là nhấn mạnh QLNN trước hết và chủ yếu là quản lý theo chức năng quản lý. Tuy nhiên nếu chỉ nhấn mạnh đến thực hiện tốt các chức năng quản lý thì đã bỏ qua tính đặc thù của TTCK là các nghiệp vụ KDCK- đối tượng quản lý quan trọng không thể bỏ qua.
- Quan điểm thứ hai cho rằng QLNN đối với TTCK trước hết phải là quản lý các hoạt động nghiệp vụ của thị trường, nghĩa là phải quản lý phát hành, niêm yết, GDCK, quản lý kinh doanh và dịch vụ CK của các CTCK, CTQLQ, quản lý lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ…Mặt mạnh của quan điểm này là nhấn mạnh QLNN trước hết và chủ yếu là quản lý các hoạt động nghiệp vụ của thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ nhấn mạnh tính đặc thù của TTCK là các hoạt động nghiệp vụ mà bỏ qua quản lý theo chức năng là tính phổ biến của QLNN cũng là thiếu sót.
- Quan điểm thứ ba cho rằng QLNN đối với TTCK đòi hỏi Nhà nước phải quản lý các yếu tố của thị trường nói chung và TTCK nói riêng. Đó là quản lý để tăng cung, tăng cầu và quản lý sự cạnh tranh đảm bảo sự phát triển lành mạnh của TTCK. Ưu thế của quan điểm này là nhấn mạnh QLNN đối với TTCK suy cho đến cùng là quản lý các yếu tố của thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ nhấn mạnh đến quản lý các yếu tố của thị trường mà không thấy tính phổ biến, tính đặc thù của QLNN đối với TTCK cũng là thiếu sót.
- Quan điểm của tác giả: QLNN đối với TTCK cần được xem xét, nhìn nhận toàn diện, hệ thống trên cả ba mặt: quản lý theo chức năng, theo hoạt động nghiệp vụ và quản lý theo các yếu tố của TTCK. Có thể hình dung QLNN đối với TTCK theo hình 1.1:
Theo hình 1.1, QLNN đối với TTCK được xem xét trên các giác độ sau:
Giác độ thứ nhất, theo chức năng QLNN: TTCK là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải được quản lý theo chức năng, bao gồm:
- Về hoạch định:
+ Cơ quan QLNN xây dựng chiến lược phát triển TTCK để xác định hướng
phát triển phù hợp trước mắt cũng như lâu dài cho TTCK,
+ Tạo lập hành lang luật pháp, tạo môi trường thuận lợi cho TTCK phát triển
+ Đề ra chính sách cơ bản để hướng thị trường phát triển ổn định, bền vững Hoạch định là chức năng quan trọng nhằm đảm bảo TTCK phát triển đúng định
hướng, đạt được các mục tiêu nhất định và có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển thị trường
- Về chức năng tổ chức: Xây dựng cơ quan quản lý của nhà nước như UBCKNN, các cơ quan quản lý giám sát hoạt động của thị trường; đào tạo cán bộ cho hệ thống QLNN, qui định chức năng hoạt động cho các cơ quan này.
Đây là chức năng quan trọng thể hiện ở những qui định liên quan đến các tổ chức cá nhân tham gia thị trường buộc phải tuân theo những qui định, điều kiện cấp phép để được chấp thuận hoạt động trên thị trường.
- Về chức năng chỉ huy: các cơ quan QLNN điều phối hoạt động và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể; đôn đốc tình hình chấp hành qui định trong hoạt động của các đối tượng quản lý.
- Về chức năng giám sát: trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, qui định đã ban hành, cơ quan QLNN giám sát hoạt động của tất cả đối tượng trên thị trường và cả hoạt động QLNN của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo TTCK được giám sát công khai và minh bạch. Trước hết là việc giám sát đối với tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động chào bán CK ra công chúng, kinh doanh, dịch vụ CK…đảm bảo mọi thành viên vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ theo các qui định của pháp luật.
Giác độ thứ hai, theo hoạt động nghiệp vụ của thị trường:
- TTCK là thị trường tài chính bậc cao, có tính toàn cầu đòi hỏi phải quản lý các nghiệp vụ chuyên ngành theo những chuẩn mực chung của thế giới; bao gồm quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau:
- QLNN đối với hoạt động phát hành, niêm yết và GDCK: Cơ quan QLNN qui định các điều kiện được phát hành như công bố công khai thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mô hình QLNN đối với TTCK
Hình 1.1: Nội dung QL NN đối với TTCK
30
Phát hành | Niêm yết | Giao dịch | Kinh doanh và dịch vụ CK | Lưu ký Thanh toán bù trừ |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Trên Ttck Thường Bao Gồm: Nhà Phát Hành, Nhà Đầu Tư, Các Chủ Thể Kinh Doanh Và Dịch Vụ Ck Trên Ttck, Các Tổ Chức Có
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 4
- Tiêu Chí Đánh Giá Mục Tiêu Quản Lý Ttck
- Nhân Tố Chủ Quan: Nhân Tố Của Ttck Việt Nam, Năng Lực Nhận Thức Và Quản Lý Của Hệ Thống Quản Lý
- Về Xây Dựng Và Hoàn Thiện Khuôn Khổ Luật Pháp Xây Dựng Và Ban Hành Luật Ck
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Theo chức năng | Hoạch định |
Tổ chức | |
Chỉ huy | |
Giám sát |
Quản lý cung | Theo yếu tố của TTCK |
Quản lý cầu | |
Quản lý giá | |
Quản lý sự cạnh tranh |
- QLNN đối với hoạt động trung gian tài chính trên TTCK: việc mua bán CK phải thông qua các CTCK. Hoạt động của các tổ chức trung gian này ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch trên thị trường. Bởi vậy nhà nước qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về vốn, về các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong các tổ chức này để bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư.
- QLNN đối với các quĩ ĐTCK và hoạt động của các tổ chức này: cơ quan QLNN qui định các chuẩn mực về cấp phép, hình thức pháp lý, cấu trúc của các quĩ đầu tư, các qui định về công bố thông tin để bảo vệ tài sản của khách hàng.
- QLNN đối với hoạt động GDCK: nhà nước qui định niêm yết phải được giao dịch qua các SGDCK theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận; qui định cơ sở cho thực hiện giao dịch, công bố các chỉ số đánh giá thị trường làm căn cứ tính toán của các nhà đầu tư. Nhà nước công bố hoạt động giám sát GDCK của các SGDCK.
- QLNN đối với hoạt động lưu ký, đăng ký, giao dịch và thanh toán bù trừ CK: các cơ quan QLNN phải xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK như qui định qui trình thanh toán, qui định mô hình tổ chức và giám sát hoạt động của tổ chức này.
Giác độ thứ ba, quản lý theo các yếu tố của TTCK
TTCK là thị trường có sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư, các tổ chức dịch vụ trong và ngoài nước, sự phát triển của thị trường phản ảnh “sức khỏe” của nền kinh tế đòi hỏi phải quản lý theo các yếu tố của TTCK như : quản lý cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh trên thị trường nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường.
- Quản lý cung trên thị trường nhằm mục đích tăng cung cho thị trường: nguồn cung chủ yếu từ TPCP và cổ phiếu chào bán ra thị trường của các DN CPH.
- Quản lý cầu trên thị trường nhằm mục đích kích cầu, khuyến khích đầu tư dài hạn và đầu tư của các nhà ĐTNN vào TTCK.
- Quản lý giá cả trên thị trường nhằm tạo sự ổn định cần thiết để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hạn chế những giao dịch nội gián không phản ánh đúng giá cả thị trường.
- Quản lý sự cạnh tranh trên thị trường nhằm giám sát các hoạt động KDCK và dịch vụ CK, xử lý các vi phạm của các chủ thể hoạt động trên TTCK đi vào nề nếp.
Như vậy, thông qua các giác độ xem xét khác nhau về nội dung QLNN đối với TTCK chúng ta có thể rút ra nhận xét sau :
- Trước hết, về nhận thức cần có cái nhìn toàn diện, hệ thống về các nội dung của QLNN đối với TTCK. Không nên hiểu rằng có 3 loại nội dung, có 3 cách hiểu khác nhau về QLNN mà chỉ có một cách hiểu thống nhất về QLNN nhưng được phân tích, xem xét theo 3 giác độ nghiên cứu để hiểu đầy đủ, toàn diện và đưa ra quyết sách đúng đắn về QLNN đối với TTCK.
- Thứ hai, QLNN đối với TTCK là quản lý mang tính đặc thù khác với các lĩnh vực khác
+ Đặc thù về nội dung quản lý đối với TTCK bao gồm cả quản lý hành chính của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN và giám sát tự quản.
Chính phủ thống nhất QLNN đối với TTCK. Nhiệm vụ của Chính phủ là đưa ra đường lối, hoạch định các chính sách, định ra cách thức và nhịp độ phát triển thị trường; ban hành các qui định pháp luật để tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đến lượt mình, Bộ Tài chính, UBCKNN xây dựng và ban hành các văn bản pháp qui cụ thể, quản lý việc cấp phép cho các nhà môi giới, giao dịch và tư vấn CK trên thị trường. UBCKNN là cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm về QLNN đối với CK & TTCK.
SGDCK và TTLKCK là nơi tổ chức các hoạt động mua bán CK niêm yết trên Sở và LKCK theo qui định. Thông qua hoạt động của mình, SGDCK và TTLKCK tiến hành quản lý các nghiệp vụ giao dịch và LKCK trên thị trường. Các công ty môi giới CK muốn trở thành thành viên của SGD phải đáp ứng các tiêu chuẩn qui định và được cấp phép hoạt động. Nhà đầu tư (cá nhân hay tổ chức) mua bán CK phải qua các thành viên của SGDCK.
Như vậy SGDCK là người trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động GDCK thông qua việc ban hành các qui định chuyên ngành và tổ chức điều hành theo qui chế các hoạt động GDCK; giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các thành viên của Sở với khách hàng. Khi phát hiện các vi phạm, tiến hành xử lý và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp. Nếu nghiêm trọng có thể báo cáo lên UBCKNN
+ Về phương pháp quản lý bao gồm cả quản lý trực tiếp của cơ quan QLNN
và phương pháp tự quản của các SGDCK, các Hiệp hội ngành nghề, đồng thời có
sự phân cấp quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cơ quan đó với nhau.
Quản lý đối với TTCK sử dụng cả 2 phương pháp: quản lý trực tiếp của các cơ quan QLNN và quản lý theo phương pháp tự quản của SGDCK và các thành viên của Sở hoặc của các Hiệp hội CK
Khác với phương pháp quản lý trực tiếp, trong phương pháp tự quản, quyền quản lý được giao cho những người tham gia thị trường, họ có thể cụ thể hóa các điều luật, thiết kế phương pháp giám sát và tổ chức thực hiện. Thông qua chức năng là người tổ chức thị trường, các SGDCK và các Hiệp hội CK ban hành các qui chế cụ thể phù hợp với qui định của nhà nước, giám sát và theo dõi các giao dịch; thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các vi phạm thực hiện quyền xử phạt, cưỡng chế các vi phạm đồng thời đề xuất và gợi ý với cơ quan QLNN về vấn đề liên quan đến CK & TTCK.
Quản lý trực tiếp thuận lợi vì tác động trực tiếp của các cơ quan nhà nước nên có hiệu lực nhanh chóng, nếu hệ thống pháp lý đầy đủ, thực thi đúng đắn sẽ có tác dụng lớn. Tuy nhiên nếu can thiệp quá sâu sẽ gây cản trở, tốn kém về chi phí và kìm hãm sự phát triển của thị trường. Phương thức tự quản cho phép luật lệ bám sát thực tiễn, nhu cầu thực tế thị trường song dễ mang tính chất phường hội, bảo vệ lợi ích cho các thành viên của mình làm phương hại đến mục tiêu chung của TTCK. Nhiệm vụ của QLNN là tùy điều kiện, đặc điểm của thị trường để kết hợp hài hòa cả 2 phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao.
+ Đặc thù về chức năng kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh thị trường trong lĩnh vực CK thể hiện ở công tác thanh tra, giám sát và điều hành thị trường.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy TTCK là nơi tập trung nhiều dối tượng với mục đích khác nhau, là nơi tập trung nguồn vốn lớn nên có tác động đến môi trường đầu tư và để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư chân chính cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát.
Giám sát TTCK là giám sát chuyên ngành, giám sát trên cơ sở các tiêu chí, các chuẩn mực quốc tế, giám sát bằng hệ thống thiết bị chuyên dùng được áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây cũng là khó khăn cần khắc phục để tăng cường có kết quả hoạt động giám sát, điều hành TTCK Việt Nam.
- Thứ ba, nhận rõ thế mạnh, điểm yếu của QLNN để xác định “liều lượng” can thiệp phù hợp vào TTCK.
Thế mạnh của QLNN:
+ Các quyết định quản lý của nhà nước bao giờ cũng có tính hiệu lực cao, vì nó dựa trên quyền lực của nhà nước và căn cứ vào các văn bản pháp luât mang tính bắt buộc đối với các chủ thể có liên quan trên TTCK nên có tác động tức thì đến sự phát triển của thị trường.
+ Chỉ có QLNN mới dung hoà được lợi ích của các chủ thể tham gia trên TTCK và hướng vào lợi ích chung của quốc gia. Điều này là do các cơ quan QLNN về TTCK là các chủ thể trung lập trên TTCK, không vì mục tiêu lợi nhuận, họ sẽ hành động theo pháp luật và hướng tới lợi ích tổng thể của toàn bộ TTCK và của cả nền kinh tế.
+ Nhờ có QLNN có thể dễ dàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý các vi phạm trên TTCK thông qua hoạt động của hệ thống giám sát nhà nước đối với TTCK.
Bên cạnh các thế mạnh trên, trong những tình huống cụ thể, QLNN đối với TTCK có thể có điểm yếu vốn có như:
+ QLNN luôn tạo ra một số khuôn mẫu nhất định theo chủ quan của người quản lý trong khi đó thị trường luôn biến động, thay đổi. Bởi vậy các quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước không theo kịp những biến động trên TTCK làm giảm tính năng động và sáng tạo của thị trường, đặc biệt TTCK là lĩnh vực luôn phát sinh những vấn đề mới và phức tạp, trong khi việc ban hành các văn bản pháp luật không theo kịp những diễn biến của thị trường.
+ Nhược điểm cố hữu của QLNN là tính hành chính, nhất là đối với quốc gia thoát thai từ kinh tế tiểu nông đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, kể cả người quản lý và người bị quản lý. Những thủ tục hành chính rườm rà thường tạo ra sức ỳ và làm cản trở sự phát triển của TTCK.
Thứ tư, cần vận dụng linh hoạt QLNN vào TTCK phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể. Có thể hình dụng các giai đoạn phát triển hoàn thiện của QLNN như sau:
- Giai đoạn sơ khai ban đầu khi thị trường chưa hình thành, chưa tạo lập: QLNN phải hướng vào hình thành TTCK.