Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin - 2

2.2.4.Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 102

2.2.4.1. Nội dung 102

2.2.4.2. Tài khoản sử dụng 102

2.2.4.3. Sổ sách chứng từ kế toán sử dụng 102

2.2.5. Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính. 107

2.2.6.Hạch toán chi phí tài chính 112

2.2.9. Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin. 120

2.2.9.1. Nội dung xác định kết quả kinh doanh 120

2.2.9.2. Tài khoản. sổ sách kế toán sử dụng: 120

2.2.9.3. Trình tự hạch toán: 121

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM - VINACOMIN 134

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin. 134

3.2. Yêu cầu và các nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. 134

3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: 135

3.2.2 Nguyên tắc của việc hoàn thiện: 135

3.2.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. 136

3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh, tổ chức quản lý, công tác kế toán và tổ chức kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin. 136

3.3.1. Nhận xét chung 137

3.3.2. Những ưu điểm đạt được 137

3.3.3. Những hạn chế 138

3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin 139

3.4.1. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin. 139

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154


LỜI CẢM ƠN


Là một sinh viên, được làm khóa luận tốt nghiệp thực sự là một vinh dự đối với em. Để hoàn thành khóa luận này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng sự cổ vũ động viên to lớn của gia đình và bạn bè.

Trong quá trình làm khóa luận em đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo - Tiến sỹ Văn Bá Thanh. Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Đồng thời em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.

Tuy nhiên, do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.


Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên Tô Bích Ngọc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nghĩa

1

CT

Chứng từ

2

NT

Ngày tháng

3

TK

Tài khoản

4

TSCĐ

Tài sản cố định

5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

CPBH

Chi phí bán hàng

7

CHQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

8

NVL

Nguyên vật liệu

9

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

10

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

11

CKTM

Chiết khấu thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin - 2


LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận thu được. Bằng hệ thống các phương pháp khoa học, kế toán đã thể hiện được tính ưu việt của mình trong việc bao quát toàn bộ tình hình tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh và đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là: "Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Than Hà Lầm - Vinacomin".

Nội dung khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Than Hà Lầm – Vinacomin.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Than Hà Lầm - Vinacomin.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và nhận sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cô chú, anh chị kế toán và sự hướng dẫn của thầy giáo - Tiến sỹ Văn Bá Thanh song do kiến thức và kinh nghiệm có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy cô giáo, của thầy giáo hướng dẫn để em hoàn thiện bài viết này.

Em xin chân thành cảm ơn!



Chương 1:

Hải Phòng, ngày … tháng 06 năm 2011

Sinh viên Tô Bích Ngọc

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và có hiệu quả công tác quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh với doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết giúp cho người quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động và đẩy mạnh việc kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp.

1.1.1. Ý nghĩa và vai trò của hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

1.1.1.1. Ý nghĩa và vai trò của hạch toán doanh thu,thu nhập.

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng. Doanh thu còn là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản


thuế theo qui định, là nguồn có thể tham gia vốn góp cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Trường hợp doanh thu không đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu dẫn đến phá sản.

Ý nghĩa quan trọng nhất của doanh thu được thể hiện thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ….Nó có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi đơn vị kinh tế mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Tiêu thụ hàng hoá mang lại doanh thu cho doanh nghiệp đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Thông qua tiêu thụ giá trị hàng hoá được thực hiện, các vấn đề liên quan đến hàng hoá được xác định như: số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tiêu thụ xét trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân là điều kiện cần thiết để tái sản xuất xã hội. Đảm bảo tiêu thụ là đảm bảo duy trì sự liên tục của hoạt động kinh tế, đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất.

Kết quả tiêu thụ hàng hoá có tỉ trọng không nhỏ trong kết quả kinh doanh. Nó là một phần cấu thành của kết quả kinh doanh và ngược lại kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định về tiêu thụ hàng hoá. Nói cách khác, kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp còn tiêu thụ hàng hoá là phương thức để hoàn thành mục tiêu đó.

Việc xác định kết quả tiêu thụ giúp cho việc xác định đúng kết quả kinh doanh thể hiện chính xác năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng như hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá là điều cần thiết.


1.1.1.2. Ý nghĩa vai trò của việc hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kì nhất định, được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung trong việc xác định lượng hàng hoá tiêu thụ thực tế và chi phí tiêu thụ thực tế phát sinh trong kỳ nói riêng của mình trong kỳ, biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Mặt khác, việc xác định này còn là cơ sở để tiến hành hoạt động phân phối kết quả kinh doanh cho từng bộ phận của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi kế toán trong doanh nghiệp phải xác định và phản ánh một cách đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.2. Các loại doanh thu.

- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh bao gồm:

Nếu xét theo loại hình sản xuất kinh doanh, doanh thu gồm:

+ Doanh thu bán hàng

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu từ tiền lãi,tiền bản quyền,cổ tức và lợi tức được chia

Nếu xét theo thời gian, không gian tính chất kinh tế, doanh thu gồm:

+ Doanh thu bán hàng bên ngoài

+ Doanh thu tiêu thụ nội bộ

Nếu xét về thời điểm kết thúc tiêu thụ, doanh thu gồm:

+ Doanh thu bán hàng thu tiền ngay


+ Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp

Ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác, tuy nhiên trong phạm vi bài viết của mình em xin đề cập đến doanh thu và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại như:

- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ và bị khách hàng từ chối thanh toán.

- Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn bộ doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.

1.3. Những nội dung cơ bản của phương thức bán hàng.

Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, của quá trình tuần hoàn vốn. Nếu xét dưới góc độ kinh tế bán hàng là một quá trình

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí