DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Economic Community | |
D/A | Tỷ lệ nợ/tổng tài sản |
FCF | Dòng tiền tự do |
FEM | Tác động cố định (Fixed Effect Model) |
GTA | Tăng trưởng tổng tài sản |
HĐSXKD | Hoạt động sản xuất kinh doanh |
P/B | Giá trị thị trường/giá trị sổ sách |
P/E | Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần |
REM | Tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) |
ROA | Lợi nhuận/tổng tài sản |
TPP | Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement |
VKFTA | Free Trade Agreements Vietnam – Korea |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản - 1
- Hiệu Quả Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Giai Đoạn 1996 – 2014
- Cơ Hội Và Thách Thức Của Ngành Thủy Sản Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Công Ty
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tính thanh khoản được xem như một yếu tố quan trọng đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không chỉ được nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát, điều tiết cho phù hợp với bối cảnh hoạt động kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp mà còn được các nhà cho vay xem xét rất kỹ trước khi ra các quyết định tài trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư thường cũng quan tâm đến vấn đề thanh khoản của chính doanh nghiệp mà họ sắp mua cổ phiếu. Một doanh nghiệp gặp vấn đề về thanh khoản là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng kiệt quệ tài chính, phá sản của một doanh nghiệp là có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong bài báo cáo này khả năng thanh khoản của doanh nghiệp được đo lường thông qua tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) và một số các yếu tố có thể tác động đến tính thanh khoản được xem xét như: quy mô, đòn bẩy, tỷ lệ dòng tiền tự do, tăng trưởng tổng tài sản, giá trị thị trường/giá trị sổ sách, tỷ suất sinh lời/tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp tốt hơn từ đó làm hấp dẫn, gia tăng các nguồn tài trợ từ bên ngoài từ các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư tiềm năng.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện để lượng hóa và phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản công ty thông qua tỷ số thanh khoản hiện hành (current ratio). Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và tình hình thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất các biến được sử dụng gồm: Tỷ lệ dòng tiền tự do, Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách – P/B, Tỷ lệ nợ, Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phân – P/E, Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Tỷ số ROA và Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần.
Nghiên cứu thu thập mẫu dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2014 của 19 công ty ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) bao gồm 95 quan sát với bảng dữ liệu cấu trúc không cân xứng. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và tiến hành chạy hai mô hình tác động là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) để ước lượng mô hình hồi quy.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng các kiểm định để kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến trong mô hình với việc kiểm định bằng ma trận tương quan và nhân tử phóng đại phương sai (VIF), cùng với đó nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra xem giữa hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên thì mô hình nào phù hợp hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh toán hiện hành, và các biến độc lập: giá trị thị trường/giá trị sổ sách – P/B, quy mô doanh nghiệp, tỷ số P/E, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ số ROA và tỷ lệ dòng tiền tự do chưa có bằng chứng thống kê cho thấy là các yếu tố trên có tác động đến khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế dưới sự quản lý vĩ mô nhà nước, kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc đáng chú ý: nền kinh tế được phục hồi rò nét, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu được duy trì và tiếp tục tăng trưởng. Mặc khác, Việt Nam chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hợi cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) điều này góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy xuất – nhập khẩu và phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là phát triển ngành Thủy sản.
Từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành quả đáng khích lệ trong việc tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập của người dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp vào những thành tích này, phải kể đến vai trò của nhiều ngành kinh tế đã từng bước vươn lên và khẳng định tiềm năng phát triển của mình trên phạm vi trong nước và cả thế giới, trong đó có ngành thủy sản. Cũng như những quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng để thu ngoại tệ nhằm phát triển kinh tế trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng. Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, do đó từ lâu thủy sản đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, nhận thức được điều này ngành thủy sản ngày càng được chăm lo nhiều hơn. Cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thăng trầm, ngành thủy sản nước ta đã có những thành tựu đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục theo từng năm và luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Có thể nói ngành thủy sản đã trở thành ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước ta.
Hiện nay, trước nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới, cùng với những gì đang diễn ra trên thị trường thì còn khá nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Điều này khiến hiệu quả hoạt động suy giảm, giảm năng lực cạnh tranh, điều đáng nói hơn là có thể dẫn đến phá sản nếu sử dụng không hợp lý giữa nguồn vốn và tài sản. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến
quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản là không hề nhỏ, vì vậy tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Nội dung của bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tích những yếu tố tác động đến thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. Từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp nhằm nâng cao thanh khoản cho công ty.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và làm rò về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản được niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010 – 2014.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
- Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tài chính doanh nghiệp.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi được đặt ra ở đây là tính thanh khoản của một doanh nghiệp được đo lường như thế nào?
- Các yếu tố nào có thể tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp?
- Mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích tổng hợp, đối chiếu và so sánh để rút ra các kết luận làm cơ sở để nghiên cứu đề tài.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Nội dung: Đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản.
1.6.2. Không gian: Các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
1.6.3. Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2014.
1.7. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp các đối tượng liên quan hiểu rò hơn tính thanh khoản có vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý có những chính sách, biện pháp kiểm soát và những điều chỉnh phù hợp để điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Mặc khác, trên cơ sở thực hiện đề tài và trong quá trình phân tích các dữ liệu tác giả đã có những tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu điều này góp phần trao dồi và cũng cố thêm nguồn kiến thức cho tác giả.
1.8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu – Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận – Nội dung chương nêu tổng quan về ngành thủy sản, cở sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu – Mục đích của chương là mô tả mô hình nghiên cứu, dữ liệu, các biến nghiên cứu và giải thích các biến có trong mô hình.
Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả – Nội dung của chương là đưa ra các kết quả phân tích từ việc phân tích ma trận tương quan, đa cộng tuyến, phân tích hồi quy và thống kê mô tả từ đó thảo luận và đưa ra các ý kiến, nhận xét trong quá trình phân tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Kết luận về kết quả đạt được từ quá trình phân tích, đưa ra các kiến nghị cũng như mặt hạn chế của để tài và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về các vấn đề cần nghiên cứu như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Ở trong chương này tác giả sẽ tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu bao gồm khái quát về ngành thủy sản và các nghiên cứu trước đó để làm cơ sở cho việc nghiên cứu góp phần xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết này giúp nhà quản trị lên kế hoạch nhằm tăng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
2.1. Giới thiệu về ngành thủy sản
2.1.1. Định nghĩa ngành
Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất nhằm lợi dụng những khả năng tiềm tàn về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.
Ngành thủy sản bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiếp thị, mua bán thủy sản và các sản phẩm thủy sản. Các hoạt động thương mại chính của ngành nhằm cung cấp sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành công nghiệp chế biến khác. Bằng những cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cuộc sống của 500 triệu người (tính đến cuối năm 2013) ở các quốc gia đang phát triến phụ thuộc hoàn toàn với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2.1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản
Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
Về mặt lý luận một ngành sản xuất được coi là độc lập khi có các điều kiện như có đối tượng lao động riêng, cố công cụ và phương pháp lao động riêng, có lực lượng lao động chuyên môn hóa thể hiện đó là một ngành nghề nhất định.
Sản xuất thủy sản nước ta đã có từ lâu đời. Nó tồn tại song song với quá trình tồn tại và phát triển của con người, thông qua sức lao động của mình kết hợp với những công cụ lao động thích hợp, con người đã khai thác và nuôi dưỡng các sinh vật, các nguồn lợi phong phú đa dạng sống trong môi trường để chế biến thành thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của đối tượng lao động là khả năng tái sinh tự nhiên, tính mùa vụ mà sản
xuất thủy sản có nhiều nét giống với ngành nông nghiệp. Trải qua thời kỳ phát triển lâu dài cùng với sự tác động của phân công lao động xã hội, ngành thủy sản đã tách ra khỏi nông nghiệp dưới hình thức là nghề nghiệp truyền thống của từng vùng từng địa phương. Cho đến nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công cụ lao động, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến ngày càng được áp dụng rộng rải vào sản xuất thay thế cho sản xuất nhỏ, thủ công. Từ đó, ngành thủy sản phát triển ngày một vững mạnh, dần dần trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, khi nói rằng ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập hoàn toàn không có nghĩa là tách rời hệ thống kinh tế thủy sản với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Tính độc lập ở đây là độc lập tương đối xét dưới góc độ của hệ thống lớn (kinh tế quốc dân), bao gồm nhiều phân hệ (trong đó có ngành thủy sản) gắn bó chặt chẻ với nhau. Sự phát triển của ngành thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển của các ngành khác và nền kinh tế. Ngược lại, ngành thủy sản có sự tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các ngành kinh tế khác.
Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp, phức tạp và mang tính mùa vụ
Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp
Do đối tượng lao động của ngành thủy sản là cá và các sinh vật dưới nước có khả năng tái sinh tự nhiên, nên đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi. Tiến hành nuôi trồng và phát triển các sinh vật đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lâu dài. Công việc này phần lớn phụ thuộc và các điều kiện tự nhiên, do đó xét về mặt sản xuất thì ngành thủy sản vừa mang tính của sản xuất công nghiệp vừa mang tính của sản xuất nông nghiệp. Từ đó, việc quản lý sản xuất trong ngành thủy sản mang tính chất hỗn hợp.
Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất phức tạp
Do các đối tượng lao động là các sinh vật sống dưới nước nên trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do theo ngư trường không bị ràng buộc phân chia giữa các địa giới hành chính. Bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn,… tạo nên tính mùa vụ phức tạp về cả không gian và thời gian. Từ đó dẫn đến ngành thủy sản hình thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Đối tượng sau khi khai thác được lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, dẫn đến sản xuất thủy sản phải tiến hành khép kín từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra hay từ khai thác, nuôi