với chính quyền địa phương ngay từ đầu, góp phần thuận lợi trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về sau.
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác phổ biến pháp luật, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xử lý nghiêm theo quy định đối với những cơ quan, người có thẩm quyền thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Rà soát, tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, phức tạp. Chỉ đạo rà soát, củng cố hồ sơ quản lý đất đai, làm cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Quan tâm củng cố cơ sở vật chất, sắp xếp, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, đảm bảo về số lượng và nâng cao trình độ, chất lượng tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
đ) Nâng cao năng lực, rèn luyện đạo đức công vụ củađội ngũ cán bộ, công chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả
Năng lực của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quyền tác giả. Vì vậy, để hoạt động quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả đạt hiệu quả cao, cần phải nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả. Phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về quyền tác giả, kiến thức chung về các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học cho các cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả.
Để làm được điều này, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Bộ; Đầu tư thích đáng nguồn ngân sách của Nhà nước cho công tác đào tạo đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả;
- Các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp tạo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần để các cán bộ của mình tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ trong hoạt động của mình;
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Vềquản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Về Quyền Tác Giả
- Giải Pháp Riêng Đối Với Bộ Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 13
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Từng bước tiêu chuẩn hóa về trình độ chuyên môn đối với cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả. Trong đó mạnh dạn sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực được đào tạo chính quy, từng bước đào tạo đồi ngũ cán bộ kế cận;
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của cán bộ để có kế hoạch đào tạo, đào tạo nâng cao trình độ đối với cán bộ trong cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và đào tạo cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, dưới nhiều hình thức khác nhau như phối hợp đào tạo, cử cán bộ, sinh viên nghiên cứu học tập tại các nước có hệ thống đào tạo pháp luật ở trình độ cao. Tiếp tục cử cán bộ, công chức tham gia các khóa tập huấn, khảo sát tại các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển. Đồng thời lựa chọn những cán bộ có khả năng phát triển đề đào tạo cho lâu dài.
Tiểu kết Chương 3
Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay là nhu cầu tất yếu, khách quan; vì vậy cần quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước có tính chất phương pháp luận, chỉ đạo, chi phối toàn bộ nội dung quản lý. Trên cơ sở các quan điểm này, bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả; đổi mới tư duy, nhận thức trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả; hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả; đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả; đổi mới cơ chế quản lý, khắc phục sự quản lý chồng chéo, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tác giả.
Trong các giải pháp nêu trên cần ưu tiên quan tâm giải pháp về hoàn thiện pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 đã có nhiều quy định thay đổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định chưa thực sự bao quát, chưa bắt kịp với các quan hệ pháp luật phát sinh trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của xã hội, phù hợp, đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế là điều kiện quan trọng nhất để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả. Có thể nói đây là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp, nhưng được Đảng và Nhà nước rất chú trọng, quan tâm và tích cực chỉ đạo. Những giải pháp nêu ở chương 3 được tác giả nêu trên cơ sở hài hòa giữa hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đã phát triển nhanh chóng, với hình thức ngày càng phong phú, đa dạng và diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa sang nền kinh tế tri thức. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả ngày càng được các quốc gia chú ý và được đặt ra tại hầu hết các diễn đàn kinh tế quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chúng ta có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Việc xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ quyền tác giả hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả từ năm 2015 đến năm 2020 vừa qua cho thấy, hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên liên đã được Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt quan tâm, chú trọng. Hoạt động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật có những tiến bộ quan trọng, điển hình ở việc tiếp tục hoàn thiện, xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2019; ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Thông qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể từng bước được bảo hộ. Nhiều nhà sáng tạo, tổ chức đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền của mình. Hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả hình thành và đã có những hoạt động tích cực, đáng khích lệ. Bộ máy thực thi quyền tác giả ở Việt Nam về cơ bản
đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tuy nhiên còn có sự chồng chéo và chưa đồng bộ giữa các cơ quan trong bộ máy. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực.
Nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bằng việc trình bày một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, từ những khái niệm cơ bản về quyền tác giả, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, tác giả đi phân tích các đặc điểm, nội dung, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả. Tác giả cũng trình bày tình hình thực tế công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020, nêu rõ những kết quả đạt được và chỉ ra hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó đề ra một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý nhànước bằng pháp luật về quyền tác giả trong thời gian tới.
Kết thúc Luận văn này, một lần nữa tác giả muốn nhấn mạnh giá trị to lớn của hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học. Đây là một nguồn lực vô tận, một kho tài sản vô cùng giá trị, việc Nhà nước công nhận và bảo hộ nguồn lực này, khai thác và tận dụng nó như một tài sản kinh tế sẽ là chìa khóa vàng cho sự thịnh vượng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích Ngọc (2005), Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
4. Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng (2006), Công ước Berne 1886 công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Chính phủ (2018), Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
8. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg ngày 14/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ phần mềm máy tính.
9. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
10. Chính phủ (2020), Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2020.
11. Vũ Mạnh Chu (2009), Hài hoà lợi ích bản quyền – Pháp luật và Thực thi, Nxb Thế giới, Hà Nội.
12. Vũ Mạnh Chu (2010), Cẩm nang bản quyền, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Cục Bản quyền tác giả, Báo cáo tổng kết công tác các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
14. Cục Bản quyền tác giả, Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công ước BERNE).
15. Cục Bản quyền tác giả, Công ước về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép trái phép (Công ước GENEVA).
16. Cục Bản quyền tác giả, Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuẩt bản ghi âm, tổ chức phát song (Công ước ROME).
17. Cục Bản quyền tác giả, Công ước liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Công ước BRUSSELS).
18. Cục Bản quyền tác giả, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs).
19. Cục Bản quyền tác giả, Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT).
20. Cục Bản quyền tác giả, Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT).
21. Cục Bản quyền tác giả (2010), Từ điển Thuật ngữ quyền tác giả, quyền liên quan, NXB Thế Giới, Hà Nội.
22. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc gia, Mã số QGTĐ.03.05, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Đoan (2008), “Ý thức pháp luật với đời sống xã hội”, Tạp chí Luật học, tr 22-28.
27. GS. Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
28. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật (2007), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (tập 1), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Lê Đình Nghị – Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.TS. Lê Nết (2006), Tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ (bổ sung, sửa đổi theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005)Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Đoàn Thanh Nô (2008), “Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Văn Mạnh (2008), “Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật”, Thông tin Nhà nước và pháp luật, tr 14-19.
33. Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, Bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
34. Ngô Ngọc Phương (2006), Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc gia nhập Công ước Berne, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Quốc hội (2016), Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 Nxb Pháp lý - Nxb Sự thật, Hà Nội.