Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 11


Cũng giống như các NHTM khác, vốn là “nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất” của VDB. Mục tiêu của VDB trong hoạt động huy động vốn là đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ cho phát triển của nền kinh tế. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của VDB bị tác động động bởi tính chất của các khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng. Vì các hoạt động tài trợ của VDB chủ yếu là tín dụng đầu tư phát triển nên các nguồn vốn được huy động bởi VDB có những sự khác biệt cơ bản so với vốn được huy động bởi các NHTM khác. Cụ thể:

o VDB tập trung và nỗ lực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn ở trong và ngoài nước;

o VDB phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN;

o VDB là “đại lý” tiếp nhận các nguồn vốn từ nước ngoài, chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn ODA;

o VDB huy động vốn từ các đơn vị, tổ chức kinh tế, trung gian tài chính, tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Ngân hàng không huy động tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ từ các cá nhân;

o VDB chỉ huy động các nguồn vốn theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc các nguồn vốn được huy động với lãi suất thấp hơn lãi suất trung bình của thị trường;

o VDB kết hợp các nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường với các nguồn vốn ưu đãi nhằm nỗ lực giảm chi phí vốn bình quân cho các khoản tài trợ của ngân hàng.

Trên cơ sở các đặc điểm trên, vốn huy động bởi VDB gồm các nguồn sau:

Vốn Nhà nước cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

- Vốn chủ sở hữu gồm vốn Điều lệ, chênh lệch do đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá, quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ và quỹ đầu tư phát triển

- Vốn NSNN cấp hỗ trợ sau đầu tư hàng năm

Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 11

- Vốn NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ


Huy động tiền gửi từ dự án và các tổ chức

- Tiền gửi thanh toán

Đi vay

- Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá trên thị trường tài chính

+ Vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng được Chính phủ bảo lãnh ở trong và ngoài nước

+ Vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi

- Vốn ODA ngân hàng vay trực tiếp và ODA được Bộ Tài chính cho vay lại

- Vốn vay từ NHNN và các trung gian tài chính khác

- Vốn vay từ NHPT và các tổ chức tài chính phát triển khác

- Vốn vay từ NHTM Cổ phần Bưu Điện Liên Việt (trước đây là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Huy động các nguồn vốn khác

- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước

- Vốn nhận ủy thác giải ngân cho các dự án và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB và các tổ chức ủy thác

- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, trung gian tài chính, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước

- Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn đầu sau khi chuyển đổi từ QHTPT sang hoạt động theo mô hình ngân hàng, do đối tượng huy động vốn chủ yếu là các tổ chức do Chính phủ chỉ định nên lãi suất huy động vốn do Chính phủ quyết định. Kể từ cuối năm 2007, khi nhu cầu vốn trên thị trường tăng cao, khối lượng vốn cần cho đầu tư phát triển rất lớn trong khi lãi suất huy động vốn bị khống chế bởi lãi suất trái phiếu Chính phủ, trong khi đó việc tiếp cận một số nguồn vốn truyền thống của


VDB (Bảo hiểm xã hội, Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện) gặp nhiều khó khăn, ngân hàng đã triển khai áp dụng song song hai cơ chế lãi suất:

o Đối với các kênh huy động vốn do Chính phủ chỉ định (phát hành trái phiếu Chính phủ, vay Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, vay tồn ngân KBNN, vay từ Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện): lãi suất huy động không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính công bố hoặc lãi suất theo quyết định riêng của Bộ Tài chính.

o Đối với các nguồn khác: lãi suất linh hoạt theo nguyên tắc bám sát lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn có điều chỉnh nhưng không cao hơn lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của các NHTM.

VDB huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng mọi loại tiền. Tuy nhiên, do các văn bản điều chỉnh hoạt động của VDB còn thiếu hoặc đã có nhưng chưa đề cập đến những nội dung liên quan đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Do vậy, hiện nay bên cạnh vốn huy động và tiếp nhận bằng đồng Việt Nam, vốn huy động và tiếp nhận bằng ngoại tệ chủ yếu mới dừng lại ở đồng đô la Mỹ và đồng EURO.

Hoạt động cấp tín dụng

Cho vay

Hoạt động cho vay của VDB có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Nếu VDB có chính sách cho vay có chất lượng tốt thì sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành, vùng, nhóm dân cư, qua đó tạo sức sống cho nền kinh tế. Do VDB có mục tiêu hoạt động khác biệt so với các trung gian tài chính khác nên hoạt động cho vay của VDB có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, VDB tập trung vào cho vay đầu tư phát triển với đặc điểm của các khoản vay là nhu cầu vốn lớn, thời gian sử dụng vốn dài và có thời gian ân hạn. Hoạt động cho vay tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là cho vay dự án phát triển và cho vay xuất khẩu.


Thứ hai, lãi suất cho vay của VDB thấp hơn lãi suất trung bình của nền kinh tế. Đây được coi là một trong số các ưu đãi của VDB đối với các đối tượng khách hàng.

Thứ ba, rủi ro tín dụng đối với các món vay của VDB thường là lớn do các dự án chủ yếu tạo ra sản phẩm mới (khuyến khích xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu) hoặc đầu tư vào các vùng kém phát triển, các đối tượng khách hàng khó khăn hoặc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với thời gian hoàn vốn dài. Tổn thất xảy ra được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro của VDB để bù đắp, quỹ này được hình thành trên cơ sở trích lập tối đa đến 0,5% trên số dư nợ hàng năm của ngân hàng. Về thẩm quyền xử lý rủi ro: VDB quyết định gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ gốc và xóa nợ lãi; Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ gốc trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

o Cho vay đầu tư

Đây là hoạt động quan trọng nhất của VDB, nằm trong hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của VDB được quyết định chủ yếu bởi kết quả của hoạt động này.

Về đối tượng hưởng vốn vay

Đối tượng cho vay bao gồm cho vay các dự án trong nước và cho vay các dự án nước ngoài đối với các chủ đầu tư có dự án thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Về mức vốn cho vay

Đối với mỗi dự án, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động). Phần vốn còn lại trong tổng vốn đầu tư của dự án chủ đầu tư có thể huy động từ các nguồn khác nhưng trong đó vốn chủ sở hữu không được dưới 15% vốn đầu tư vào tài sản cố định của dự án đó. Nếu trong một số trường hợp đặc biệt mà dự án phải vay VDB mức vốn trên


70% vốn cho dự án (chưa gồm vốn đầu tư vào tài sản lưu động) thì VDB đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ được xác định bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm 1%. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Bộ tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất SIBOR 6 tháng cộng thêm tỷ lệ % thích hợp. Nếu một dự án vừa vay vốn bằng nội tệ, vừa bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì lãi suất theo từng loại tiền với số vốn tương ứng.

Trong các trường hợp không có quy định cụ thể về lãi suất thì VDB báo cáo Bộ Tài chính quyết định.

Lãi suất cho vay được xác định tài thời điểm ký Hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi trong toàn bộ thời hạn tín dụng.

Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn được thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng.

Về thời hạn tín dụng

Thời hạn tín dụng được xác định căn cứ vào khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

Đối với một số dự án đặc thù (các dự án nhóm A, các dự án trồng cây lâu năm) thời hạn cho vay tối đa là 15 năm.

Về đồng tiền vay

Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nếu cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng các ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ để trả nợ.

o Cho vay xuất khẩu


Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động tín dụng xuất khẩu của VDB. Ngân hàng thực hiện các hoạt động này nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển thông qua khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Chính phủ.

Về đối tượng vay vốn

Đối tượng hưởng vốn vay là các nhà xuất khẩu có Hợp đồng Xuất khẩu và các nhà nhập khẩu có Hợp đồng Nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu trong từng thời kỳ.

Ngoài các điều kiện về năng lực pháp lý và hành vi, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản hình thành từ vốn vay trong suốt thời gian vay vốn tại một công ty Bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc NHTW của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.

Về mức vốn cho vay

VDB cho vay tối đa bằng 85% giá trị Hợp đồng Xuất, Nhập khẩu đã ký hoặc giá trị Thư tín dụng đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị Hối phiếu đối với cho vay sau khi giao hàng.

Về thời hạn cho vay

Thời gian sử dụng vốn vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. Những trường hợp cần thiết thời hạn cho vay trên 12 tháng thì Bộ Tài chính xem xét và quyết định.

Về đồng tiền cho vay

Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam; việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với khách hàng vay để nhập khẩu nguyên liệu nếu khách hàng có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.

Về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.

Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.


o Cho vay lại vốn ODA

VDB có thể được coi là một “đại lý” quan trọng của Chính phủ trong việc tiếp nhận và cho vay lại vốn ODA ở Việt Nam. Quản lý ODA ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hàng ngày 9/11/2006. ODA được coi là nguồn vốn quan trọng của NSNN, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Cụ thể, ODA được ưu tiên tài trợ cho các lĩnh vực gồm:

i. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, nông nghiệp, thủy sản) kết hợp xóa đói giảm nghèo;

ii. Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;

iii. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển…)

iv. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

v. Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; và

vi. Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Về hình thức thì cho vay lại có hai hình thức:

Cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng

Đây là hình thức nếu bên vay lại không trả được nợ đúng hạn thì Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay bên vay lại. VDB thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký kết giữa VDB và Bộ tài chính về việc ủy quyền cho ngân hàng cho vay lại.

Theo hình thức này, ngân hàng có trách nhiệm quản lý và thu hồi nợ và không phải chịu rủi ro tín dụng.

Doanh thu của VDB là phí dịch vụ cho vay lại do Bộ Tài chính thanh toán, phí này bằng 1,5% số tiền thu hồi nợ (gồm nợ gốc, nợ lãi và lãi chậm trả).

Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng


Đây là hình thức nếu bên vay lại không trả được nợ thì VDB sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay bên vay lại.

Theo hình thức này, ngân hàng sẽ lựa chọn dự án vay vốn theo đúng đối tượng được quy định tại Hiệp định cho vay lại, sau đó ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay lại rồi tổ chức quản lý, thu hồi nợ. VDB chịu toàn bộ rủi ro tín dụng đối với món vay lại.

Doanh thu của VDB từ hoạt động này là chênh lệch lãi suất cho vay lại và lãi suất vay từ Bộ Tài chính.

Hoạt động cho vay lại dù theo hình thức nào thì cũng phải đảm bảo tất cả các nguyên tắc tín dụng cơ bản về mục đích sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay và nghĩa vụ trả nợ. VDB thực hiện thẩm định cho vay lại tương tự các món vay khác từ vốn của ngân hàng.

Bảo lãnh

VDB thực hiện mục tiêu tối cao là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội thông qua cung cấp các hoạt động tín dụng, ngân hàng được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán và miễn thực hiện một số nghĩa vụ tài chính nên trên phương diện tổ chức và quản lý thì ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của một tổ chức bảo lãnh.

Hoạt động bảo lãnh của VDB bao gồm:

Về Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn của các NHTM

Đây là hình thức bảo lãnh đang được đẩy mạnh thực hiện bởi VDB. Các quy định về hình thức này được phản ánh trong Quyết định 14/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của các NHTM. Hình thức bảo lãnh này có ý nghĩa quan trọng trong việc tháo gỡ được khó khăn mấu chốt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn các TCTD là vấn đề về đảm bảo vốn vay. Sau gần 3 tháng triển khai Quy chế bảo lãnh, VDB báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện cũng như các khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. Trên cơ sở đó, ngày 17/4/2009, Thủ tướng

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí