Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay - 10


sử văn hoá đã được xếp hạng nên được bảo vệ, khôi phục, giữ gìn nghiêm ngặt, tránh tình trạng khôi phục nhưng lại làm mất đi các giá trị lịch sử vốn có của di tích. Đồng thời giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm, xâm phạm di tích do không có ai quản lý.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các nghành và địa phương nơi có các di tích trong việc bảo tồn, trùng tu, quản lý, khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả nguồn di sản văn hoá vốn có của huyện, xây dựng một quy chế phối hợp và có kế hoạch hợp tác chung.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh, huyện và các cấp các ngành có liên quan cần khẩn trương triển khai “Luật di sản văn hoá” sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân để mọi hiểu được tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hoá, từ đó xác định quyền lợi của các cá nhân, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử văn hoá đó.

Cần tăng cường phổ biến kiến thức sâu rộng trong nhân dân về các giá trị cũng như vai trò to lớn của các di tích lịch sử văn hoá đối với hoạt động phát triển du lịch, để cho mỗi người dân tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch của huyện nhà.

Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch Tỉnh, huyện cần có sự liên hệ, liên kết với các công ty lữ hành trong Tỉnh cùng các công ty lữ hành ở các Tỉnh lân cận, triển khai các tuyến điểm du lịch trong Tỉnh, huyện để đưa Duy Tiên trở thành một điểm du lịch trong các tour du lịch đi chùa Hương và Hoà Bình. Bên cạnh đó có kế hoạch hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động du lịch của Tỉnh, huyện.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh, huyện cần củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của người dân địa phương nói chung và khu di tích nói riêng để phục vụ du lịch.

Hiện nay hầu hết các di tích ở Duy Tiên vẫn chưa thu phí tham quan vì vậy các nghành chức năng cần xây dựng các khoản lệ phí tham quan một cách khoa học, hợp lý rồi giao cho ban quản lý di tích được phép thu. Nguồn thu này sẽ được dùng vào trùng tu, tu bổ di tích và cho hoạt động của Ban quản lý di tích.


Tiểu kết chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Duy Tiên là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, nơi đây còn lưu giữ lại được một hệ thống các di tích lịch sử văn hoá độc đáo mang đậm nét văn hóa dân gian. Các di tích lịch sử văn hoá nơi đây chứa đựng các giá trị lịch sử sâu sắc. Phản ánh những bước thăng trầm của một vùng đất có bề dày lịch sử đồng thời cũng phản ánh được truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước của con người Duy Tiên nói riêng và của dân tộc nói chung.

Hiện nay những giá trị văn hoá ở Duy Tiên đang bước đầu được khôi phục và đưa vào khai thác phục vụ cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch văn hoá ở đây chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn của nó. Chính vì vậy hoạt để hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao thì các cấp chính quyền từ Trung ương tới cơ sở cần có những chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển Du lịch Duy Tiên, khôi phục lại các di tích đã bị hư hại, xuống cấp. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục người dân để nâng cao nhận thức của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà nước và nhân dân cùng phối hợp để khắc phục những khó nhằm phát triển du lịch trở thành một trong những nghành kinh tế trọng điểm của Duy Tiên.

Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay - 10


KẾT LUẬN

Ngày nay du lịch văn hoá với các hình thức tham quan các di tích kết hợp với lễ hội và tham quan các làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh. Loại hình du lịch này không chỉ có mục đích tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: Đình, chùa, miếu, mạo, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian… mà còn giúp du khách có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hoá, kiến trúc mỹ thuật gắn liền với từng giai đoạn phát triển của điạ phương nói riêng và của đất nước nói chung.

Các di tích lịch sử văn hoá cùng các phong tục tập quán lễ hội là các yếu tố bảo lưu các giá trị truyền thống đã được tích lũy từ bao đời của cộng đồng cư dân Việt Nam. Những yếu tố đó phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của cư dân Việt trong quá trình khai hoang mở đất, mở nước; đồng thời phản ánh ước mơ, nguyện vọng của con người từ trong khó khăn vất vả, luôn tin tưởng lạc quan về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Loại hình du lịch này là một dịp để các tầng lớp nhân dân ôn lại các truyền thống quý báu của quê hương, từ đó giáo dục nhân dân hướng về cội nguồn, bồi đắp và phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, các giá trị truyền thống của dân tộc.

Duy Tiên là một huyện có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, những con người nơi đây đã tạo lên hệ thống các di tích lịch văn hoá. Các di tích này đã được Nhà nước xếp hạng có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cao, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, là thế mạnh để phát triển du lịch văn hoá. Cùng các di tích này là các lễ hội truyền thống, đến với các lễ hội này du khách sẽ được hoà mình vào những trò chơi dân gian độc đáo, được thưởng thức những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc quê hương, từ đó hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp của các vị Thành Hoàng, các vị anh hùng có công với dân, với nước.

Hiện nay Duy Tiên đang tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn thấp và còn tồn tại nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có nguyên nhân cơ bản là các di tích chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức và nhất là trình độ yếu kém của người quản lý trong việc quy hoạch du


lịch và kêu gọi các nguồn vốn cho trùng tu, tôn tạo di tích.

Là một huyện giàu tiềm năng du lịch nhưng cơ sở vật chất ở các địa phương có di tích vẫn ở tình trạng thiếu kém, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự thu hút được nhiều khách du lịch đến với huyện.

Để có được những cơ sở xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và các tiềm năng du lịch văn hoá của huyện được khai thác có hiệu quả đáp ứng cho nghành Du lịch Duy Tiên cũng như Du lịch Hà Nam có bước đi vững chắc và hiệu quả cao thì cần phải đầu tư tích cực hơn nữa công tác tuyên truyên quảng bá đặc biệt là công tác tu bổ tôn tạo di tích. Vì các di tích lịch sử văn hoá không chỉ được xem là nhân tố hợp thành của văn hoá dân tộc mà còn là một bộ phận của môi trường sống của con người, là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động du lịch, lấy cái truyền thống để phục vụ cho hiện tại và tương lai. Đồng thời, các cơ quan quản lý về du lịch và đặc biệt là những người làm công tác du lịch văn hoá cần đánh giá chính xác và khách quan những mặt tích cực của môi trường văn hoá Duy Tiên theo hướng kế thừa và phát triển. Đây là công việc hết sức quan trọng trong việc quản lý và khai thác phát triển du lịch.

Như vậy, có thể khẳng định rằng trong tương lai không xa với những thành công đã đạt được cũng như các mặt hạn chế được khắc phục thì hoạt động du lịch đến các di tích lịch sử ở Duy Tiên sẽ ngày càng sôi động hơn, khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có của mình. Chắc chắn các di tích lịch sử của Duy Tiên sẽ là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong lòng du khách trong và ngoài nước, là niềm tự hào của du lịch Hà Nam.


LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên được làm khoá luận là một vinh dự cho em. Trong suốt quá trình làm và hoàn thành khoá luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong ngành văn hoá du lịch đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian 4 năm ngồi trên ghế giảng đường Trường Đại học dân lập Hải Phòng.

Để hoàn thành bài khoá luận này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch Hà Nam; Phòng văn hoá, thể thao và du lịch huyện Duy Tiên, Ban quản lý các di tích lịch sử văn hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em.

Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Nguyễn Văn Bính- người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện đề tài khoá luận này.

Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý và thông cảm của các thầy cô giáo để giúp cho bài khoá luận này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !


Hải Phòng, ngày 18 tháng0 6 năm 2009

Sinh viên


Nguyễn Thị Huê


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án bảo tồn, tôn tạo và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nam giai đoạn 2006 – 2020, Bảo tàng Hà Nam, 2005.

2. Trần Quốc Hùng: Hương sắc Hà Nam - H: Nxb Thông Tấn, 2006.

3. Đinh Trung Kiên: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. - H: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999.

4. Đinh Trung Kiên: Một số vấn đề lý luận chung về du lịch Việt Nam: Nxb ĐHQGHN, 2004.

5. Vũ Ngọc Khánh: Đền, miếu Việt Nam.Nxb Thanh niên, 2000.

6. Lê Thanh Lộc: Từ điển Mĩ thuật. - H.: Nxb Văn hóa thông tin.

7. Ngô Huy Quýnh: Lịch sử kiến trúc Việt Nam. - H.: Nxb văn hóa thông tin, 1998.

8. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mỹ thuật của người Việt. – H.: Nxb mĩ thuật, 1989.

9. Quốc hội nước CHXHCNVN: Luật di sản, 2001. 10.Quốc hội nước CHXHCNVN: Luật di sản, 2005.

11.Trần Nga: Hà Nam - Điểm đến của du khách. Sở thương mại – du lịch Hà Nam, 2006.

12.Tổng cục du lịch: Non nước Việt Nam. Sách hướng dẫn du lịch, 1998. 13.Trần Đức Thanh: Nhập môn khoa học du lịch. – H.: Nxb ĐHQGHN,

1999.

14.Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh,1997.

15.Nguyễn Minh Tuệ: Địa lý du lịch, Nxb Tp Hồ Chí Minh

16. Trần Quốc Vượng: Cơ sở văn hóa Việt Nam. - H.: Nxb Giáo dục, 1998.

17. UBND Tỉnh Hà Nam: Địa lý Hà Nam., Hà Nội 2004. 18.UBND tỉnh Hà Nam: Kinh tế Hà Nam, Hà Nội 2004. 19.UBND tỉnh Hà Nam: Văn hóa xã hội, Hà Nội 2004.

20.Bùi Thị Hải Yến: Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2006. 21.website: www.hanam.gov.vn

:www.google.com.vn



LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Bố cục khoá luận 4

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa 5

1.1.2. Các loại di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu 6

1.1.2.1. Đình làng 6

1.1.2.2. Chùa 9

1.1.2.3. Đền, Miếu, Nghè, Am, Quán 10

1.1.2.4. Di tích cách mạng kháng chiến 11

1.2. Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 11

1.2.1. Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch 11

1.2.1.1. Khái niệm du lịch 11

1.2.1.2. Các loại hình du lịch 13

1.2.2. Du lịch văn hóa 17

1.2.2.1. Khái niệm 17

1.2.2.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch văn hóa 18

1.2.2.3. Nội dung của sản phẩm du lịch văn hóa 18

1.2.2.4. Tác động của hoạt động du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 19

1.2.2.5. Xu hướng phát triển của du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 22

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở DUY TIÊN

2.1. Giới thiệu chung về Duy Tiên 26

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 26

2.1.1.1. Vị trí địa lý 26

2.1.1.2. Địa hình 26

2.1.1.3. Khí hậu 28

2.1.1.4. Tài nguyên nước 29

2.1.1.1.5. Dân cư 31

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và nhân văn 31

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế 31

2.1.2.2. Điều kiện xã hội 32

2.1.2.3. Tâm linh bản địa 33

2.2. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Duy Tiên 34

2.2.1. Chùa 35

2.2.2. Đền 42

2.2.3. Đình 46

2.3. Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tại các di tích lịch sử văn hóa ở

Duy Tiên 49

2.3.1. Tổ chức quản lý khai thác các di tích lịc sử văn hoá 49

2.3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa 51

2.3.3. Khách du lịch 52

2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch văn hoá ở Duy Tiên 54

2.3.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội từ việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá56 2.3.6. Đánh giá chung 57

Tiểu kết chương 2 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở DUY TIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA

3.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Nam thời kì 2000 - 2010 60

3.2. Một số giải pháp nhằm khai thác các di tích lịch sử văn hóa ở Duy Tiên để phát triển du lịch văn hóa. 61

3.2.1. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các di tích 61

3.2.2. Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích 63

3.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đến các di tích 65

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực 68

3.2.5. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về du lịch 69

3.2.6. Tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành 71

3.3. Một số khuyền nghị 72

Tiểu kết chương 3 74

KẾT LUẬN 75

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 10/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí