Nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động du lịch ở thành phố Hải Phòng - 12


nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội…Ngoài việc khai thác đa dạng các nguồn đầu tư trong nước còn có việc kahi thác đầu tư nước ngoài. Nhưng đầu tư nước ngoài cũng cần thiết có những nguyên tắc rõ ràng. Chúng ta mở cửa để kêu gọi tư bản nước ngoài đầy tư. Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đâu phải để xây dựng xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Họ đến vì có lợi, họ được một phần kha khá giá trị thặng dư đem về nước. Chắc không sai khi có một người nói họ đến bóc lột công nhân. Đây chỉ là một vế nhưng còn một vế nữa là dù đau nhưng chúng ta cũng được lợi. Đời sống nhân dân một phần được cải thiện, kinh tế đất nước một phần được phát triển. Vậy nên những đối sách để kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.

Nhưng để các công ty du lịch, hay các nhà đầu tư phát huy được nội lực cần thiết thì đòi hỏi phải áp dụng cơ chế kinh doanh đa năng để tăng nguồn thu. Cụ thể là đối với mỗi một công ty du lịch, một khách sạn, hay một khu du lịch có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, để tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như tận dụng sức lao động trí óc và chân tay của toàn bộ nguồn nhân lực của công ty,hay khách sạn. Khuyến khích các công ty, khu du lịch không chỉ trông chờ vào nguồn tài trợ của Nhà nước để các khu du lịch có thể hoạt động bằng nhiều nguồn vốn khác. Ngoài ra họ còn có thể kinh doanh tổng hợp với mức thuế ưu đãi để tạo nguồn thu cho các dự án du lịch mới.


Tiểu kết chương III

Qua những thực trạng đã nêu nên ở chương hai của khoá luận, ta đã thấy được những mặt mạnh và mặt tồn tại của công tác XHHHĐDL nên trong chương ba, tác giả đã nêu nên một số các viện pháp để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động du lịch của Thành phố Hải Phòng.

Trước tiên phải kể đến việc tuyên truyền quảng bá và nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với các hoạt động du lịch

Hai là phải đổi mới cơ chế, cấu trúc và phương thức hoạt động của XHHHĐDL.

Ba là phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước ( Thành phố).

Bốn là đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Năm là thay đổi cơ chế chính sách tài chính đầu tư cho du lịch và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

XHHHĐDL.


KẾT LUẬN


Với những vấn đề đã được phân tích và qua kinh nghiệm thực tiễn thực hiện XHHHĐDL ở một số địa phương, trên nhiều bình diện và bằng nhiều phương thức, có thể khẳng định lại nguyên tắc của XHHHĐDL. Đó là từ chỗ Nhà nước bao cấp, thống nhất quản lý, du lịch chuyển sang thể chế Nhà nước cùng với các tập thể cá nhân cùng tham gia vào các hoạt động du lịch, tức là XHHHĐDL.

Cần khẳng định rằng xã hội hoá trong một đất nước đang tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình tất yếu. Du lịch là một ngành dịch vụ nhưng cũng là một ngành công nghiệp nên nó mang tính sản xuất vật chất. Vì vậy, một trong những thước đo trình độ phát triển của một ngành sản xuất là mức độ xã hội hoá cao hay thấp, nói cách khác mức độ XHH thể hiện trình độ phát triển của đất nước, của Thành phố đó được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đến mức nào. Hai quá trình này liên quan một cách hữu cơ.

Bởi vậy bản thân tác giả mong rằng công trình nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ vào công tác XHHHĐDL ở Thành phố Hải Phòng, để ngành phát triển, tận dụng tránh để lãng phí nguồn tài nguyên du lịch của Thành phố, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Sách và tạp chí

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá VIII, Hà Nội, 9/1998.

2. Lê Như Hoa (1996) , Xã hội hoá hoạt động văn hoá, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

3. Lê Như Hoa (1997), Xã hội hoá và sự nghiệp phát triển văn hoá, Nxb Văn hoá -Thông tin, Hà Nội.

4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, xuất bản lần 2 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia.

5. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Vũ Ngọc Thanh (2001), Xã hội hoá hoạt động ảnh, Viện Nghiên cứu văn hoá Nghệ Thuật.

8. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 5/2004 & số 12/2006, Nxb Bộ Văn hoá- Thông tin.

9. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch, Nxb Giáo dục.

10. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục.

10. Báo cáo tổng kết, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2006.

11. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hải Phòng 2008-2009.

II. Website

1.www.vietnamtuorism.com

2. www.haiphong.gov.vn

3. www. catba.vn.

4. www. vankiendang.com

5. www. laocai.gov.vn


PHỤ LỤC


MỘT SỐ HÌNH ẢNH XHHHĐDL Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG



Liên hoan du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn Biển gọi (2010)



Phối cảnh dự án Đảo Hoa Phượng


Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Đua thuyền rồng trong liên hoan du lịch Hải Phòng 1


Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn


Đua thuyền rồng trong liên hoan du lịch Hải Phòng Đồ Sơn 2010 Dự án phỏng 2


Đua thuyền rồng trong liên hoan du lịch Hải Phòng - Đồ Sơn 2010


Dự án phỏng dựng tôn tạo tháp Tường Long Đồ Sơn Phối cảnh dự án Sông 3


Dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tường Long (Đồ Sơn)


Phối cảnh dự án Sông Giá Thuỷ Nguyên Lễ hội 1 4 Cát Bà Phối cảnh dự án 4


Phối cảnh dự án Sông Giá ( Thuỷ Nguyên)



Lễ hội 1- 4 Cát Bà


Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina 5


Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 16/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí